Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhật ký trong gian lao
PREMIUM
Số trang
539
Kích thước
21.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1372

Nhật ký trong gian lao

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

lee Sun Sin

(Lý Thuấn Thần)

Dịch giả (Hán - Hàn)

No Seung Seok

u *

BIỂU GHI BIÊN MỰC TRƯỚC XUẤT BẢN

ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM

Lý Thuấn Thần, 1545-1598 Nhật ký trong gian lao / Lý Thuấn Thẫn (Lee Sun

Sin) ; Đào Thị Mỹ Khanh (No Seung Seok) dịch giả . - T.R Hổ chí Minh : Vãn hóa - Văn

nghệ T.p. Hô Chí Minh, 2015

540tr. ; 23cm

1. Lý Thuấn Thẩn, 1545 '1598 2. Hàn Quốc - Lịch sử - Triểu nhà Yi, 1392-1910

- Nhật Bản xâm lược, 1592 -1598. 3. Triểu Tiên - Lịch sử - Triểu nhà Yi, 1392 -1910

" Nhật Bản xâm lược, 1592 -1598.1. Đào Thị Mỹ Khanh. II. Ts.

951.9502 - ddc 23

L984-T37

ISBN: 978-604-68-2450-3

l e e > Q w Q u i

(Lý Thuấn Thần)

No Seung Seok

Dịch giả (Hán - Hàn)

Chuyển ngữ tiếng Việt:

Đào Thị Mỹ Khanh

N Í U *

n h Axuấtbànvăn HÓA-VĂNNGHỆ

THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH - 2015

A Comparative Analysis on translation Nanjung ilgi

NHẠT KÝ TRONG GIAN LAO

©2015 by No Seung Seok

All rights reserved.

Vietnamese language edition © 2015 by Đao Thỉ My Khanh

&The Culture - Literature and Arts Publishing House, 2015.

Vietnamese translation rights arranged with No Seung Seok, 2015.

Nhật ký trong gian lao is published under the support

of Literature Translation Institute of Korea (LTI Korea)

Xuất bàn theo Hợp đóng trao bản quyén sử dụng tác phẩm giữa No Seung Seok 2015

và Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hô Chí Minh.

Bản quyén tiếng Việt © Đào Thị Mỹ Khanh

và Nhà xuất bản Văn hóấ-Văn nghệ Thành phố Hổ Chí Minh.

Cuốn sách được xuất bản dưới sự tài trợ

của Viện Văn học dịch thuật Hàn Quốc (LTI Korea)

Bản quyén tiếng Việt dược bảo hộ trên phạm vi toàn cáu.

Mọl hình thức sao chép, trích dẵn đéu phàl có sự chấp thuận bằng văn bản

của Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ Thành phố Hổ Chí Minh.

Lời nói đầu của dịch giả

C

ho dù lịch sử nhân loại có thay đổi, nhưng chần lý

vẫn luôn tổn tại và muôn đời không thay đổi. Cũng

như vậy, dù ở bất kỳ thời đại nào, việc theo đuổi đạo

lý vì một xã hội lý tưởng luôn là điểu khẩn thiết. Bởi lẽ, việc hình

thành ý thức đúng đắn vì nước vì dần sẽ trở thành tiêu chuẩn của

giá trị tuyệt đối. Giả sử, một nhân vật của một thời đại được đời

sau ghi nhớ và tôn kính, thì nhân vật ấy có thể được gọi là người

thực hiện đạo lý đích thực của con người.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã hội văn minh có một nển

khoa học tiên tiến phát triển, nhưng chúng ta vẫn không thể nào

quên trung vũ công (đô đốc) Lee Sun Sin (^ P IẼ Ĩ: Lý Thuấn Thẩn,

1545 - 1598) của hơn 400 năm vê' trước. Bởi ông là một nhân vật

lịch sử đã lập được nhiểu công lao to lớn vì sự nghiệp bảo vệ tổ

quốc. Lee Sun Sin đã hy sinh thần mình bảo vệ đất nước khỏi cảnh

lâm nguy. Lúc sinh thời, ông từng giác ngộ rằng “tất tử tắc sanh

(i&ỹlíilỊRK: có sinh có tử)”, chính vì vậy, ông được xem là một vị

tướng chân chính và tài ba trong công cuộc bảo vệ tổ quốc.

