Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhập môn thiết kế Web: Tài liệu tham khảo / Phó Hải Đăng, Nguyễn Văn Thọ
PREMIUM
Số trang
139
Kích thước
4.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1834

Nhập môn thiết kế Web: Tài liệu tham khảo / Phó Hải Đăng, Nguyễn Văn Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NHẬP MÔN

THIẾT KẾ WEB

Phó Hải Đăng - Nguyễn Văn Thọ

TPHCM, 04-2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

LỜI GIỚI THIỆU

Thiết kế web (Tiếng Anh: web design) là môn học thuộc chương trình đào

tạo của ngành Hệ thống thông tin quản lý – trường đại học Ngân Hàng Tp.HCM.

Với mong muốn có một tài liệu cho sinh viên tham khảo trong quá trình học tập,

nhóm tác giả đã biên soạn tài liệu Nhập môn thiết kế web này. Tài liệu được viết

cô đọng và sát với đề cương môn học “Thiết kế trang web” (đã được phê duyệt, nằm

trong chương trình đào tạo của ngành Hệ thống thông tin quản lý). Nội dung được

trình bày theo hướng tóm tắt lý thuyết, cho ví dụ minh hoạ, có các bài tập từ cơ bản

tới nâng cao (liên quan trực tiếp với kiến thức trong các chủ đề).

Các bài tập được tổ chức theo từng chương, được phân theo từng mục tiêu đề

của chương, để sinh viên dễ tra cứu và thực hiện. Đính kèm theo tài liệu này là các

tập tin mã nguồn, các tập tin dữ liệu cần thiết để thực hiện theo yêu cầu của bài tập,

được tổ chức cấp thư mục tương ứng với mục lục của tài liệu. Sinh viên có thể tải

các tập tin mã nguồn và dữ liệu tại địa chỉ:

https://bit.ly/37fq9rt

Mọi thắc mắc và đóng góp về tài liệu, quý độc giả vui lòng gửi email theo

địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected].

Xin chân thành cảm ơn

NHÓM TÁC GIẢ

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEB ..................................... 7

1.1 Các khái niệm cơ bản trong môi trường web.........................................7

1.2 Lịch sử phát triển của WWW ..............................................................10

1.3 Tổ chức W3C.......................................................................................11

1.4 Các thế hệ web .....................................................................................11

1.5 Mô hình máy khách – máy chủ (client – server) .................................12

CHƯƠNG 2. NGÔN NGỮ HTML.............................................................. 15

2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ HTML ............................................................15

2.2 Các phiên bản của HTML....................................................................15

2.3 Cấu trúc ngôn ngữ HTML ...................................................................17

2.4 Cú pháp ngôn ngữ HTML....................................................................18

2.5 Các loại thẻ văn bản và danh sách .......................................................19

2.6 Các loại thẻ đối tượng ..........................................................................23

2.7 Thẻ siêu liên kết (hyperlink)................................................................27

2.8 Thẻ bảng (table) ...................................................................................29

2.9 Các loại thẻ điều khiển biểu mẫu (form control).................................32

CHƯƠNG 3. NGÔN NGỮ CSS................................................................... 40

3.1 Giới thiệu .............................................................................................40

3.2 Cú pháp của ngôn ngữ CSS .................................................................41

3.3 Nguyên tắc ưu tiên và tính kế thừa của CSS........................................42

3.4 Tích hợp mã CSS vào trang web .........................................................43

3.5 Các loại selector...................................................................................45

3.6 Các thuộc tính về kiểu chữ, văn bản và danh sách ..............................52

3.7 Mô hình hộp trong CSS .......................................................................57

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ WEB NGỮ NGHĨA........................................... 67

4.1 Giới thiệu trang web ngữ nghĩa ...........................................................67

4.2 Bố cục trang web bằng thẻ table ..........................................................67

4.3 Bố cục trang web bằng thẻ div.............................................................68

4.4 Bố cục trang web bằng thẻ ngữ nghĩa..................................................70

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 3

CHƯƠNG 5. THIẾT KẾ WEB CÓ TÍNH ĐÁP ỨNG..............................79

5.1 Giới thiệu về tính đáp ứng................................................................... 79

5.2 Khái niệm về khung nhìn (viewport).................................................. 79

5.3 Truy vấn điều kiện (media query)....................................................... 81

5.4 Ứng dụng media query vào thiết kế mang tính đáp ứng..................... 83

5.5 Hệ thống lưới (grid system) ................................................................ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................90

PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH...................................................................91

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 ARPANET Advanced Research Projects Agency Network

2 CSS Cascading Style Sheets

3 DNS Domain Name System

4 FTP File Transfer Protocol

5 HTML HyperText Markup Language

6 HTTP HyperText Transfer Protocol

7 IP Internet Protocol

8 ISP Internet Service Provider

9 RWD Responsive web design

10 SMTP Simple Mail Transfer Protocol

11 TCP/IP Transmission Control Protocol/Internet Protocol

12 URL Uniform Resource Locator

13 WWW World Wide Web

14 W3C World Wide Web Consortium

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính type trong danh sách có thứ tự ... 22

Bảng 2-2 Bảng các định dạng video được hỗ trợ.................................................... 24

Bảng 2-3 Bảng các thuộc tính của thẻ form............................................................ 34

Bảng 2-4 Bảng các thuộc tính của textbox.............................................................. 34

Bảng 2-5 Bảng các thuộc tính của nút submit......................................................... 35

Bảng 2-6 Bảng các thuộc tính radiobox.................................................................. 36

Bảng 2-7 Bảng các thuộc tính của checkbox .......................................................... 37

Bảng 2-8 Bảng các thuộc tính của textarea............................................................. 39

Bảng 3-1 Bảng liệt kê các ký tự thay thế của attribute selector.............................. 47

Bảng 3-2 Bảng liệt kê các pseudo-element phổ biến .............................................. 49

Bảng 3-3 Bảng liệt kê một số pseudo-class selector phổ biến ................................ 50

Bảng 3-4 Bảng liệt kê các giá trị phổ biến của thuộc tính font-size ....................... 54

Bảng 3-5 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính text-transform ............................. 55

Bảng 3-6 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính text-align..................................... 55

Bảng 3-7 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính text-decoration............................ 56

Bảng 3-8 Bảng liệt kê các giá trị list-style-type trong danh sách không thứ tự...... 56

Bảng 3-9 Bảng liệt kê các giá trị list-style-type trong danh sách có thứ tự............ 57

Bảng 3-10 Bảng liệt kê các thuộc tính của các thành phần trong box model ......... 58

Bảng 3-11 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính float........................................... 61

Bảng 3-12 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính clear .......................................... 62

Bảng 3-13 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính overflow.................................... 62

Bảng 3-14 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính position ..................................... 63

Bảng 3-15 Bảng liệt kê các giá trị của thuộc tính background-repeat .................... 66

Bảng 5-1 Bảng giải thích các thành phần trong cú pháp media query.................... 82

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1 Mô hình hoạt động của trang web .............................................................13

Hình 2-1 Cấu trúc tài liệu HTML .............................................................................17

Hình 2-2 Tài liệu HTML biểu diễn dạng cây............................................................18

Hình 2-3 Giao diện trang web khi trình duyệt hiển thị .............................................18

Hình 2-4 Ví dụ mã HTMLl cho các heading 1 đến heading 6..................................20

Hình 2-5 Kết quả trình duyệt hiển thị .......................................................................20

Hình 2-6 Kết quả hiển thị khi sử dụng thẻ <br/>......................................................21

Hình 2-7 Kết quả trình duyệt hiển thị .......................................................................22

Hình 2-8 Kết quả hiển thị danh sách với loại ký tự La Mã in thường ......................22

Hình 2-9 Kết quả hiển thị danh sách không thứ tự ...................................................23

Hình 2-10 Ví dụ một biểu mẫu đăng ký trên web.....................................................33

Hình 2-11 Kết quả mã nguồn radiobox.....................................................................36

Hình 2-12 Kết quả thực hiện mã nguồn checkbox....................................................37

Hình 2-13 Kết quả của mã nguồn selectbox .............................................................39

