Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot
MIỄN PHÍ
Số trang
47
Kích thước
293.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1577

Nhiệm vụ của cơ quan đứng đầu tài chính đất nước về các quyết sách tiền tệ pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu !

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôi động quá trình

phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải

nghiên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế theo cơ chế mới,

trong đó một lĩnh vực có vị trí hết sức quan trọng được coi là huyết mạch trong việc

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng.

Ở nước ta, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính và ngân

hàng. Ngân hàng Trung ương là cơ quan chủ chốt, thiết kế và vận hành các công cụ

Chính sách tiền tệ phục vụ cho mục tiêu điều tiết vĩ mô trong từng thời kỳ. Kinh

nghiệm phát triển kinh tế của các nước đã chỉ ra rằng, mỗi bước thăng trầm của nền

kinh tế đều có nguyên nhân sâu xa gắn liền với Chính sách tiền tệ và hoạt động của

Hệû thống ngân hàng.

Với nhận thức trên, bằng những kiến thức tiếp nhận trong quá trình học tập cũng

như nghiên cứu thêm một số tài liệu có liên quan, Em đã lựa chọn và đi sâu vào

phân tích đề tài: “CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH

CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

VIỆT NAM HIỆN NAY ” làm đề án môn học năm 3 của mình. Đề án gồm 2 phần

chính :

PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

PHẦN 2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT

NAM

Dù đã cố gắng nhiều trên cơ sở nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình

của Giáo viên hướng dẫn, ThS. Trịnh Thị Trinh. Song, do đề tài là một vấn đề lớn,

trình độ hiểu biết lại có hạn nên đề án cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế

nhất định.

Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn để nội dung

đề án được hoàn thiện hơn.

PHẦN 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1. Khái niệm và vai trò của CSTT

Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong tổng thể hệ thống Chính sách Kinh

tế của Nhà nước, do Ngân hàng Trung Ương (NHTW) thực hiện để thực hiện việc

quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, nhằm đạt tới những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất

định trong từng thời kỳ nhất định.

Theo nghĩa rộng: CSTT là Chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền

kinh tế quốc dân nhằm tác động đến mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững

sức mua của đồng tiền và ổn định giá cả của hàng hóa.

Theo nghĩa thông thường: CSTT là Chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung

ứng tăng thêm trong thời kỳ tới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ

số lạm phát nếu có.

Theo điều 2 luật NHNNVN: “CSTT quốc gia là một bộ phận của Chính sách Kinh

tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo ddamr quốc phòng an ninh và nâng

cao đời sống nhân dân.

Nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động của Ngân hàng, có chính sách để động

viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, phát

huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, đảm bảo vai trò chủ đạo và chủ

lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân

hàng, giữ vững định hướng Xã hội chủ nghiã, chủ quyền quốc gia, mở rộng hợp tác

và hội nhập quôïc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”

CSTT có một vai trò cực kỳ quan trọng, thể hiện ở việc nó có nhiệm vụ tác động và

nhiều hướng tạo ra đầu tư, tiết kiệm và ổn định tiền tệ, giá cả. Qua đó góp phần

quan trọng vào sự thành công hay thất bại của cả nền kinh tế. Trên cơ sở 4 mục tiêu

kinh tế vĩ mô, một CSTT được đánh giá là hoàn hảo nếu:

Tốc độ lạm phát: 1% - 3%.

Tăng trưởng kinh tế: 3% - 5%.

Thất nghiệp khoản 4% tổng lao động.

Số dư trong cán cân thanh toán quốc tế chiếm 2% - 3% trên GDP.

2. Hình thức và đối tượng quản lý

Chính sách tiền tệ có 2 hình thức thể hiện cơ bản sau:

CSTT nới lỏng: cung tiền tệ trở nên dồi dào, thừa thải nhằm khuyến khích đầu tư,

mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và chống suy thoái.

CSTT thắc chặt: nền kinh tế trở nên đắt đỏ, khó khăn do lương cung tiền bị hạn chế

nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế và chống

lạm phát...

Đối tượng quản lý của CSTT: chính là khối tiền. Theo quan niệm tiền tệ của cơ chế

thị trường thì tùy theo mục đích khác nhau mà phân chia tiền theo nhiều phương

thức, tiêu chuẩn khác nhau.

Theo chức năng lưu thông, tiền được thể hiện ở khối tiền mặt (M) do NHTW phát

hành gồm: tiền mặt trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế và phi kinh tế cùng với

tiền mặt tồn quỹ tại quỹ tín dụng, kho bạc, quỹ điều hành nghiệp vụ, quỹ dự trữ của

NHTW.

Theo chức năng lưu thông và phương tiện thanh toán, tiền được xác định là khối

tiền M1 = M + những khoản tiền gởi không kỳ hạn bằng bản tệ.

Theo chức năng lưu thông thanh toán và cất trữ thì tiền tệ thể hiện bằng khối tiền

M2 = M1 + những khoản tiền gởi có kỳ hạn bằng bản tệ.

Với tổng số tín dụng thì biểu hiện dưới khối tiền M3 = M2 + những công cụ tài

chính khác.

Dựa trên việc căn cứ vào mục tiêuđiều tiết trong chính sách kinh tế cũng như căn cứ

vào khả năng điều tiết của NHTW, ở Việt Nam đã chọn khối tiền M2 là đối tượng

quản lý của CSTT vì M2 ổn định hơn.

II. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Có Trên tổng thể, mục tiêu của Chính sách tiền tệ là điều tiết. Hay nói khác hơn,

mục tiêu của NHTW có thể quy thành hai nhóm là: Mục tiêu tiền tệ và Mục tiêu

kinh tế.

1. Mục tiêu tiền tệ (mục tiêu trực tiếp )

Về phương diện tiền tệ, có 4 mục tiêu mà Chính sách tiền tệ mong muốn đạt tới là:

điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền, bảo vệ giá trị quốc nội

của đồng tiền và ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền.

1.1 Điều hòa khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế - xã hội :

Đó là nhằm duy trì mối tương quan Tiền - Hàng được ổn định bằng cách điều hòa

khối lượng tiền tệ. Cơ chế điều hòa dưới hai nội dung chính là Mức độ và Cách luân

chuyển. Có một nguyên tắc tổng quát là nếu mỗi năm nền kinh tế đều tăng trưởng

thì phải tăng khối lượng tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!