Trung vũ công Lee Sun Sin đã được triều đình giao nhiệm vụ ứng

phó trước cuộc xâm lăng của quân Nhật Bản vào năm Nhâm Thìn.

Vì vậy, trước đó một năm (tức năm 1591), ông đã bắt đầu cho chế

tạo thuyền rùa và chuẩn bị lực lượng quân đội. Lee Sun Sin đã coi

trọng lực lượng thủy qiiân vầ ông cho rằng cần phải chuẩn bị vẹn

toàn cho cả hai phương án chiến đấu trên biển và trên đất liền. Kết

quả là, khi quân Nhật Bản xâm lược Triều Tiên (năm 1592), Lee

Sun Sin đã chỉ huy các cuộc chiến đấu trên biển từ chiến trường

trên vùng biển Ok-po cho đến các chiến trường trên vùng biển

Dang-po, đảo Han-san-do, vùng biển Myeong-ryang và lập nhiều

chiến công oanh liệt. Trong chiến tranh, Lee Sun Sin đã tìm hiểu,

ứng phó và tác chiến một cách chính xác và thần tốc. Qua đó,

chúng ta có thể thấy được ở ông một sức mạnh tinh thần triệt để,

đó là “đã chuẩn bị sẵn sàng thì không có gì phải lo sợ”.

“Nhật ký trong gian lao” chính là những dòng nhật ký do trung vũ

công Lee Sun Sin ghi chép lại những gì ông đích thân trải nghiệm

trong cuộc chiến lúc bấy giờ. Bất cứ lúc nào có thời gian là ông

viết nhật ký, ông ghi rõ can chi và thời tiết của từng ngày trong

suốt 7 năm, từ ngày 1 tháng 1 năm Nhầm Thìn (1592) đến ngày

17 tháng 11 năm Mậu Tuất (1598), trừ những ngày ông bất đắc dĩ

phải ra trận. Nội dung cuốn nhật ký chứa đựng hình ảnh của một

vị tướng hoạt bát, cùng với những câu chuyện vể gia đình, những

mâu thuẫn giữa tướng và các thuộc hạ đã cho chúng ta thấy được

tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự thời bấy giờ. Cuốn nhật

ký còn ghi rõ kế hoạch tác chiến, những thay đổi cảm xúc của Lee

Sun Sin. Tuy nhiên, ông cũng không ngẩn ngại khi viết những lời

than vãn về một triều đình bất lực, vê' lòng yêu thương đối với dân

chúng khi họ đang phải chịu nhiều bất hạnh trong chiến tranh, và

lòng mong muốn mãnh liệt có thể cứu nguy cho đất nước.

Vể việc ghi chép nhật ký, trung vũ công Lee Sun Sin vốn xuất thân

từ một gia đình quan võ, nhưng từ nhỏ ông đã sớm được học Nho

học nên trong ông còn có khí chất của một văn nhân. Nhiều học

giả ngày nay đánh giá rằng: “Nhật ký trong gian lao” có thể chứng

minh một cách đẩy đủ vê' khả năng văn chương của Lee Sun Sin.

Nội dung của các bản sớ dâng lên nhà vua và những bản công

văn, thơ văn gửi tới các quan nha cũng đủ xác nhận khả năng văn

chương của ông. Như vậy, đối với “Nhật ký trong gian lao”, Lee Sun

Sin đã lấy cảm hứng từ cuộc chiến tranh và ông đã ghi lại một cách

tỉ mỉ vê' các cuộc giao chiến, để đến ngày nay, “Nhật ký trong gian

lao” được xem là tài liệu quan trọng trong việc tìm hiểu vể cuộc

xâm lược của quân Nhật Bản.

“Nhật ký trong gian lao” được Lee Sun Sin viết bằng chữ Thảo. Chữ

Thảo là kiểu chữ viết bay bướm rất khó đọc nên người đời sau khá

khó khăn khi đọc nhật ký của ông. Năm 1795 (năm thứ 19 triều vua

Jeong Jo [Chánh Tổ]), bản thảo nhật ký của Lee Sun Sin đã được

viết lại bằng kiểu chữ Chánh Tự và “Nhật ký trong gian lao” (bản

toàn thư) trở thành một phần nội dung trong bộ sách “Lý trung vũ

công toàn thư”. Tuy nhiên, nguyên văn của nhật ký có nhiều chỗ

thiếu sót và được hiểu sai. Vế sau, đến năm 1935, Hội biên soạn lịch

sử Triều Tiên đã dịch lại và xuất bản cuốn “Bản thảo nhật ký trong

gian lao”. Tuy “Bản thảo nhật ký trong gian lao” có phần khá hơn,

nhưng vẫn còn nhiêu chỗ chưa đúng với nguyên bản.

Năm 2004, cùng với chương trình số hóa và thông tin hóa các di

sản văn hóa Hàn Quốc, nhiều tác giả đã dịch và đưa toàn bộ 9

cuốn “Nhật ký trong gian lao” lên trang điện tử. Vì vậy, bản dịch

“Nhật ký trong gian lao” hiện nay đã được đưa lên trang điện tử Di

sản quốc gia Hàn Quốc. Năm 2005, “Bản thảo nhật ký trong gian

lao” và bản toàn thư đã được đối chiếu với nguyên văn của “Nhật

ký trong gian lao” để hiệu đính, nhằm chỉnh sửa bản dịch cho

hoàn chỉnh. Công việc này đã tỉm ra hơn một trăm lỗi sai từ hai

bản dịch so với nguyên bản. Năm 2007, tôi đã dịch cuốn Trung

vũ công di sự” và đã tìm thấy 32 ngày nhật ký mới trong phần đầu

của “Nhật ký trong gian lao”. Với những nội dung đó, tôi đâ có thể

khắc phục được nhiều lỏi trong nguyên bản, bản toàn thư, và “Bản

thảo nhật ký trong gian lao”. Cuối cùng, tôi nhận thấy rằng cần

phải tổng hợp, kiểm tra và chỉnh sửa tất cả các lỗi của bản dịch.

Đến năm 2008, tôi đã nhận học vị tiến sĩ với bản dịch hoàn chỉnh

cuốn “Nhật ký trong gian lao” thông qua việc tổng hợp, kiểm tra,

chỉnh sửa các lỗi dịch của các bản dịch so với nguyên bản.

Đến nay, tiếp theo cuốn “Bản dịch hoàn chỉnh nhật ký trong gian

lao” do nhà xuất bản nhật báo Dong-a xuất bản, việc dịch bản

hiệu đính cũng đã hoàn thành. Bản hiệu đính đã bổ sung các phần

thiếu sót so với nguyên bản và chỉnh sửa các lỗi sai trong các dị

bản. Đây là kết quả của một quá trình hiệu đính, nhưng tôi nghĩ

vẫn còn những phần chưa thể biết hết. Tuy nhiên, tôi mong rằng,

bản hiệu đính này không còn những nội dung bị bóp méo dù là

một lỗi nhỏ, để nội dung của nhật ký trong gian lao của Lee Sun

Sin được phổ biên rộng rãi đến nhiều độc giả trên thế giới. Với

mong muốn đó, tôi đã cố gắng hiệu đính và xuất bản cuốn “Nhật

ký trong gian lao”. Nếu có gì sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp

ý chân thành của quý độc giả.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sầu sắc tới giám đốc nhà xuất

bản Min-um-sa cùng với những cộng sự của tôi trong quá trình

xuất bản bản dịch hoàn chỉnh này.

A-mi-san Seo-ok, tháng 04 năm 2010.

No Seung Seok

giai

Tháng 2 năm 1591 (năm thứ 24 triều vua Seon Jo), triều đình Triều

Tiên đã phái sứ thẩn sang Nhật Bản với tư cách là thông tín su’ đê

tiêp kiến với Toyotomi Hideyoshi ( in). Theo báo cao( J cua

hai sứ thần Hwang Yun Gil (jj'iTCln : Hoàng Duẫn C á t) va Kim

Seung II —*: Kim Thành Nhất) sau khi tìm hiểu tình hình

trở vể, thì tình thế đang rất nguy kịch. Lúc bấy giờ, triều đình còn

đang tranh cãi và lo lắng vể “cuộc xâm lược của giặc Oa” thi hai VỊ

sứ thần Hwang Yun Gil và Kim Seung II đã mang quốc thư từ Nhật

Bản trở về, trong đó có đoạn ghi rằng: “Nhật Bản sẽ đem quân

sang nước Minh rối tiến vào Hàn Quốc”. Điều này đã khởi đâu cho

công cuộc chống Nhật Bản xâm lược trên lãnh thổ Hàn Quôc.

Trước tình hình đó, Triều Tiên đã lập tức phái sứ thần Kim Eung

Nam (Ấfe)0ì^g: Kim ứng Nam) sang Trung Quốc với tư cách Ịà

thánh tiết sử để báo cáo về sự thật này. Kể từ đó, triều đình Triều

Tiên bắt đẩu lo lắng vể mọi manh động của Nhạt Ban. Nha vua ra

I.YuSeung Ryong có ghi trong quyển 1 của bộ sách "Trừng Bí Lục O S ^ ỈS )" như

sau: "Khi Hwang Yun Gil trở về Busan và neo thuyền ở đó, tôi có tim hiểu sự tình

thì anh ta nói rằng quả đúng là có ngọn lửa chiến tranh, còn Kim Seung II thì lại

không nhìn thấy được điều đó, và việc Yun Giỉ làm dao động lòng dân là việc làm

không đúng đắn."

10 ¿ee Qut Qin (Lý Thuấn Thản)

lệnh tuyển chọn nhân tài để phong làm quan bảo vệ các vùng biên

giới. Lúc bấy giờ, tể tướng Yu Seung Ryong ($|lj^REÌ: Liễu Thành

Long), đã tiến cử Lee Sun Sin, một vị quan huyện dũng cảm, mưu

trí, lại có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Từ đó, Lee Sun Sin được phong

làm quan thủy sử bảo vệ bên cánh trái của tỉnh Jeon-la.

Lee Sun Sin được giao nhiệm vụ làm việc trong doanh trại quân

đội ở tỉnh Jeon-la (Yeo-su ngày nay). Công việc của ông là chuẩn bị

đối phó với giặc ngoại xâm, chuẩn bị vũ khí và chế tạo thuyền rùa.

Lee Sun Sin từng báo cáo với triều đình rằng để ngăn chặn quân

xâm lược Nhật Bản, cần phải coi trọng lực lượng thủy quần, đồng

thời cẩn phải phòng bị cho các cuộc chiến đấu trên biển và cả trên

đất liến. Năm sau đó, ngày 27 tháng 3 năm Nhầm Thìn (1592), Lee

Sun Sin đã cho bắn thử đại pháo trên chiếc thuyền rùa do ông chế

tạo. Cuối cùng, ngày 13 tháng 4, quân xầm lược Nhật Bản đã tiến

vào Hàn Quốc. Hơn hai mươi vạn quân Nhật bản cùng với các

thuyền chiến ùn ùn tiến vào đảo Dae-ma (^'lẲtS/rỉ;: đảo Đối Mã)

và bao phủ cả một vùng biển mênh mông, không nhìn thấy đầu là

điểm cuối.

Ngày 7 tháng 5 năm Nhâm Thìn, Lee Sun Sin đã thắng lớn và lập

công trong cuộc giao chiến trên vùng biển Ok-po bằng cách phóng

hỏa tiêu diệt địch. Sau đó, suốt nhiều năm, Lee Sun Sin không hề

mất đi thế thắng trận, ông liên tục thắng lớn trong các cuộc giao

chiến trên vùng biển Dang-po, Han-san-do, Myeong-ryang. Ông

đã chiến đấu không mệt mỏi suốt 7 năm, và “Nhật ký trong gian

lao” chính là cuốn nhật ký do chính ông ghi chép lại quãng thời

gian ông bảo vệ tổ quốc ở doanh trại quân đội. Đó chính là quãng

thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm Nhâm Thìn (1592) đến ngày 17

tháng 11 năm Mậu Tuất (1598). Bất cứ lúc nào có thời gian là ông

viết nhật ký, ông ghi chép rõ ràng can chi và thời tiết của từng

ngày, trừ những ngày ông bất đắc dĩ phải ra trận.

Nhật ký trong gian lao 11

Qua cuốn nhật kỷ được ghi chép một cách tỉ mỉ và thành thật của

Lee Sun Sin, chúng ta còn thấy được ở con người ông nhiễu điều

đặc biệt. Chẳng hạn như, chiến tranh xảy ra vào ngày 13 tháng 4

năm Nhâm Thìn, nhưng quyển toàn thư “Nhật ký trong gian lao”