Hình 3-1 Mô hình hình hộp.......................................................................................58

Hình 3-2 Kết quả áp dụng thuộc tính z-index...........................................................65

Hình 4-1 Hình minh họa cho bố cục trang web bằng thẻ div ...................................69

Hình 4-2 Hình trang web minh họa cho phần khu vực điều hướng..........................72

Hình 4-3 Hình minh họa cho khu vực mục tin .........................................................73

Hình 4-4 Hình minh họa cho khu vực liên quan.......................................................74

Hình 4-5 Hình minh họa cho khu vực footer............................................................75

Hình 5-1 Viewport ....................................................................................................80

Hình 5-2 Hình mô tả cho kỹ thuật desktop-first .......................................................84

Hình 5-3 Hình mô tả cho kỹ thuật mobile-first.........................................................85

Hình 5-4 Hệ thống lưới 6 cột ....................................................................................87

Hình 5-5 Bố cục 4-2..................................................................................................88

Hình 5-6 Bố cục 3-3..................................................................................................89

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ WEB

Trong chương này, người học sẽ được tìm hiểu các khái niệm cơ bản trong

lĩnh vực internet & web, lịch sử hình thành internet & web. Ngoài ra, người học

còn được tìm hiểu về tổ chức W3C, là tổ chức đứng đầu thế giới quy định các

chuẩn về web.

Nội dung:

 Các khái niệm cơ bản trong môi trường web

 Lịch sử phát triển web

 Các thế hệ web

 Mô hình hoạt động của trang web

 Giới thiệu về tổ chức W3C

1.1 Các khái niệm cơ bản trong môi trường web

Internet

Internet là mạng toàn cầu kết nối các máy tính và các thiết bị điện tử khác.

Trong đó, các máy tính và thiết bị điện tử này truyền dữ liệu với nhau thông qua

tập giao thức TCP/IP.

WWW (World Wide Web)

WWW là một dịch vụ cung cấp mạng lưới thông tin toàn cầu, cho phép

truy xuất các tài liệu của các máy chủ (server) dễ dàng thông qua các giao tiếp đồ

hoạ. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần sử dụng một chương trình gọi là

trình duyệt web (web browser).

Máy chủ (server)

Máy chủ là nơi cài đặt phần mềm web server để lưu trữ và quản lý trang

web. Nó phục vụ cho các máy khách có nhu cầu truy cập tới trang web đang được

lưu trữ. Ngoài ra, máy chủ còn cung cấp các dịch vụ quản trị web và cơ sở dữ liệu

cho người quản trị web để thực hiện công việc quản trị trang web.

Máy khách (client)

Máy khách là máy mà người dùng sử dụng trình duyệt để truy cập trang

web mà họ muốn. Trình duyệt là những ứng dụng như: Chrome, Microsoft Edge,

Safari, Opera, Firefox,…

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 8

Trình duyệt web (web browser)

Trình duyệt web là một ứng dụng được cài tại máy khách (client). Nó còn

được gọi là trình khách trong mô hình máy chủ - máy khách trong lĩnh vực web.

Mục đích của trình duyệt web là cung cấp giao diện đồ hoạ cho người dùng có thể

truy xuất các trang web và nguồn tài nguyên của máy chủ thông qua giao thức

web và domain. Hiện tại có những trình duyệt phổ biến sau: Google Chrome,

Mozilla Firefox, Safari, Opera, Microsoft Edge.

Giao thức (protocal)

Giao thức là một tập hợp các quy tắc cho việc giao tiếp giữa máy chủ

(server) và máy khách (client). Ví dụ một số giao thức phổ biến: TCP/IP, HTTP,

FTP, SMTP.

Tên miền (domain)

Tên miền là địa chỉ của trang web dưới dạng chuỗi kí tự chữ cái được ánh

xạ từ một địa chỉ IP của máy chủ web thông qua dịch vụ DNS (Domain Name

System). Ví dụ ta có tên miền google.com được ánh xạ từ địa chỉ IP là

2406:6800:4003:c04::71 (IPv6).

Cổng (port)

Mỗi một ứng dụng tại máy chủ (server) khi giao tiếp với các máy khách

cần thông qua một cổng được đăng ký trước. Và cổng này là duy nhất cho mỗi

ứng dụng tại máy chủ, nhờ vào điều này mỗi máy khách sẽ liên lạc một cách chính

xác. Ví dụ cổng mặc định của web là 80.

Hệ thống định vị tài nguyên thống nhất (URL)

URL là từ viết tắt của “Uniform Resource Locator”, là một địa chỉ dẫn đến

một tập tin (file) cụ thể trong nguồn tài nguyên trên máy chủ (server). Đối với

web thì URL được gọi là địa chỉ trang web.

Ví dụ: https://www.tiki.vn/trangchu.html là URL chỉ rõ nơi mà tài

nguyên (là tập tin mã nguồn trangchu.html) đang được lưu trữ tại máy chủ đang

chứa trang web Tiki.

Đường dẫn (path)

Đường dẫn là một trong những khái niệm quan trọng trong thiết kế web.

Nó là nơi tài nguyên đang được lưu trữ tại web server. Có hai loại đường dẫn, bao

gồm:

a) Đường dẫn tuyệt đối (absolute path)

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 9

Đây là loại đường dẫn có đầy đủ các thành phần của một URL (Uniform

Resource Locator). Loại đường dẫn này thường được sử dụng trong các trường

hợp mà trang web liên kết tới một tài nguyên (tập tin) ở bên ngoài trang web đó.

Ví dụ, trang web ta đang xây dựng cần liên kết tới trang chủ của VnExpress

thì ta cần sử dụng đường dẫn tuyệt đối, là nơi lưu trữ tập tin trang chủ của

VnExpress. Ví dụ ta có đường dẫn tuyệt đối của VnExpress là:

https://www.vnexpress.net:80/index.html.

Ta thấy đường dẫn này có đầy đủ các thành phần của một URL gồm: giao

thức (https), tên miền (www.vnexpress.net), cổng (80), và đường dẫn tài liệu

(index.html). Tuy nhiên, các trình duyệt sẽ luôn mặc định truy cập web là cổng

80 và tên trang chủ mặc định là những tên sau: home, index. Vì thế tại ô địa chỉ

trình duyệt (address bar), chúng ta sẽ thấy đường dẫn tuyệt đối được rút gọn lại

như sau: https://www.vnexpress.net.

b) Đường dẫn tương đối (relative path)

Đây là loại đường dẫn được dùng cho những tài nguyên thuộc trong phạm

vi trang web của nhà phát triển. Chúng giúp việc truy xuất linh hoạt, vì nhà phát

triển không cần quan tâm tới những đường dẫn khác ngoài thư mục trang web của

họ. Chúng ta có một ví dụ cụ thể, như sau:

Giả sử, chúng ta đang có một dự án trang web là Khoa HTTTQL, toàn bộ

tài nguyên của dự án được đặt trong thư mục “www”, đây chính là thư mục gốc

của web server (máy tính đã cài phần mềm Apache hoặc IIS1

). Người dùng sử

dụng tên miền để truy cập tới web server là www.khoahtttql.edu.vn, sẽ được web

server điều hướng tới trực tiếp thư mục www này. Trong thư mục www này,

chúng ta có cấu trúc tập tin và thư mục như sau:

 trangchu.html: là trang chủ của trang web

 Thư mục images: thư mục chứa các hình ảnh của trang web

 Thư mục specializes: chứa 3 trang web gồm

▪ computer-science.html: chứa thông tin về chuyên ngành khoa

học máy tính.

▪ ecommerce.html: chứa thông tin về chuyên ngành TMĐT.

▪ mis.html: chứa thông tin về chuyên ngành hệ thống thông tin

doanh nghiệp.

