Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhật ký Chu Cẩm Phong
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
989.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1998

Nhật ký Chu Cẩm Phong

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG VĂN HIẾN

NHẬT KÝ CHU CẨM PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 02 21

Người hướng dãn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ

Thái Nguyên – 2017

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6

6. Đóng góp của luận văn................................................................................ 7

7. Cấu trúc của luận văn................................................................................. 7

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CHUNG VÀ TÁC GIẢ CHU

CẨM PHONG................................................................................................... 8

1.1. Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài ......................................... 8

1.1.1. Thể loại nhật ký...................................................................................... 8

1.1.2. Đặc trưng của thể loại nhật ký .............................................................. 9

1.1.3. Phân loại thể nhật ký ........................................................................... 17

1.2. Nhà văn Chu Cẩm Phong...................................................................... 20

1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Chu Cẩm Phong....................................... 20

1.2.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Chu Cẩm Phong........................... 21

Chương 2: HIỆN THỰC CHỐNG MỸ QUA NHẬT KÝ CHU CẨM

PHONG .......................................................................................................... 32

2.1. Hiện thực chiến trường những năm chống Mỹ................................... 32

2.1.1. Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa ................................... 32

2.1.2. Con người trong chiến tranh............................................................... 34

2.2. Chân dung, tinh thần của nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong............... 39

2.2.1. Khát vọng giải phóng quê hương và lí tưởng của thế hệ chống Mỹ . 39

2.2.2. Góc nhìn, quan điểm của nhà văn về chiến tranh, về đồng đội, về

nhân dân......................................................................................................... 41

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG NHẬT

KÝ CỦA CHU CẨM PHONG.................................................................... 57

3.1. Khả năng tái hiện hình ảnh qua ngôn ngữ .......................................... 57

3.2. Ngôn ngữ, giọng điệu trong Nhật ký Chu Cẩm Phong....................... 59

3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong ...................... 59

3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong .................... 62

KẾT LUẬN.................................................................................................... 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 84

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Nhật ký chiến tranh là một hiện tượng văn học khá đặc biệt, không

chỉ thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước mà còn gây sự chú ý của cộng

đồng quốc tế như một vấn đề chính trị. Đơn cử như một số nhật ký chiến

tranh của các tác giả: Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Vũ Xuân, Dương

Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong…những năm gần đây đã thu hút sự quan tâm

không chỉ trong giới nghiên cứu về lịch sử chiến tranh mà cả những nhà văn,

nhà phê bình văn học xem xét, lý giải như một vấn đề văn học, góp phần giải

mã tâm hồn con người trong cuộc chiến. Hiện thực về cuộc chiến tranh chống

Mỹ ác liệt và lý tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong các

cuốn nhật ký chiến tranh như một thước phim sống động khiến người đọc

cảm nhận rõ nhất, bao quát nhất và chân thực nhất về các mặt, góc độ,

phương diện của cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mỹ, giải phóng

dân tộc. Ở đó, hiển hiện rõ không khí ác liệt của cuộc chiến, của những con

người đắm mình trong máu lửa và cả hình ảnh của tác giả với tư cách là một

nhân chứng của lịch sử. Đây là điều khó thấy rõ ở các thể loại văn học khác…

1.2. Thể loại ký có giá trị phản ánh chân thực về cuộc sống thực tại. Với

tư cách một thể loại truyền thống, thể ký cũng có bước tiến mạnh mẽ cả về

chiều rộng và chiều sâu và đến đầu thế kỷ XX, nó nổi lên như một thể loại tiên

phong. Ký làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống tiểu loại phong phú,

bắt kịp tốc độ hiện đại hóa văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. Trong

sự vận động này, ký là thể loại mới mẻ, được du nhập từ văn học phương Tây

đó là thể nhật ký. Trong suốt chặng đường phát triển của văn học thế kỷ XX, có

thể thấy từ việc xuất hiện tản mạn, ghi chép rời rạc đến hình thành một thể văn

mới, đan xen vào các thể văn xuôi tự sự khác, nhật ký trở thành một phân

nhánh năng động của thể ký. Tiếp tục khơi gợi từ chính cuộc sống, sự kiện

2

đương diễn ra, nhật ký góp vào một cái tôi cá nhân không ngừng khám phá, đổi

mới. Một cái tôi khi thì đấu tranh, phản biện với chính mình, khi lại đối thoại

với chính thế sự, thời cuộc.

