Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Các vấn đề Quốc tế
3/2012 169 1 170 3/2012
NHÌN LẠI SỰ ĐIỀU CHỈNH
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Ths. Nguyễn Quốc Toàn*
Tóm tắt
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, những biến động của tình hình
thế giới cũng như trong nội tại đã tạo ra những cơ hội và thách thức to
lớn, buộc Nhật Bản phải có một số điều chỉnh về chính sách đối ngoại:
Thực hiện chiến lược “trở lại châu Á”. Xử lý hài hòa quan hệ với các
nước láng giềng; Tích cực tham gia các định chế toàn cầu, đa phương
hóa quan hệ, xác lập vị thế trên trường quốc tế… Nhìn chung, Nhật Bản
đã đạt được một số thành công nhất định, qua đó tăng cường sức mạnh,
nâng cao vị thế, vai trò, phát huy được ảnh hưởng to lớn đối với thế giới.
Nhật Bản là cường quốc và là một trong những đối tác chiến lược
hàng đầu của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu hiểu biết
lẫn nhau để cùng phát triển trở nên rất cần thiết. Việc theo dõi những
động thái, điều chỉnh về chính sách đối ngoại để kịp thời rút ra những đặc
điểm có tính quy luật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, qua đó đề
ra đường lối đối ngoại phù hợp trở thành công việc thường xuyên và cấp
* Giảng viên, Trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha - Tây Ninh.
thiết đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Bài viết này muốn nhìn lại
và làm rõ những sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
sau Chiến tranh lạnh.
Bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi
Chiến tranh lạnh kết thúc làm cho cục diện thế giới nói chung và
khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CA - TBD) nói riêng có những biến
đổi to lớn. Trước hết và quan trọng nhất là sự sụp đổ của trật tự thế giới
hai cực Xô-Mỹ. Cùng với đó là sự thay đổi rất căn bản trong đời sống
chính trị, kinh tế thế giới. Mỹ trở thành một siêu cường duy nhất cả về
quân sự và kinh tế. Điều này đã đưa chính quyền Mỹ đi đến nhận định đã
đến lúc Mỹ phải vươn lên lãnh đạo thế giới, Mỹ cho rằng: “Sự lãnh đạo
và can dự của Mỹ vào công việc thế giới có ý nghĩa quan trọng đối với an
ninh của Mỹ, nhờ sự lãnh đạo và sự can thiệp đó mà đất nước chúng ta và
cả thế giới cảm thấy an ninh và thịnh vượng hơn”.1 Mặc dù vậy, khả
năng của Mỹ cũng có giới hạn và ngày càng suy yếu tương đối trước sự
vươn lên của các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc và nhiều nước
mới nổi khác. Cuộc chiến chống khủng bố hết sức tốn kém, đặc biệt là
hai cuộc chiến tranh tại Áp-ga-ni-xtan và I-rắc, cùng nhiều sai lầm trong
chính sách kinh tế - xã hội dưới thời Tổng thống Bush đã đẩy nhanh hơn
quá trình suy yếu của Mỹ, đặt nước này trước hàng loạt khó khăn lớn: Nợ
công tăng cao đến mức báo động và nước Mỹ trở thành con nợ lớn nhất
thế giới; thâm hụt thương mại lớn; tỷ lệ thất nghiệp cao; bất công và bất
ổn xã hội cũng gia tăng với hàng loạt các cuộc biểu tình, bãi công. Tình
thế ngày càng khó khăn của Mỹ đã khiến cho tương quan lực lượng giữa
Mỹ và các nước lớn khác có sự thay đổi mạnh. Nhật Bản tiếp tục vươn
1 TTXVN (1999), “Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cho thế kỉ XXI”, TLTKĐB,
ngày 04/01, tr.3-10.
, 3/2012: 169-183.