Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhập Môn - Du Lịch -Chuyên Đề : Người Chăm Phân Luận,Nhập Luận Về Champa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHÂN LUẬN , NHẬN LUẬN CHĂM PA
I – ĐẶT VẤN ĐỀ:
Người Chăm hiện sinh sống tập trung ở vùng nam trung bộ và nam bộ. Hiện nay,
dân tộc Chăm theo khá nhiều tôn giáo khác nhau: Bà Chăm (Bàlamôn), Hồi
giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Phật giáo… Tuy nhiên, nếu nói tới đền tháp
Chăm nghĩa là nói tới tôn giáo văn hóa ảnh hưởng của Ấn Độ trong đó đặc biệt
là Bàlamôn giáo. Đây cũng là yếu tố truyền thống thể hiện trong nghệ thuật kiến
trúc đền tháp Chăm, bên cạnh những yếu tố bản địa và khu vực.
II – NỘI DUNG:
Lịch sử hình thành dân tộc Chăm ở Việt Nam:
1.1. Nguồn gốc tộc người:
Người Chăm hay còn gọi là người Chàm, người Chiêm,… đã sinh tụ rất lâu đời
trên dải đất miền Trung Việt Nam từ nam Đèo Ngang đến Bình Thuận. Khoảng
thế kỉ II-III đầu Công nguyên cho đến thế kỉ XVII-XVIII, người Chăm đã xây dựng
một nền văn minh Chămpa phát triển rực rỡ, với nền tảng văn hóa Sa Huỳnh và
ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
Về mặt chủng tộc, người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên) thuộc
nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của nhóm loại hình Indonésien(1) (Hình
thành vào khoảng thời đồ đá giữa, cách ngày nay 10.000 năm).
Chủng Indonésien, là sự hợp chủng giữa chủng Mongoloid (thuộc đại chủng Á)
thiên di từ vùng Tây Tạng xuống vùng Đông Dương, với chủng Melannésien bản
địa (thuộc đại chủng Úc), với đặc điểm nhân chủng: nước da ngăm đen, tóc xoăn
dợn sóng, tầm vóc thấp; cư trú rải rác từ nam đèo Ngang đến Bình Thuận.
Như vậy có thể hiểu rằng, trên dải đất trung và nam trung bộ, từ thời đá giữa đã
có cư dân cổ bản địa sinh sống có nguồn gốc là chủng Indonésien, về sau có
thêm những người nói tiếng Nam Đảo (Malaiô – Pôlinêxia) đến cộng cư ở các
vùng ven biển, dần hình thành lên tộc người Chăm.
1.2. Văn minh Chămpa: