Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhật bản với tiến trình liên kết ở đông á từ năm 1990 đến 2009
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhật Bản với tiến trình liên kết ở Đông Á từ
năm 1990 đến 2009
Ngô Phương Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Châu Á học; Mã số: 60.31.50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Phân tích những nhân tố thúc đẩy hình thành tiến trình liên kết ở Đông Á từ
sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Nghiên cứu thực trạng hình thành và phát triển của tiến
trình liên kết ở Đông Á sau Chiến tranh Lạnh. Hệ thống hóa và phân tích một số quan
điểm, chính sách cơ bản đối với tiến trình liên kết khu vực Đông Á mà Nhật Bản đã
thực hiện trong giai đoạn 1990 - 2009, đánh giá mục đích cùng những đóng góp của
Nhật Bản trong việc thúc đẩy sự thành công của tiến trình hợp tác. Nhận định về
những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên
kết ở Đông Á, trên cơ sở đó dự báo vai trò của Nhật Bản đối với hợp tác khu vực trong
thời gian tới. Đề xuất đối sách của Việt Nam trong quan hệ với Nhật Bản góp phần
thúc đẩy liên kết Đông Á thành công.
Keywords: Châu Á; Nhật bản; Đông Á; Quan hệ quốc tế
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đông Á (bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á) là một bộ phận trọng yếu của khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD). Là nơi tập trung 65% GDP của thế giới, 55% giá
trị thương mại toàn cầu, 50% tổng giá trị các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đông Á đang
được mệnh danh là “khu vực của thế kỷ XXI” [38, tr.129]. Nằm ở bờ Đông của lục địa Á -
Âu, nơi đây là điểm giao thoa, đan xen lợi ích chiến lược của các cường quốc hàng đầu trên
thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, đồng thời cũng là nơi đang nổi lên xu hướng
liên kết khu vực khá mạnh mẽ (ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS.v.v.). Sự trỗi dậy và
gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của Trung Quốc, cùng những nỗ lực của Mỹ, Nhật Bản, các
nước Đông Nam Á trong việc tiếp tục duy trì vị thế vốn có của mình ở Đông Á, đã và đang
làm phong phú thêm bức tranh hợp tác an ninh - chính trị, kinh tế vốn mang nhiều màu sắc tại
khu vực này.
2
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cơ hội mới cho sự hợp tác đa phương vì an ninh và
phát triển của mỗi nước cũng như trong toàn khu vực đã trở thành nhu cầu cấp thiết ở Đông
Á. Trong quá trình này, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò quan
trọng, là tâm điểm thu hút các nước lớn khác trong khu vực hòa nhập vào quỹ đạo của hợp tác
Đông Á. Ý tưởng của cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad về việc thành lập Nhóm
kinh tế Đông Á (EAEG) đầu những năm 1990 đã góp phần bồi đắp cho “chủ nghĩa khu vực
Đông Á” những bước tiến đầu tiên. Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997-1998, nhận thức của các quốc gia trong khu vực về nhu cầu liên kết càng rõ hơn bao giờ
hết. Cơ chế hội nghị cấp cao ASEAN+3 thành lập cuối năm 1997, đã đưa ra văn kiện “Tuyên
bố chung về hợp tác Đông Á”, đánh dấu một bước tiến nữa trong nhận thức về liên kết khu
vực. Nhiều cơ chế hợp tác kinh tế, tài chính trong khuôn khổ ASEAN+3 đã ra đời, cùng với
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), làm cơ sở cho liên kết Đông Á ở các cấp độ và lĩnh vực
sâu rộng hơn.
Có thể thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa, bức tranh liên kết ở Đông Á
đang ngày càng trở nên đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến tạo dựng nền tảng
nhằm nâng cao tính khả thi của việc hình thành hợp tác Đông Á, Đông Á vẫn là một trong
những nơi tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức đối với tiến trình liên kết và hội nhập toàn khu
vực. Các quan điểm, chính sách và động thái của từng quốc gia đóng vai trò mấu chốt, có thể
thúc đẩy hay kìm hãm bước phát triển của tiến trình này. Việc nghiên cứu và đề xuất những
hướng đi thích hợp để tiến trình liên kết ở Đông Á đạt được hiệu quả là trách nhiệm của tất cả
các quốc gia trong khu vực, là mục tiêu đặc biệt quan trọng đối với những cường quốc hàng
đầu. Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á, Nhật Bản là một thành viên
của Đông Á. Với mục tiêu thoát khỏi sự khống chế của Mỹ, trở thành một cường quốc chính
trị có vị trí quan trọng tại CA-TBD, Nhật Bản đánh giá rất cao ý nghĩa của tiến trình liên kết
Đông Á. Trên thực tế, nước này đã điều chỉnh chính sách “quay về với Châu Á” trong rất
nhiều lĩnh vực, nhất là từ sau chiến tranh lạnh đến nay. Quan điểm, chính sách cũng như
những đóng góp thực tiễn đầy ý nghĩa của Nhật Bản chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối
với tiến trình liên kết ở Đông Á nói chung và ảnh hưởng trực tiếp tới các quốc gia Đông Á nói
riêng, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên, phấn đấu hoàn thành
mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Những