lại được bắt đẩu ghi từ này 1 tháng 1. Điều đó cho thấy, việc ghi

nhật ký của Lee Sun Sin cũng là một việc chuẩn bị đối phó với

chiến tranh, cũng giống như việc ông chế tạo thuyến rùa trước

đó một năm để chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược

của quân Nhật Bản vậy. Trong phần “Nhật ký năm Nhâm Thìn” ở

quyển 2 của bộ sách “Vấn nguyệt đường di cảo (fnlTJ ỂẼMM)” của

tác giả o Guk Seong (:!*[-ĩ£jỉ£: Ngô Khắc Thành) có ghi: “Dấu hiệu

của cuộc xầm lược của giặc Oa đã bắt đầu được thấy rõ từ trước

đó một năm, và trên thực tế điều đó đã được xác nhận qua những

manh động của thần dân trăm họ.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Lee Sun Sin luôn luôn sẵn

sàng tinh thần đối phó với cuộc xầm lược của quân Nhật Bản. Tất

nhiên, nhật ký ghi lại tất cả những vấn đề, những sự kiện xảy ra ở

doanh trại quân đội mà Lee Sun Sin đã nghe được và thay được từ

năm Nhâm Thìn cho tới khi ông qua đời là để sau này ông có thể

nhớ lại, thế nhưng thay vì viết cho bản than, nọi dung cua cuon

nhật ký chủ yếu vì quốc gia và dân chúng. Ong luon luon tam mẹm

rằng, nếu đã theo đuổi sự nghiệp đấu tranh vì tô quoc thi khong

sợ hy sinh. Chính vì vậy, dù đang trong tình thế khẩn cap của cuộc

chiến, ông vẫn có thể \aết nhật ký. Để có thể đối phó trước những

tình huống nguy cấp, ông luôn luôn giữ vững tinh thần: đã chuẩn

bị sẵn sàng thì không có gì phải lo sợ. chính vì vậy, Lee Sun Sin đã

lập nên biết bao chiến công hiển hách trong hàng chục trận giao

chiến trên biển.

Hậu duệ của Lee Sun Sin đã đánh giá rằng ông vẫn sống trong mọi

thừĩ đại. BỞI ông là một nhân vật lịch sừ đã chiím giữ vi thé lâu dài

trong lịch Sừ chổng quâu xâm lược Nhật Bản. Ngày nay, nguôi ta

12 [wQunQin (Lý Thuần Thản)

cho rằng, khi đã hiểu về Lee Sun Sin nghĩa là đã hiểu về cuộc xầm

lược của quân Nhật Bản. Nói như vậy cũng không phải là quá sự

thật. Hơn nữa, khi nói tới những tác phẩm văn học thuộc thể loại

nhật ký, thì “Nhật ký trong gian lao” được xem là một tác phẩm tiêu

biểu. Bởi lẽ, trong nghiên cứu về cuộc xâm lược của quân Nhật Bản,

chúng ta không thể nào bỏ qua tác phẩm nhật ký duy nhất của Lee

Sun Sin. Thêm vào đó, điểu quan trọng hơn hết là tác giả đã đích

thân tham gia cuộc chiến trong suốt 7 năm, và chính ông đã ghi lại

tất cả những sự thật về cuộc xâm lược của quân Nhật Bản.

Chính vì vậy, để hiểu đúng vê' “Nhật ký trong gian lao”, việc nhìn

nhận và chỉnh sửa những sai sót của các công trình nghiên cứu

trước đây để tạo nên một quyển nhật ký chính xác là việc làm có ý

nghĩa hết sức quan trọng. Cho đễn nay, đã có nhiều công trình giải

mã và chuyển ngữ bản thảo của cuốn nhật ký, nhưng đáng tiếc là

vẫn còn nhiễu chỗ giải mã chưa chính xác. Vì vậy, chúng tôi đã tiến

hành đối chiếu bản thảo với các dị bản của cuốn nhật ký, và hiệu

đính một cách chi tiết mới có thể tạo ra cuốn nhật ký nguyên văn

cùng với bản dịch hoàn chỉnh mới.

vể bản thảo viết tay của “Nhật ký trong gian lao”

