Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
122
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1281

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DUC̣

----------------

ĐẶNG THỊ THÚY

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN

UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

UNG BƯỚU ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HOC̣

Đà Nẵng, tháng 5/2016

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DUC̣

----------------

ĐẶNG THỊ THÚY

NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ CỦA BỆNH NHÂN

UNG THƯ ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG

BƯỚU ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CỬ NHÂN TÂM LÝ HOC̣

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Quang Sơn

Đà Nẵng, tháng 5/2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết

quả trong đề tài này là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết

quả bài nghiên cứu của mình.

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu

sắc đến giáo viên PGS. TS Lê Quang Sơn và cán bộ tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận. Bên cạnh đó, em

xin chân thành cảm ơn các người nhà bệnh nhân, bệnh nhân tại Bệnh viện đã nhiệt

tình giúp đỡ để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng cũng không thể tránh khỏi thiếu sót. Với đề tài nghiên

cứu này, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Thúy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2

3. Đối tượng khách thể nghiên cứu .............................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2

5. Giả thuyết khoa học.................................................................................................2

6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3

8. Câu trúc đề tài .........................................................................................................3

NỘI DUNG ................................................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ ......................4

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý ......................................4

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước...............................................................................4

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...............................................................................6

1.2. Lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý ......................................................................8

1.2.1. Lý luận về nhu cầu ............................................................................................9

1.2.1.1. Khái niệm nhu cầu .........................................................................................9

1.2.1.2. Các đặc điểm của nhu cầu ...........................................................................10

1.2.1.3. Phân loại nhu cầu.........................................................................................13

1.2.1.4. Sự hình thành nhu cầu .................................................................................14

1.2.1.5. Vai trò của nhu cầu ......................................................................................16

1.2.2. Hỗ trợ tâm lý ...................................................................................................17

1.2.2.1. Khái niệm hỗ trợ tâm lý...............................................................................17

1.2.2.2. Nội dung hỗ trợ tâm lý.................................................................................17

1.2.2.3. Các hình thức hỗ trợ tâm lý .........................................................................18

1.2.2.4. Nguyên tắc hỗ trợ tâm lý .............................................................................20

1.2.2.5. Những phẩm chất nghề nghiệp của nhà hỗ trợ tâm lý.................................21

1.2.3. Nhu cầu về hỗ trợ tâm lý.................................................................................21

1.2.3.1. Khái niệm.....................................................................................................21

1.2.3.2. Các đặc điểm của nhu cầu hỗ trợ tâm lý......................................................22

1.3. Bệnh nhân ung thư và nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư. ......24

1.3.1. Đặc điểm của bệnh nhân ung thư....................................................................24

1.3.2. Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư................................................25

Tiểu kết chương 1....................................................................................................25

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................27

2.1. Tổ chức nghiên cứu..........................................................................................27

2.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu..........................................................................27

2.1.1.1. Tổng quan địa bàn thành phố Đà Nẵng........................................................27

2.1.1.2. Tổng quan đặc điểm bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng....................................28

2.1.2. Quy trình tiến hành nghiên cứu.......................................................................29

2.1.2.1. Mục đích.......................................................................................................29

2.1.2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................29

2.1.2.3. Chọn mẫu .....................................................................................................30

2.1.2.4. Các bước tiến hành.......................................................................................30

2.2. Các phương pháp khảo sát thực trạng hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư

tại bệnh viện.............................................................................................................30

2.2.1. Mô tả các phương pháp nghiên cứu ................................................................30

2.2.1.1. Phương pháp kê khai....................................................................................30

2.2.1.2. Phương pháp trò chuyện .............................................................................31

2.2.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ........................................................................32

2.2.1.4. Phương pháp hỗ trợ.....................................................................................32

2.2.2. Thiết kế công cụ nghiên cứu ...........................................................................32

2.2.2.1. Bệnh nhân.....................................................................................................32

2.2.2.2. Người nhà bệnh nhân ...................................................................................36

2.2.2.3. Cán bộ y tế ...................................................................................................36

Tiểu kết chương 2....................................................................................................37

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................38

3.1. Đặc điểm nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư. ............................38

3.1.1. Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư................................38

