Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhiệt luyện các chi tiết cỡ lớn trong công nghiệp đóng tàu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008
17
NHIỆT LUYỆN CÁC CHI TIẾT CỠ LỚN TRONG
CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU
Lê Văn Cương (Trường Đại học Hàng hải)
1. Đặt vấn đề
Nhiệt luyện chi tiết máy là một nhiệm vụ bắt buộc của công nghiệp cơ khí. Hầu hết mọi
loại chi tiết máy đều phải thực hiện các phương án công nghệ nhiệt luyện khác nhau. Trong cơ
khí chế tạo máy vấn đề nhiệt luyện là bắt buộc và là một thành phần không thể thiếu của quy
trình công nghệ. Tuy nhiên trong ngành đóng tàu, do một đặc điểm nổi bật là các sản phNm
thường có kích thước lớn, hầu như không phù hợp với bất kỳ một loại thiết bị nhiệt luyện nào
hiện có của nước ta hiện nay. Vậy vấn đề đặt ra là, bằng cách nào để áp dụng nhiệt luyện vào
ngành đóng tàu với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phNm và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
2. Thực trạng công nghệ nhiệt luyện trong các cơ sở đóng tàu Việt Nam
2.1. Việc áp dụng công nghệ nhiệt luyện trong công nghiệp đóng tàu thế giới
Với mục tiêu nâng cao cơ tính thân tàu trong quá trình khai thác, trên thế giới đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu và có áp dụng rất hiệu quả. Các nghiên cứu tập trung theo các
hướng sau:
- Tăng cường chất lượng của quá trình luyện kim, sử dụng các biện pháp công nghệ tiên
tiến như nguội nhanh, biến tính, nấu luyện trong chân không... để nâng cao cơ tính của sản phNm
kim loại dùng trong đóng tàu. Ví dụ: các loại thép có độ hạt nhỏ, thép hợp kim…
- Ứng dụng các công nghệ nhiệt luyện phù hợp với từng loại sản phNm tạo ra những tính
chất theo yêu cầu: Biến dạng dẻo, hóa nhiệt luyện, các sản phNm nổi tiếng thế giới như thép bọc
tàu thủy Crozo của Pháp hoặc thép chế tạo ngư lôi hạm của Roizasski (Nga), được phát triển từ
thế chiến thứ hai.
- Chế tạo các loại vật liệu đóng tàu trên cơ sở các họ hợp kim mới (hợp kim Ti, hợp kim
Al), nâng cao hiệu quả chống ăn mòn, đảm bảo cơ tính và giảm khối lượng.
Để nâng cao hiệu quả người ta thường áp dụng tổ hợp theo cả ba hướng trên, ví dụ vỏ
tàu ngầm Dolgoruki của Nga tuy là loại vỏ đơn, nhờ áp dụng loại thép có hạt di truyền hạt nhỏ
(Э12X2H4ΦA) kết hợp thấm cacbon bề mặt đã cho hiệu quả chống đạn ngang với tàu ngầm vỏ
kép của CHLB Đức. Nói tóm lại ngành đóng tàu thế giới đã rất quan tâm đến công nghệ xử lí
vật liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phNm, đặc biệt là các loại tàu cao cấp (tàu khách, du
thuyền, tàu quân sự, tàu ngầm, tàu cao tốc…).
2.2. Công nghệ nhiệt luyện trong ngành đóng tàu Việt Nam
Qua khảo sát thực tế tại các cơ sở đóng tàu ở Việt Nam hiện nay, có thể đưa ra một số
vấn đề thực trạng sau:
- Hầu như toàn bộ các nhà máy đóng tàu của Việt Nam hiện nay vấn đề nhiệt luyện
không được đặt ra và nói chung không có phân xưởng nhiệt luyện.
- Khái niệm nhiệt luyện và tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nó chưa được đánh giá
đúng mức, thậm chí hiểu biết về công nghệ nhiệt luyện ở mức sơ sài và không đúng bản chất vấn đề.