Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhóm con sylow và tích bện của hai nhóm.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TOÁN
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
NHÓM CON SYLOW VÀ TÍCH BỆN
CỦA HAI NHÓM
Sinh viên thực hiện : Phạm Thoại Vy
Thuộc nhóm ngành : Toán học
Lớp : 10ST
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Châu
Đà Nẵng – 2014
2
MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài
Với hai nhóm G và H cho trước, có nhiều cách xây dựng từ chúng một
nhóm thứ ba, chẳng hạn bằng cách lấy tích trực tiếp, tích nửa trực tiếp, tích tâm,
tích bện của hai nhóm đó … Mỗi cách như vậy đều có những ứng dụng hữu ích
trong lý thuyết nhóm. Nhằm tìm hiểu tích bện của hai nhóm, tôi chọn đề tài cho
luận văn của mình là : “Nhóm con Sylow và tích bện của hai nhóm”
2 – Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm hai phần
Phần 1 : Cấu trúc nhóm và p – nhóm
Phần này sẽ trình bày sơ lược các khái niệm, kết quả của cấu trúc nhóm và
p – nhóm để làm cơ sở cho phần sau là nội dung chính của luận văn.
Phần 2 : Nhóm con Sylow và tích bện của hai nhóm
Phần này trình bày khái niệm p – nhóm con Sylow và tích bện của hai
nhóm cùng những thí dụ minh họa. Mục cuối của phần này trình bày ứng dụng
của tích bện để xây dựng một p – nhóm con Sylow của nhóm đối xứng hữu hạn.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc khoa Toán Trường Đại Học Sư Phạm –
Đại Học Đà Nẵng, đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện để tôi hoàn thành
được đề tài này.
3
PHẦN 1: CẤU TRÚC NHÓM VÀ p – NHÓM
Phần này sẽ trình bày sơ lược các khái niệm, kết quả của cấu trúc nhóm và
p – nhóm để làm cơ sở cho phần sau. Các chi tiết liên quan có thể tìm xem trong
tài liệu về lý thuyết nhóm.
1.1. Nhóm và p - nhóm
1.1.1. Định nghĩa. Một nhóm là một cặp ( G; * ) trong đó G là một tập hợp
không rỗng và * là một luật hợp thành trên G, thỏa mãn ba điều kiện sau đây:
( G1 ) Luật hợp thành là kết hợp, tức là:
(x * y) * z = x * (y * z),
với mọi x, y, z ∈ G.
( G2 ) Có một phần tử e ∈ G, được gọi là phần tử trung lập, có tính chất
x * e = e * x = x ,
với mọi x ∈ G.
( G3 ) Với mọi x ∈ G, có một phần tử x’ ∈ G, được gọi là nghịch đảo của x,
sao cho :
x * x’ = x’ * x = e.
Nếu luật hợp thành * đã rõ ràng và không sợ nhầm lẫn gì thì người ta
cũng nói G là một nhóm.
Mệnh đề sau đây là một hệ quả của định nghĩa trên.
1.1.2. Mệnh đề. [ 5 ] Giả sử ( G; * ) là một nhóm. Khi đó,
( i ) Phần tử trung lập của G là duy nhất.