Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhìn lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường Cải Đan - Sông Công - Thái Nguyên (1999 - 2010)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 84(08): 53 - 57
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrctnu.edu.vn
NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
PHƯỜNG CẢI ĐAN - SÔNG CÔNG - THÁI NGUYÊN (1999 - 2010)
Nguyễn Minh Tuấn*
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Phường Cải Đan (thuộc thị xã Sông Công, Thái Nguyên) được thành lập vào năm 1999 theo Nghị
định số 18/NĐ - CP của Chính phủ nước CHXHCNVN. Đến nay, phường Cải Đan trở thành một
đơn vị điển hình về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 10 năm
thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ thị xã Sông Công và trực tiếp
là Đảng bộ phường Cải Đan, cơ cấu kinh tế của phường đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng trong ngành nông nghiệp. Nhờ đó,
đời sống của người dân ngày một ổn định, bộ mặt của phố phường ngày càng thay đổi theo hướng
tích cực.
Từ khoá: công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng kinh tế
Đảng bộ phường lãnh đạo quá trình phát triển
kinh tế xã hội giai đoạn 1999-2005*
Phường Cải Đan mới thành lập năm 1999, trên
cơ sở xã Cải Đan cũ nên nông nghiệp là ngành
kinh tế giữ vai trò chủ đạo; sản xuất hàng hóa
chưa phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém. Giai
đoạn đầu mới thành lập (1999 - 2005), dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ phường, kinh tế của Cải
Đan có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành.
Bên cạnh ngành nông nghiệp là chính thì các
ngành công nghiệp, dịch vụ bước đầu phát triển
mạnh, dần chiếm tỷ trọng cao.
Nông nghiệp:
Xác định cây lúa là cây trồng chính và có vai trò
quan trọng nhất nên ngay từ khi mới thành lập,
Đảng bộ, UBND phường đã kịp thời lãnh đạo
nhân dân đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tăng
năng suất và sản lượng lương thực để đáp ứng
nhu cầu của nhân dân trong vùng và phục vụ cho
hoạt động trao đổi buôn bán.
Mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do
một số doanh nghiệp, trường học lấy đất để xây
dựng và làm đường giao thông, nhưng diện tích,
năng suất và sản lượng lúa trong giai đoạn này
vẫn tăng lên đáng kể. Năm 2002, diện tích lúa
của phường là 306,8 ha, tổng sản lượng là 1737
*
Tel: 01234865145; Email: [email protected]
tấn. Năm 2004, năng suất lúa bình quân của
phường là 47,2 ta/ha, đối với lúa cao sản đạt 54
tạ/ha, so với năm 2003 đã vượt 3,2 tạ/ha. Đến
năm 2005, tổng diện tích lúa của phường tăng lên
386,1 ha, tổng sản lượng lương thực là 1.788,03
tấn đạt 121,7% kế hoạch. Đối với lúa cao sản
tổng diện tích là 140 ha, năng suất đạt 55 tạ/ha
cao hơn 5tạ/ha so với kế hoạch đề ra, tổng sản
lượng là 770 tấn, cao hơn so với năm 2004 [4].
Có được kết quả đó là do Đảng bộ phường
thường xuyên chỉ đạo mở rộng diện tích canh tác,
thúc đẩy đưa các giống lúa mới vào sản xuất, áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để năng
cao năng suất. Các hội nghị đầu bờ tường xuyên
được tổ chức để tổng kết và đưa ra những giải
pháp kịp thời.
Bên cạnh cây là cây trồng chính, Đảng bộ
phường khuyến khích nhân dân trồng xen canh
các loại hoa màu như: ngô, khoai lang, đỗ, lạc,
rau màu…Cán bộ khuyến nông tích cực nghiên
cứu tìm hiểu sự thích nghi của các loại cây trồng
mới với đất đai trên địa bàn phường và đẩy mạnh
hoạt động áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản
xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Trong số các cây trồng xen canh, ngô là cây
trồng chủ yếu trong vụ đông, góp phần quan
trọng đưa sản lượng lương thực của phường tăng
mạnh. Đến năm 2005, toàn phường có 119 ha
trồng ngô, năng suất bình quân đạt 27,33 tạ/ha,