1.3. Chu Cẩm Phong tốt nghiệp loại xuất sắc tại Đại học Tổng hợp Hà

Nội, ông được nhà trường cử đi học nước ngoài nhưng đã xung phong vào

miền Nam chiến đấu. Trong sự nghiệp văn chương, Chu Cẩm Phong mới đi

được quãng đường ngắn ngủi chưa đầy 4 năm nhưng đã để lại nhiều tác phẩm

có giá trị, như: Mặt biển - mặt trận (truyện ký); Rét tháng Giêng (truyện ký)

và Nhật ký Chu Cẩm Phong. Những tác phẩm này như là tuyên ngôn của nhà

văn Chu Cẩm Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến

chống Mỹ. Tên tuổi của Chu Cẩm Phong được biết đến nhiều qua cuốn nhật

ký ghi lại khoảng thời gian tác giả tham gia cuộc chiến tranh giải phóng miền

Nam mà sau này được biết đến với tên gọi Nhật ký Chu Cẩm Phong. Sau gần

30 năm kể từ ngày ông hy sinh, tập sách Nhật ký Chu Cẩm Phong (viết từ

ngày 11/7/1967 đến 27/04/1971) dày hơn 800 trang, được Nhà xuất bản Văn

học ấn hành năm 2015 đã tạo nên niềm cảm xúc sâu xa trong độc giả cả nước,

nhất là thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh. Tác giả Thanh Thảo đã coi

cuốn Nhật ký này là một tác phẩm kỳ lạ bởi lẽ: “Những người đầu tiên được

đọc cuốn nhật ký ấy lại là những người lính của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn.

Chính họ là những người đã cất giữ bảo vệ nó cho đến ngày hoà bình bởi ở

bên kia chiến tuyến nhưng thực sự xúc động khi đọc những dòng nhật ký này,

coi đó là kỷ vật thiêng liêng, cần được gửi về nơi mà người viết tin gửi…

Cuốn sổ tay ấy là nhật ký mà cũng là một tác phẩm văn học, một tác phẩm

chân thực đến tận cùng vì chỉ viết cho riêng mình, một tác phẩm của nhà văn

lại được viết khi nhà văn không hề nghĩ mình đang viết tác phẩm. Bởi anh chỉ

muốn cuốn nhật ký này cùng lắm là làm tư liệu cho những cuốn sách mà anh

sẽ viết, nếu may mắn anh còn sống để viết” (Thanh Thảo).

3

1.4. Là một học viên cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam và là

một nhà báo công tác cơ quan Báo Thái Nguyên, tôi chọn Nhật ký Chu Cẩm

Phong để nghiên cứu với mục đích: Thứ nhất, nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm

Phong và một số cuốn nhật ký của các chiến sĩ cách mạng khác nhằm củng cố

kiến thức về lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, làm nổi bất ý chí kiên

cường, lý tưởng cách mạng của quân và dân ta. Kiến thức này sẽ được bản

thân sử dụng để phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền tới cán bộ, đảng viên và Nhân

dân về tinh thần yêu nước, yêu hoà bình; Thứ hai, với nhiệm vụ của một

người nghiên cứu văn học, tôi muốn làm sâu sắc hơn nữa về những đóng góp

của Chu Cẩm Phong và giới văn nghệ sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

mà tiêu biểu là tại chiến trường Quảng – Đà, nơi chiến sự ác liệt, vì vị trí địa

lý vô cùng quan trọng đối với công cuộc giải phóng dân tộc trước đây; xây

dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay. Từ đó khẳng định, Nhật ký Chu Cẩm Phong

là tác phẩm văn học phi hư cấu, có giá trị lớn trong việc tuyên truyền về lịch

sử cách mạng và những giá trị của văn học Việt Nam trong những năm tháng

kháng chiến chống Mỹ.

Một tác phẩm văn học kỳ lạ và có giá trị như vậy nhưng tính đến nay số

lượng các công trình nghiên cứu về nó một cách hệ thống và toàn diện lại rất

ít ỏi. Đây là lý do chúng tôi lựa chọn Nhật ký Chu Cẩm Phong để làm luận

văn nghiên cứu với mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị nội

dung cũng như đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này. Từ đó góp phần

khẳng định vị trí của tác phẩm, cũng như tài năng của nhà văn Chu Cẩm

Phong trong nền văn học Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua tìm hiểu của chúng tôi, số lượng các công trình nghiên cứu chuyên

sâu về nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm Phong và tác phẩm của ông còn rất ít ỏi,

hầu hết là các bài viết tản mạn đăng trên một số trang báo có tính chất giới

4

thiệu ngắn gọn về cuộc đời, thân thế và đóng góp của ông với hai tư cách:

Chiến sĩ và nhà văn. Chẳng hạn, như: Nhật ký Chu Cẩm Phong đăng trong

mục tác giả xứ Quảng tháng 10/2014 đã giới thiệu ngắn gọn về thân thế, cuộc

đời của nhà văn và một số đoạn trích của tác phẩm; bài viết Chu Cẩm Phong -

bút hiệu của tình yêu đăng trên báo Công an Nhân dân; hay bài Nhật ký chiến

tranh: Vẫn còn hơi ấm bàn tay của nhà thơ Ngô Thế Oanh đăng trên trang

điện tử www.sachhay.org...