3.1.2. Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân. .............................................40

3.1.2.1. Những khó khăn của bệnh nhân ung thư .....................................................40

3.1.2.2. Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư..............................42

3.1.3. Mức độ bền vững của nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân. .........................49

3.1.4 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư.............50

3.1.4.1 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý mà bệnh nhân đã sử dụng .....50

3.1.4.2. Phương thức thõa mãn nhu cầu mà bệnh nhân mong đợi............................51

3.2. Định hướng công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.......................................52

3.2.1. Xây dựng phòng hỗ trợ tâm lý trong bệnh viện..............................................52

3.2.2. Bổ sung nguồn nhân lực Hỗ trợ tâm lý...........................................................53

3.2.3. Tập huấn cho cán bộ kiêm nhiệm ...................................................................56

Tiểu kết chương 3....................................................................................................56

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 3.1 Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư...........................38

Bảng 3.2 Những khó khăn của bệnh nhân ung thư...................................................40

Bảng 3.3 Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư............................42

Bảng 3.4 Tính bền vững về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân............................50

Bảng 3.5 Phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý mà bệnh nhân đã sử dụng.........50

Bảng 3.6 Phương thức thõa mãn nhu cầu mà bệnh nhân mong muốn......................51

Biểu đồ 3.1 Cường độ nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư ......................38

Biểu đồ 3.2 Những khó khăn của bệnh nhân ung thư...............................................41

Biểu đồ 3.3 Nội dung nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư .......................43

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ung thư là một căn bệnh ác tính đang trở thành mối lo ngại của con người. Tỷ

lệ người mắc các bệnh về ung thư ngày càng tăng lên và tình trạng bệnh phức tạp

hơn. Hiện nay ung thư đang trở thành một trong những nguyên nhân gây tử vong

hàng đầu trên toàn cầu và được hầu hết các quốc gia trên thế giới cảnh báo. Có khoảng

20 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư, nếu không có biện pháp can thiệp

kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.

Tại Việt Nam, dù chưa có số liệu chính thức do số lượng bệnh nhân có thể

nhập viện ở nhiều tuyến, tuy nhiên theo thông tin được đưa ra tại hội thảo khoa học

Ung bướu quốc gia lần thứ VII vào năm 2013, mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000

người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này, tức 205 người/ngày

và con số này dự báo sẽ ngày càng tăng cao. Điều trị ung thư là một quá trình đòi hỏi

bệnh nhân phải có sự kiên trì, niềm tin và nỗ lực rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Trong các loại bệnh nan y, ung thư là loại bệnh đáng sợ nhất vì căn bệnh âm thầm

lặng lẽ phát triển trong cơ thể người bệnh, không hề có triệu chứng rõ ràng; đến khi

bệnh phát tác thì cũng là lúc đa phần bệnh nhân sắp phải lìa đời, tâm lý chung của

người bệnh ung thư là lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, có thể rơi vào trầm cảm, hay cáu

giận, thậm chí đâu đớn đến tuyệt vọng làm ảnh hưởng xấu đến quá rình điều trị. Do

vậy, họ rất cần đến sự nâng đỡ cảm xúc của người thân trong gia đình, chuyên gia

tâm lý để giải tỏa lo lắng, thay đổi tâm trạng, lạc quan và biết cách chấp nhận, vượt

qua khó khăn, tạo môi trường tích cực… giúp bệnh nhân tìm lại chính mình, có ý chí

và quyết tâm đấu tranh với bệnh tật, gạt bỏ ám ảnh về cái chết đang lơ lửng trên đầu

để tự giải thoát cho bản thân, giúp họ sống vui, khỏe lạc quan và sảng khoái, phát huy

sức mạnh nội lực giành giật được sự sống.

Hiện nay Y học trên thế giới cũng như Y học Việt Nam đã và đang ứng dụng

mô hình chăm sóc giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân ung thư nhằm cải thiện chất

lượng đời sống của bệnh nhân. Tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng, mô hình chăm sóc

giảm nhẹ đã được áp dụng nhưng cũng chỉ đề cập đến y học, về hỗ trợ tâm lý cho

bệnh nhân thì chưa được áp dụng vì còn gặp nhiều khó khăn và đặc biệt, chưa có

2

nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư hay tìm

hiểu về những vấn đề mà bệnh nhân ung thư cần được hỗ trợ tại đây.