1 Tuỳ theo phiên bản Apache và IIS mà thư mục gốc của web server sẽ có tên khác nhau (www,

hoặc inetpub, htdocs)

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 10

 Thư mục news: chứa các trang tin tức của khoa

 Thư mục events: chứa các hoạt động khoa và đoàn hội

Nếu chúng ta muốn tại trang trangchu.html, có một liên kết tới trang

mis.html thì chúng ta sẽ sử dụng đường dẫn tương đối thay vì sử dụng đường dẫn

tuyệt đối như sau: specializes/mis.html. Bản chất khi trang web chạy thì server sẽ

tự động chuyển đường dẫn tương đối thành đường dẫn tuyệt đối về trình duyệt

(phía client muốn truy cập), và đường dẫn tuyệt đối được chuyển thành chính là:

http://www.khoahtttql.edu.vn/specializes/mis.html

Ưu điểm của việc sử dụng đường dẫn tương đối là chúng ta rút gọn được

rất nhiều các thành phần trong URL khi viết mã nguồn. Ngoài ra, điểm nổi bật nhất

của đường dẫn tương đối chính là ta không cần quan tâm tới các đường dẫn khác

ngoài thư mục gốc. Việc chúng ta cần làm chính là tạo ra một cấu trúc thư mục rõ

ràng ngay từ đầu trước khi tiến hành triển khai dự án trang web.

Trang chủ (home page)

Trang chủ là trang chính của một trang web. Mặc định khi người dùng nhập

tiên miền trang web thì trang chủ sẽ được truy cập và hiển thị trên trình duyệt cho

người dùng xem. Từ trang chủ này, người dùng có thể truy cập đến những trang

con khác trong trang web đó.

1.2 Lịch sử phát triển của WWW

Lịch sử phát triển của WWW (World Wide Web) gắn liền với lịch sử hình

thành Internet. Vì thế, ta cần nhắc lại bối cảnh ra đời Internet.

Năm 1950, nước Mỹ bắt đầu phát triển máy tính điện tử. Kể từ đó, nhu cầu

kết nối các máy tính với nhau để tạo ra một mạng diện rộng ở một số phòng thí

nghiệm khoa học máy tính ở Mỹ, Vương Quốc Anh, Pháp đã bắt đầu hình thành.

Năm 1960, dự án mang tên ARPANET, được thực hiện bởi Robert Taylor và

Lawrence Roberts.

Vào đầu những năm 1970, có nhiều giao thức truyền thông được phát triển,

dự án ARPANET đã tạo tiền đề cho sự phát triển của các giao thức liên mạng.

Một trong những giao thức đó chính là TCP/IP do Robert E. Kahn và Vint Cerf

đề xuất, và bộ giao thức này đã trở thành giao thức mạng chuẩn trên ARPANET.

Vào những năm 1980, NSF đã tài trợ cho việc thành lập các trung tâm siêu

máy tính quốc gia tại một số trường đại học, và cung cấp các kết nối phục vụ cho

các tổ chức nghiên cứu và giáo dục. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng bắt đầu xuất

hiện vào cuối những năm 1980 để phục vụ cho mục đích giao thông thương mại.

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 11

Những năm cuối của thập niên 80, Tiến sĩ Tim Berners-Lee đã đề xuất

WWW, một mạng lưới liên kết các siêu văn bản, có thể được truy cập ở bất kỳ

nơi nào miễn là máy tính đó có kết nối tới mạng lưới.

TS. Tim Berners-Lee đã phát triển mạnh WWW để phạm vi truy cập các

tài liệu siêu văn bản mở rộng ra toàn cầu. Và dự án WWW đã làm cho Internet

trở nên phổ biến, hữu dụng cho đến ngày nay.

1.3 Tổ chức W3C

W3C được viết tắt bởi từ World Wide Web Consortium. W3C là một tổ

chức quy tụ rất nhiều thành viên là các tổ chức lớn, những chuyên gia, nhà khoa

học về lĩnh vực web, internet, và được dẫn dắt bởi tổng giám đốc điều hành là TS.

Tim Berners-Lee. Mục đích của tổ chức này là phát triển, mở rộng tiềm năng của

trang web, phục vụ nhu cầu số hoá của con người. (World Wide Web Consortium,

n.d.)

Khi ngày càng có nhiều nhà phát triển web và các trình duyệt web được

tạo ra để phục vụ cho người sử dụng, việc cần đảm bảo chuẩn hoá các nguyên tắc

thiết kế, phát triển là hết sức quan trọng. Điều này giúp các nhà phát triển web có

sự thống nhất khi phát triển các ứng dụng web, và đảm bảo tính dễ sử dụng cho

người dùng. Ngoài ra, tổ chức W3C luôn cập nhật các phiên bản của những ngôn

ngữ phát triển web như: HTML, Javascript.

