Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhu cầu canxi và phốt pho của Ngan Pháp và vịt CV super M giai đoạn đẻ trứng được nuôi tập trung
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
27 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NHU CẦU CANXI VÀ PHỐT PHO CỦA NGAN PHÁP VÀ VỊT
CV Super M GIAI ĐOẠN ĐẺ TRỨNG ĐƢỢC NUÔI TẬP TRUNG
Trần Quốc Việt1*, Ninh Thị Len1
, Lê Văn
Huyên1
, Trần Việt Phương1
, Sầm Văn Hải1
,
Vũ Thị Thảo2
, Phùng Đức Tiến2
,
Nguyễn Ngọc Dụng2
, Vũ Đức Cảnh2
1. MỞ ĐẦU12
Trong thời kỳ đẻ trứng, nhu cầu và cường
độ trao đổi canxi (Ca) và phốt pho (P) ở gia cầm
mái rất cao. Để đáp ứng nhu cầu Ca cho tạo vỏ
trứng, mỗi một giờ gà mái cần phải hấp thu từ
thức ăn 100 đến 125 mg Ca (Farmer và ctv,
1983; Singh và Panda, 1996). Thiếu Ca trong
khẩu phần (KP), gia cầm mái phải huy động Ca
dự trữ trong cơ thể (chủ yếu từ xương), nhưng
lượng Ca dự trữ trong xương chỉ đủ tạo vỏ cho
3-4 quả trứng (Leeson và Summers, 2001). Bởi
vậy, để quá trình tạo trứng được diễn ra bình
thường, gia cầm mái nhất thiết phải được cung
cấp đủ nhu cầu Ca và P từ thức ăn (TA).
Hiện nay, những nghiên cứu và khuyến cáo về
nhu cầu Ca và P của ngan và vịt đẻ rất hạn chế.
Khuyến cáo của NRC (1994) cho vịt Bắc Kinh
sinh sản dựa trên các kết quả nghiên cứu từ
những năm 1980 và 1990 của thế kỷ trước và
không còn phù hợp với tiềm năng di truyền về
năng suất sinh trưởng và sinh sản của các dòng
vịt hiện đại. Có khác biệt rất lớn giữa các nguồn
tài liệu về nhu cầu Ca và P cho vịt đẻ. Theo
NRC (1994), nhu cầu Ca cho vịt Bắc Kinh giai
đoạn sinh sản là 2,75%. Khuyến cáo của hãng
Cherry Valley cho vịt CV Super M2 là 3,5%;
tương tự, khuyến cáo của hãng Grimaud Freres
(2006) về nhu cầu Ca trong TA hỗn hợp cho
ngan Pháp và vịt Bắc Kinh là 3,0%-3,2%. Hơn
nữa, nhu cầu Ca và P của thủy cầm đẻ trứng
phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh
(khí hậu, TA, chế độ chăm sóc), nơi mà chúng
được nuôi dưỡng. Nghiên cứu này được thực
hiện nhằm xác định nhu cầu Ca và phốt pho dễ
1 Bộ môn Dinh dưỡng - Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ,
Viện Chăn nuôi
2 Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện
Chăn nuôi
hấp thu (Pdht) của ngan Pháp và vịt CV Super
M nuôi tập trung ở miền Bắc Việt Nam.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU*
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đã sử dụng 756 ngan Pháp dòng R71 (576
mái, 180 trống) và 720 vịt CV Super M2 (576 mái,
144 trống) để khảo sát nhu cầu Ca và P của chúng
trong giai đoạn đẻ trứng. Ngan và vịt thí nghiệm
được đeo số cánh từng con, nuôi nhốt hoàn toàn
trong chuồng thông thoáng tự nhiên (có độn
chuồng). Trong giai đoạn non và hậu bị (0–28 tuần
tuổi đối với ngan và 0–24 tuần tuổi đối với vịt).
Ngan và vịt thí nghiệm được ăn cùng KP, nuôi
cùng chế độ (áp dụng riêng cho từng đối tượng).
- KP TA cho ngan thí nghiệm được phối chế từ
các nguyên liệu: Ngô, sắn, tấm gạo tẻ, khô dầu
đậu tương, bột thịt xương, dầu thực vật, bột đá
(CaCO3), dicanxi phốt phát (CaHPO4), premix
vitamin – khoáng và các axit amin tổng hợp.
- Thí nghiệm trên ngan Pháp sinh sản được thực
hiện tại Trạm nghiên cứu chăn nuôi Ngan thuộc
Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương từ
tháng 6 /2009 đến tháng 6 /2010.
- Thí nghiệm trên vịt CV Super M sinh sản
được thực hiện tại Trại chăn nuôi Cẩm Bình
thuộc Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thụy
Phương trong từ tháng 4 /2009 đến tháng 5
/2010.
2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hai nhân tố.
Nhân tố 1 là mức Ca trong KP (3 mức: 3,5; 3,2 và
3,0%) và nhân tố 2 là mức Pdht trong KP (2 mức:
* Tác giả để liên hệ: TS. Trần Quốc Việt, Phó Bộ môn
Dinh dưỡng-Thức ăn chăn nuôi và Đồng cỏ. Viện Chăn
nuôi, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội; Điện thoại: 043
8386 126; email: [email protected]