Vì những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý

của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng” với mục

đích tìm hiểu những vấn đề mà bệnh nhân ung thư cần được trợ giúp về mặt tâm lý,

giúp cho lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn về bệnh nhân. Từ đó có những giải pháp thích hợp

trợ giúp họ, thúc đẩy việc điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định đặc điểm nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị

tại bệnh viện Ung Bướu Đà Nẵng

3. Đối tượng khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện Ung

Bướu Đà Nẵng

3.2. Khách thể nghiên cứu

- Bệnh nhân ung thư

4. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 1/2016 đến 5/2016

- Nhu cầu hỗ trợ tâm lý được nghiên cứu ở các phương diện sau: cường độ;

nội dung; tính bền vững và phương thức thõa mãn nhu cầu hỗ trợ tâm lý.

5. Giả thuyết khoa học

- Tại bệnh viện Ung Bứơu Đà Nẵng, bệnh nhân có nhu cầu hỗ trợ tâm lý cao.

- Bệnh nhân có nhu cầu cao về hỗ trợ giảm căng thẳng lo sợ và hỗ trợ niềm

tin vào cuộc sống.

- Nhu cầu của bệnh nhân có tính bền vững.

- Phương thức thõa mãn nhu cầu của bệnh nhân là được hỗ trợ cách giải quyết

bởi chuyên viên tâm lý

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư tại bệnh

viện Ung Bướu Đà Nẵng.

3

- Đánh giá thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lý của bệnh nhân ung thư tại bệnh

viện Ung Bướu Đà Nẵng.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng công tác hỗ trợ tâm lý cho bệnh

nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

7. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, trong đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích - tổng hợp lý thuyết

- Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp kê khai

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp phỏng vấn sâu

7.3. Phương pháp hỗ trợ

- Sử dụng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8. Câu trúc đề tài

Bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:

8.1 Phần mở đầu

8.2 Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhu cầu hỗ trợ tâm lý

Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

8.3 Phần kết luận và khuyến nghị

4

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý

Trong nhiều năm nay đã có không ít các nghiên cứu về bệnh ung thư nói chung

và nhu cầu hỗ trợ của bệnh nhân ung thư nói riêng. Đây là vấn đề thu hút nhiều sự

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu từ những lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề

lại có những nghiên cứu với chủ đề, hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau. Song

mục tiêu của các nghiên cứu này đều hướng đến cung cấp cho người bệnh cũng như

gia đình họ những cách thức hỗ trợ, can thiệp hiệu quả nhất; giảm nhẹ đến mức tối

đa các khó khăn đối với họ.

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Warner JE (1992) đã chỉ ra những căng thẳng của bệnh nhân

và người nhà bệnh nhân trong gia đình họ phải trải qua. Mục tiêu trợ giúp kiểm soát

đau và các vấn đề liên quan được thực hiện bằng cách giáo dục, nâng cao kỹ năng ra

quyết định, sự quyết đoán và giảng dạy các kỹ thuật cụ thể về quản lý đau đớn và

căng thẳng, bao gồm cả sử dụng thuốc giảm đau thích hợp, thư giãn tiến bộ, hình ảnh,

kỹ thuật phân tâm, và quản lý thời gian.

Vào năm 2006, Trường Cao đẳng Điều dưỡng, Đại học Nam Florida Hoa Kỳ

đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng với 354 bệnh nhân. Kết quả của nghiên cứu

cho biết các kỹ năng đối phó can thiệp có hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng

cuộc sống của những chăm sóc, giảm gánh nặng liên quan đến các triệu chứng của

bệnh nhân.

Nếu như nghiên cứu của Đại học Nam Florida đi vào tìm hiểu kỹ năng ứng

phó, thì nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering,

New York (2009) lại đi sâu tìm hiểu kỹ năng giao tiếp, truyền thông chuyên nghiệp,

trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ. Từ đó xây dựng các mô-đun

đào tạo kỹ năng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!