Và với những nhà phát triển web chuyên nghiệp, trang web W3.ORG là

nguồn tham khảo chính và liên tục để đảm bảo cho chuyên môn và sự nghiệp của

mình. Người học web cũng cần sử dụng trang web W3C là một nguồn tài liệu

tham khảo chính thức để đảm bảo các kiến thức về lý thuyết không bị sai sót.

1.4 Các thế hệ web

Chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử phát triển của WWW. Nó xuất phát từ mục

đích là chia sẻ các tài liệu dưới dạng siêu văn bản cho các máy tính thông qua việc

truy cập internet. Nếu web chỉ dừng lại ở việc chia sẻ tài liệu siêu văn bản để

người dùng đọc, thì nó sẽ không thể phát triển như hiện nay. Kể từ khi web ra đời

và phát triển tới nay, nó đã tạo ra nhiều đột phá quan trọng về công nghệ. Ứng với

từng cột mốc với sự thay đổi lớn mang trính cách mạng đó, chúng ta có các thế

hệ web như sau:

1.4.1 Web 1.0

Giai đoạn đầu của web được gọi là Web 1.0 (web thế hệ đầu tiên). Web

1.0 còn được biết đến là một loại web tĩnh, là các trang web chỉ hiển thị cho người

dùng đọc thông tin hoặc xem hình ảnh. Nó đơn giản là nơi người dùng tiếp nhận

Nhập môn thiết kế web T r a n g | 12

thông tin một cách thụ động, không cho phép người dùng gửi phản hồi tới nhà

quản trị web.

1.4.2 Web 2.0

Web 2.0 là nền tảng mạng đọc ghi, nơi mà người dùng có thể giao tiếp với

nhau. Web 2.0 tạo ra sự cách mạng không chỉ cho việc chia sẻ thông tin một cách

nhanh chóng, mà còn giúp người dùng có thể tương tác với nhau ở thời gian thực.

Các ứng dụng nổi bật trong thế hệ web 2.0 chính là các trang web mạng xã hội

(social network) như Facebook, YouTube, và các loại web nhật ký (blog). Web

2.0 tạo sự đột phá rất lớn về tính tương tác giữa người dùng với trang web. Vì thế,

nó còn được gọi là web tương tác.

1.4.3 Web 3.0

Web 3.0 còn được gọi là web ngữ nghĩa (semantic web). Với cấu trúc và

bố cục giàu tính ngữ nghĩa, Web 3.0 hứa hẹn tiềm năng sẽ giúp nội dung có thể

đọc được trên các thiết bị điện tử; hỗ trợ hiệu quả cho các công nghệ rút trích

thông tin, tóm tắt văn bản. Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển lĩnh vực

trí tuệ nhân tạo (AI). Phần lớn các trang web hiện nay đang tập trung vào thế hệ

Web 3.0, khi mà yêu cầu về tính ngữ nghĩa ngày càng mạnh mẽ và phổ biến.

1.4.4 Web 4.0

Web 4.0 còn được gọi là web cộng sinh (symbiotic web). Ý tưởng này là

khi một siêu dữ liệu được tạo ra từ Web 3.0 là lúc con người và máy móc có thể

tương tác cộng sinh. Điều này sẽ giúp máy móc giao tiếp với con người giống như

giữa người và người giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, Web 4.0 vẫn là một ý tưởng

đang được hoàn thiện.

1.5 Mô hình máy khách – máy chủ (client – server)

Mô hình máy khách – máy chủ là mô hình cho thấy cách thức hoạt động

giữa máy khách (client) và máy chủ (server). Máy chủ là máy tính được cài đặt

dịch vụ web server, và là nơi chứa tất cả các tài nguyên gồm tập tin, trang web,

hình ảnh, video,… Còn máy khách là thiết bị mà người dùng có thể sử dụng để

truy cập tới tài nguyên của máy chủ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!