Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhóm Tài Nguyên Thực Vật Cho Gỗ Cây Làm Cảnh Và Cho Bóng Mát Ở Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bắc Hương Hoá Tỉnh Quảng Trị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
********
NGUYỄN TƯ LỆNH
NHÓM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CHO GỖ, CÂY LÀM CẢNH
VÀ CHO BÓNG MÁT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BẮC HƯỚNG HOÁ, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
HÀ NỘI - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
********
NGUYỄN TƯ LỆNH
NHÓM TÀI NGUYÊN THỰC VẬT CHO GỖ, CÂY LÀM CẢNH
VÀ CHO BÓNG MÁT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BẮC HƯỚNG HOÁ, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên
Mã số: 60.62.68
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN MINH HỢI
HÀ NỘI - 2009
- 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hoá, huyện Hướng Hoá,
tỉnh Quảng Trị đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập số
479/QĐ – UBND ngày 14/03/2007 với tổng số diện tích vùng lõi là 25.200
ha, gồm 5 xã: Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh và Hướng
Việt. Diện tích vùng đệm bao gồm diện tích còn lại của 5 xã trên là 41.447 ha.
Những nghiên cứu đánh giá về đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật
nói chung và tài nguyên thực vật nói riêng ở đây mới chỉ bắt đầu. Kết quả
nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Bắc Hướng Hoá các năm 2004 và 2005
của tổ chức Birdlife Quốc tế Chương trình Việt Nam phối hợp với Chi cục
kiểm lâm Quảng Trị do tổ chức MacArthur tài trợ đã đánh giá rằng rừng và tài
nguyên rừng của Bắc Hướng Hoá có tính đa dạng sinh học cao mang tầm vóc
quốc gia và quốc tế. Khu vực hiện có quần thể của nhiều loài quý hiếm có liên
quan đến bảo tồn như: Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Bò tót (Bos gaurus),
Voọc hà tĩnh (Semnopithecus laotum hatinhensis), Voọc vá chân nâu
(Pygathrix nemaeus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) và Thỏ
vằn. Rừng Bắc Hướng Hoá là một phần của khu vực chim đặc hữu của vùng
đất thấp miền Trung Việt Nam, là điểm nóng về đa dạng sinh học, tại đây đã
phát hiện nhiều loài chim đặc hữu và quý hiếm như Gà lôi lam mào trắng, Gà
So trung bộ, Trĩ sao, Hồng hoàng, Niệc nâu và nhiều loài chim có vùng phân
bố hẹp. Về thực vật, kết quả điều tra ban đầu đã ghi nhận được 920 loài thực
vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ; Trong đó có 17 loài quý hiếm
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) và 23 loài được ghi trong Danh lục
Đỏ Thế giới (IUCN, 1994). Trong tổng số những loài thống kê được có 125
loài cây cung cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài
cây làm thực phẩm (ăn được).
- 2 -
Vùng rừng Bắc Hướng Hoá là một vùng rừng còn tương đối nguyên
sinh, là khu vực rừng còn sót lại trong vùng do sự tàn phá nặng nề trong chiến
tranh, đặc biệt là chất độc hoá học. Rừng trong khu vực đã và đang đóng vai
trò phòng hộ đầu nguồn quan trọng của 4 hệ thuỷ lớn là sông Bến Hải, sông
Cam Lộ (Sông Hiếu), sông Rào Quán (sông Quảng Trị) và sông Xê Păng
Hiêng (chảy vào sông Mê kông bên Lào). Đặc biệt quan trọng là hệ thuỷ Rào
Quán nơi có công trình thuỷ điện Rào Quán. Theo kết quả tính toán độ che
phủ rừng tự nhiên trong BTTN lên tới 83,5%.
Các thông tin về tài nguyên sinh vật ở nơi đây còn rất thiếu, nhất là các
loài quý hiếm cần được bảo vệ. Do đó nội dung nghiên cứu “Nhóm tài nguyên
thực vật cho gỗ, cây làm cảnh và cho bóng mát ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc
Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị” là một trong các nội dung cần thiết góp phần
làm cơ sở hoàn thiện chiến lược và biện pháp quản lý - bảo tồn tài nguyên
thực vật ngắn hạn và dài hạn tại đây.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Việt Nam được coi là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh
học cao nhất thế giới, và được công nhận là quốc gia có tỉ lệ các loài động,
thực vật quí hiếm và đặc hữu có ý nghĩa toàn cầu (Regalado và các cộng sự,
2005). Những đánh giá ban đầu (Tolmachev, 1974; Nguyễn Nghĩa Thìn,
1997; Phan Kế Lộc, 1998) cho biết rằng có khoảng 9600 loài thực vật bậc cao
có mạch bản địa đã phát triển ở Việt Nam. Thêm vào đó, có khoảng 750 loài
cây trồng được nhập nội và loài tự nhiên hoá. Theo đánh giá gần đây nhất, ở
Việt Nam đã biết khoảng 10.350 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ (Phan Kế
Lộc, 1998). Các nghiên cứu đó cũng dự đoán có khoảng 240 loài sẽ được phát
hiện và bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam (Phan Kế Lộc, 1998).
Hệ thực vật Việt Nam không chỉ phong phú mà còn giầu các loài đặc
hữu, bổ sung thêm vào ý nghĩa về sinh học và bảo tồn. Tỷ lệ của các loài đặc
hữu của Việt Nam được ước đoán có khoảng 20% (Pocs, 1965) đến 50%
(Thái Văn Trừng, 1978). Một đánh giá khiêm tốn hơn (Võ Quý, 1995) cho
rằng ở Việt Nam chỉ có khoảng 10% số loài và 3% số chi là đặc hữu.
1.1. Tài nguyên thực vật Bắc Hướng Hóa
Theo kết quả nghiên cứu ban đầu về đa dạng sinh học tại Bắc Hướng
Hoá các năm 2004 và 2005 của tổ chức Birdlife Quốc tế Chương trình Việt
Nam phối hợp với Chi cục kiểm lâm Quảng Trị đã ghi nhận được 920 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ 17. Trong đó có 17 loài
quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 23 loài được ghi trong Sách
Đỏ Thế Giới (IUCN 1994). Về giá trị tài nguyên, trong tổng số những loài
thống kê được có 125 loài cây cung cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài
cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực phẩm (ăn được).