“Nhật ký trong gian lao” là tựa để do quan văn Yun Haeng Im (ỹ ĩ

ÍTÍcCr. Doãn Hành Tâm) ở thư viện Kyu-jang-gak (íẽ.0-P£ì. Khuê

Chương Các) và quan kiểm thư Yu Deok Gong Liễu Đắc

Cung) đặt ra khi hai vị quan này biên soạn và xuất bản bộ sách

“Lý trung vũ công toàn thư vào thời vua Jeong

Jo (Chánh Tổ). Mỗi cuốn “Nhật ký trong gian lao” vốn có tựa đề

theo năm ghi chép như “Nhật ký năm Nhâm Thìn”, “Nhật ký năm

Quý Ty , “Nhật ký năm Giáp Ngọ”, “Nhật ký năm Ất Mùi”, “Nhật

ký năm Bính Thân”, “Nhật ký năm Đinh Dậu”, “Nhật ký năm Mậu

Tuất. Duy chỉ có “Nhật ký năm Ất Mùi” không nằm trong bản

Nhật ký /ronggian lao

thảo (bản gốc) mà chỉ có trong bản toàn thư. Đó là nội dung ở

phần đầu của cuốn “Trung vũ công toàn thư (lÈ s  Ề -® )”. Còn

“Nhật ký năm Đinh Dậu” gồm có hai quyển, “Nhật ký năm Đinh

Dậu I” và “Nhật ký năm Đinh Dậu II”.

Nội dung của “Nhật ký trong gian lao” chủ yếu gồm tình hình xuất

trận trong chiến tranh, các báo cáo của các tướng và quân lính,

các công văn gửi đi, các vụ việc xử phạt các tướng và quân lính

khi họ vi phạm quân luật, và các sớ dâng lên vua, v.v... Trong đó,

nội dung bản thảo của các sớ và thư từ dâng lên vua thỉnh thoảng

cũng được ghi vào nhật ký (Nhật ký năm Nhầm Thìn, Quý Tỵ,

Giáp Ngọ). Ngoài ra, việc công, việc tư, nỗi lo lắng cho sự an nguy

của gia đình, cùng với những vui buồn, những lời than vãn vê cuộc

sống doanh trại quân đội đểu được Lee Sun Sin thổ lộ trong nhật

ký. Thỉnh thoảng, ông còn làm thơ, viết văn, ông mượn lời thơ cổ

và Binh Thư (Ä S r) để tập làm thơ và viết văn. ông từng viết Lạc

Thư (í^ttÍh) và lấy biệt hiệu là “Nhất Tâm (--''ù»)”. Lee Sun Sin còn

lập danh sách các tướng của nước Minh và ghi lại tất cả những vật

phẩm mà ông được các tướng nước Minh trao tặng.

Toàn bộ bản thảo của “Nhật ký trong gian lao” được viêt bằng chữ

Thảo nên rất khó đọc. Tuy chữ Thảo là kiểu chữ mà Lý Thuấn Thần

sử dụng thường ngày, nhưng trong các tình huống nguy cấp, ông

càng viết vội hơn và càng có nhiêu chỗ bị bôi xóa, sửa chữa. Người

đời sau khi đọc nhật ký của Lý Thuấn Thần thường đọc sai hoặc

bỏ qua vì không hiểu những chỗ bị bôi xóa, sửa chữa như vậy. Đặc

biệt, hiện tượng bôi xóa, chình sửa được gặp rất nhiều trong bản

thảo “Nhật ký năm Nhâm.Thìn”, “Nhật ký năm Quý Tỵ”, “Nhật ký

năm Đinh Dậu”. Điều này chứng tỏ, cuộc chiến vào những năm

đó rất khốc liệt. Chiến tranh bắt đẩu vào năm Nhầm Thìn với các

cuộc giao chiến trên vùng biển Ok-po, Dang-po, Han-san-do, Bu￾san. Năm Quý Tỵ có các cuộc giao chiến trên vùng biển Ung-po,

Gyeon-nae-ryang. Năm Đinh Dậu xảy ra cuộc bạo loạn Đinh Dậu

14 ịeeQunQin (Lý Thuấn Thần)

với các cuộc giao chiến ở trên vùng biển Geo-je (ẼẼLỖt: Cự Tể),

An-gol-po sông An Cốt), Chil-cheon-ryang (fê£JI I Tất

Xuyên Lương), Byeok-ba-jin sông Bích Ba), Eo-ran-po

(^ ỉiỉíllì: sông Ư Lan), Myeong-ryang.