Đặc biệt có hai công trình bước đầu nghiên cứu khá sâu về tác phẩm

Nhật ký Chu Cẩm Phong nhưng chỉ dừng ở góc độ khai thác giá trị ngôn ngữ

nghệ thuật của tác phẩm. Đó là luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký

Chu Cẩm Phong của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (năm 2015). Trong công trình

nghiên cứu này, tác giả Đỗ Thị Thu Hương chỉ tập trung làm rõ về ngôn ngữ

nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong mà ít quan tâm tới các vấn đề, khác,

như: giá trị hiện thực, tư tưởng, lý tưởng cách mạng của nhà văn, của thế hệ trẻ

lúc bấy giờ cũng như các phương diện nghệ thuật khác của tác phẩm.

Riêng công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu mang tên Nhật

ký chiến tranh qua sáng tác của một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Văn Thạc;

Đặng Thuỳ Trầm; Chu Cẩm Phong công bố tháng 12/2012 lại đi theo hướng

tìm hiểu những nét chung nhất về nhật ký chiến tranh qua ba tác phẩm, gồm:

Nhật ký Nguyễn Văn Thạc, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nhật ký Chu Cẩm

Phong. Là một bộ phận của công trình nghiên cứu nên tác giả Trần Thị Thu

cũng chưa nêu được toàn diện về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật

trong Nhật ký Chu Cẩm Phong. So sánh về cấu trúc và nội dung, Nhật ký của

Nguyễn Văn Thạc và Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm chiếm dung lượng lớn hơn và

có phần “lấn lướt” so với phần viết về Nhật ký Chu Cẩm Phong trong công

trình nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu. Điều này có thể làm cho các học

5

giả, người đọc chưa nhận thức sâu sắc, toàn diện về giá trị nội dung, nghệ

thuật đích thực của Nhật ký Chu Cẩm Phong.

Có thể nói, các bài viết, công trình nghiên cứu về Nhật ký Chu Cẩm

Phong được đăng tải hoặc công bố thời gian qua mới chỉ bước đầu dừng lại ở

việc giới thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chưa có một

công trình nghiên cứu nào thể hiện được những đặc sắc về nội dung và nghệ

thuật của thể loại văn học đặc biệt này. Vì vậy, luận văn của chúng tôi được

thực hiện sẽ góp thêm một nghiên cứu có tính hệ thống về giá trị nội dung

cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó khẳng định rõ hơn những đóng góp

to lớn của nhà văn Chu Cẩm Phong trong dòng chảy văn học cách mạng Việt

Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu Nhật ký Chu Cẩm Phong trên hai phương diện nội dung và

nghệ thuật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt

Nam, 863 trang, năm 2015. Ngoài ra, người viết còn nghiên cứu thêm một số

nhật ký chiến tranh của các tác giả, như: Vũ Xuân, Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn

Văn Thạc, Dương Thị Xuân Quý… để làm cứ liệu so sánh.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, lý tưởng cách mạng

và hình thức nghệ thuật của Nhật ký Chu Cẩm Phong so với các cuốn nhật ký

6

chiến tranh đã được xuất bản (Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, Nhật ký Nguyễn

Văn Thạc, Nhật ký Vũ Xuân…).

- Bước đầu đưa ra những nhật xét, đánh giá về đóng góp của Nhật ký

Chu Cẩm Phong trên 2 phương diện: Lịch sử và văn học.

- Xác lập vị trí của nhà văn - liệt sĩ Chu Cẩm Phong trong nền văn xuôi

Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát Nhật ký Chu Cẩm Phong và một số tác phẩm nhật ký chiến

tranh khác.

- Nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và nghệ thuận của Nhật ký

Chu Cẩm Phong.

- Xác định được những đóng góp của nhà văn - chiến sĩ Chu Cẩm

Phong đối với cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và sự phát triển của văn

xuôi Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

- Ngoài ra, người viết luận văn còn nghiên cứu một số lý thuyết, lý luận

làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này được nghiên cứu bằng một số phương pháp truyền thống,

khoa học, như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử văn học; phương pháp thống

kê, phân loại; phương pháp so sách, đối chiếu; phương pháp tổng hợp;

phương pháp nghiên cứu liên ngành và một số phương pháp khác… Phương

pháp nghiên cứu lịch sử văn học được dùng để đánh giá, làm rõ hơn giá trị

của Nhật ký Chu Cẩm Phong đối với hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ

mà những tài liệu, tác phẩm văn học, nghệ thuật đã công bố. Phương pháp

thống kê cung cấp cho bạn đọc những số liệu, vấn đề, địa danh, con người có

thực mà nhà văn Chu Cẩm Phong đã sử dụng trong tác phẩm này. Phương

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!