Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhom 5-De tai 3.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận môn Ngân sách Nhà nước
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở
VIỆT NAM
GVHD : TS. Nguyễn Thanh Dương
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
1. Phạm Thị Kim Oanh
2. Nguyễn Thị Phương
3. Trần Khánh Sang
4. Trần Thị Mộng Tâm
5. Đào Quý Kiên Tâm
6. Dương Thị Thu Thảo
7. Nguyễn Thị Thanh Thảo
8. Đỗ Đình Thi
KHOA : Tài chính ngân hàng
LỚP : Cao học khoá 10
TP.HỒ CHÍNH MINH, THÁNG 03 NĂM 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA T.P HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
BẢN CAM KẾT
Chúng tôi gồm những thành vên ký tên dưới đây là học viên lớp cao học Khoá 10
chuyên ngành Kinh tế Tài chính – Ngân hàng cùng cam kết:
Tất cả các thành viên đều tham gia viết tiểu luận nay. Mức độ tham gia đóng góp
của các thành viên là ngang nhau, từng thành viên thực hiện công việc theo sự phân công
được tất các các thành viên thông qua.
Điểm số của tiểu luận cũng chính là điểm số của từng thành viên.
Họ tên và chữ ký của từng thành viên:
Họ và tên Năm sinh Chữ ký
Phạm Thị Kim Oanh 1985
Nguyễn Thị Phương 1986
Trần Khánh Sang 1985
Trần Thị Mộng Tâm 1984
Đào Quý Kiên Tâm 1982
Dương Thị Thu Thảo 1987
Nguyễn Thị Thanh Thảo 1985
Đỗ Đình Thi 1985
2
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NSNN : Ngân sách nhà nước
NSTW : Ngân sách trung Ương
NSĐP : Ngân sách đại phương
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
THUẾ TNDN : Thuế Thu nhậpp doanh nghiệp
THUẾ TNCN : Thuế Thu nhập cá nhân
THUẾ TTĐB : Thuế tiêu thụ đặc biệt
XNK : Xuất nhập khẩu
GTGT : Giá trị gia tăng
TP.HCM : thành phố Hồ Chí Minh
VN : Việt Nam
XDCB : Xây dựng cơ bản
3
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10
Mục lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................................................. 3
NSNN : Ngân sách nhà nước .................................................................................................................................. 3
NSTW : Ngân sách trung Ương ............................................................................................................................... 3
NSĐP : Ngân sách đại phương ............................................................................................................................... 3
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước ............................................................................................................................ 3
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ............................................................................................................................... 3
THUẾ TNDN : Thuế Thu nhậpp doanh nghiệp ......................................................................................................... 3
THUẾ TNCN : Thuế Thu nhập cá nhân ..................................................................................................................... 3
THUẾ TTĐB : Thuế tiêu thụ đặc biệt ....................................................................................................................... 3
XNK : Xuất nhập khẩu ............................................................................................................................................. 3
GTGT : Giá trị gia tăng ............................................................................................................................................ 3
TP.HCM : thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................................... 3
VN : Việt Nam ........................................................................................................................................................ 3
XDCB : Xây dựng cơ bản ......................................................................................................................................... 3
Mục lục .................................................................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ....................................................... 7
1.1 Khái quát về NSNN ....................................................................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm NSNN ..................................................................................................................................... 7
1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN .......................................................................................................... 8
1.1.3 Vai trò của NSNN .................................................................................................................................. 10
1.2 Khái quát về Cân đối NSNN ........................................................................................................................ 11
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN ........................................................................................... 11
1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ...................................................................... 12
1.3 Các chỉ tiêu cấu thành Cân đối NSNN .................................................................................................... 15
1.3.1 Thu NSNN ............................................................................................................................................. 15
1.3.2 Chi NSNN .............................................................................................................................................. 17
1.3.3 Tình trạng ngân sách Nhà nước - Bội chi ngân sách. ........................................................................... 19
1.4 Các quan điểm về cân đối NSNN ................................................................................................................. 21
1.4.1 Quan điểm ngân sách cân bằng ........................................................................................................... 21
1.4.2 Quan điểm ngân sách chu kỳ ............................................................................................................... 21
1.4.3 Quan điểm ngân sách thâm hụt ........................................................................................................... 22
4
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10
1.4.4 Quan điểm về ngân sách duy nhất và hai ngân sách ........................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 .............. 24
2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001-2010 ................................................................... 24
2.1.1 Thực trạng thu ..................................................................................................................................... 24
Thực trạng chi .............................................................................................................................................. 32
2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 ............................................................... 40
Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 ............................................. 46
2.2.1 Ưu điểm: .............................................................................................................................................. 46
2.2.2 Nhược điểm: ....................................................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN
NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ................................................................................................................................................................ 48
3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 ................................................................................. 48
3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................... 53
3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam .......................................................... 55
3.3.1 Trong điều kiện bình thường ............................................................................................................... 55
3.3.2 Trong điều kiện lạm phát cao. ............................................................................................................. 62
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng
và nhiệm vụ như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn
đề thu chi NSNN cần có một cơ cấu thu chi hợp lý hơn. Thu như thế nào để tận dụng được
5
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10
nguồn trong nước, không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài bảo đảm nguồn thu ổn định.
Và chi như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người
dân, vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu. Đây là một vấn
đề quan trọng mà nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam vẫn đang phải nghiên cứu và thực
thi.
Trong thời gian qua, thực trạng cân đối NSNN của Việt nam thường xuyên là bội chi với mức
6.9% GDP năm 2009 và 6.2% năm 2010. Điều này cũng tác động lại nền kinh tế làm cho lạm
phát tăng, không đủ nguồn vốn đầu tư các hạng mục cơ bản, tăng nợ vay nước ngoài, làm cho
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ xung đột lẫn nhau, …. Nhưng quan trọng hơn cả, nó
là chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính quốc gia, ảnh hướng đến uy tín của một quốc gia trên
trường quốc tế. Do vậy, để đảm bảo cân đối NSNN thì chính phủ các nước đã có những biện
pháp như kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tránh tình trạng thất thoát, chi sai, định hướng
và dự toán thu chi hợp lý theo từng năm và tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại từng
thời điểm.
Đối với việt Nam, trong thời kỳ kinh tế mở như hiện nay thì việc cân đối thu chi lại càng quan
trọng hơn nữa. Bởi có những khoản thu trong thời gian tới do hội nhập sẽ giảm thuế một số
mặt hàng xuất nhập khẩu, do nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn sẽ giảm dần. Còn chi thì
sẽ tăng lên do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, chi đảm bảo an
sinh cho người dân. Do vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài “Cân đối Ngân
sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về thực trạng trong
thời gian gần đây của cân đối ngân sách cũng như đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc
hoàn thiện cân đối NSNN của Việt nam.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm, lý luận có liên quan đến Cân đối NSNN
trong nền kinh tế thị trường.
- Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối
NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
6
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu chi ngân sách nhà nước, biện pháp cân đối NSNN
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong cân đối NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2006-
2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015.
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm. Các số liệu được
sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: các báo, tạp chí
kinh tế, internet, các luận văn thạc sĩ…
6.KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về Ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010
và định hướng cho giai đoạn 2011-2015
Chương 3: Một số nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối ngân sách nhà nước của
Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái quát về NSNN
1.1.1 Khái niệm NSNN
Theo Điều 1 luật ngân sách nhà nước 2002, ngân sách nhà nước được định nghĩa là: NSNN là
toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
7
Tiểu luận Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nhóm 5 Cao học Tài chính Ngân hàng K10