Bảng sau đầy cho thấy, vào những năm xảy ra những cuộc giao chiến

lớn, số trang nhật ký không liên tiếp nhau, và có nhiều ngày Lee Sun

Sin không viết nhật ký. Vào những năm ít giao chiến, số trang nhật

ký thường liên tiếp nhau. “Nhật ký năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Đinh

Dậu” là những năm có nhiều cuộc giao chiến lớn, còn “Nhật ký

năm Giáp Ngọ, Bính Thân” là những năm ít giao chiến, nên trong

bản thảo của “Nhật ký năm Giáp Ngọ, Bính Thân” ít có hiện tượng

bôi xóa, chỉnh sửa hơn. “Nhật ký năm Ất Mùi” được viết vào năm

không có giao chiến, nhưng lại không có trong bản thảo, nên không

thể xác định tình trạng nguyên bản của phần nhật ký này.

Sổ quyển, số trang, số chữ, ngày ghi nhật ký của bản thảo

Số trang: là số trang nhật ký trừ trang bìa và trang bỏ trống.

Số chữ: không tính những chữ bị xóa và không đọc được.

Các phán nhật ký Sổ

trang

Số chữ Ngày tháng Sỗ

quyển

Nhật ký năm

Nhâm Thìn

15 2.238

Từ ngày 1 đến ngày 4/5

Từ ngày 29/5 đến ngày 10/6

Từ ngày 24 đến ngày 28/8

1

Nhật ký

năm Quý Tỵ

99 17.208 Từ ngày 1/2 đến ngày 22/3

Từ ngày 1/5 đen ngày 15/9

1 ,2

Nhật ký

năm Giáp Ngọ

103 18.717 Từ ngày 1/1 đến ngày 28/11 3

Nhật ký

năm Bính Thân

3 15.689 Từ ngày 1/1 đếh ngày 11/10 4

Nhật ký (ronggian lao

Nhật ký

năm Đinh Dậu I

57 12.617 Từ ngày 1/4 đến ngày 8/10 5

Nhật ký

năm Đinh Dậu II

40 7.562 Từ ngày 4/8 đến ngày 30/12 6

Nhật ký

năm Mậu Tuất

19 1.422 Từ ngày 1/1 đến ngày 7/10 6 ,7

Lee Sun Sin đã ghi “Nhật ký năm Đinh Dậu” nhưng vẽ sau ông đã

ghi chép lại phẩn nhật ký này. Do đó, “Nhật ký năm Đinh Dậu”

được xem là có 2 quyển: “Nhật ký năm Đinh Dậu I” và “Nhật ký

năm Đinh Dậu II”. Vì vậy, phẩn nhật ký năm Đinh Dậu gồm có

66 ngày nhật ký được ghi từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 8 tháng 10

nhưng có nhiều ngày trùng nhau. Năm Đinh Dậu (1597) là năm

Lee Sun Sin liên tục gặp hoạn nạn và đau ốm. Vào ngày 13 tháng 4

năm Đinh Dậu, ông ghi rằng “Vì quá đau lòng khi mẫu thân qua

đời, nên tôi không thể ghi chi tiết, sau này tôi sẽ ghi bổ sung một

cách tổng quát.” Trong đó, “không thể ghi chi tiết” hàm ý tình hình

chiến sự lúc bấy giờ đang rất cấp bách. Lee Eun Sang Lý

Ân Tướng) từng nhận định vê “Nhật ký năm Đinh Dậu” như sau:

“Tôi không hiểu vì sao lúc bấy giờ Lee Sun Sin lại ghi rằng sau này

ông sẽ viết lại, nhưng quyển I có sự ghi sai về can chi của ngày

tháng, còn quyển II được viết nhiêu hơn, nên tôi cho rằng có lẽ ở

quyển II, Lee Sun Sin có nhiều thời gian hơn nên ông đã hồi tưởng

lại và ghi cụ thể hơn.” Hơn nữa, nét chữ trong quyển “Nhật ký năm

Đinh Dậu” được viết rất vội và có nhiểu chỗ bôi xóa nên càng khó

đọc. Có lẽ lúc bấy giờ, Lee Sun Sin đã viết nhật ký trong hoàn cảnh

họa vô đơn chí. Ông bị phế chức quan thống chế sử thủy quân

ba tỉnh Gyeong-sang, Jeon-la, Chung-cheong và bị tống giam. Sau

đó, trong khi ông trở lại quân ngũ hoạt động dưới sự chỉ huy của

Won Gyun thì lại hay tin mẫu thần qua đời.

Như đã để cập ở trên, bản thảo nhật ký có nhiều chữ viết không

rõ ràng, viết sai hoặc bị bôi xóa đến nay vẫn chưa được giải mã.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!