Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận xét diễn biến sinh vật gây hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ pps
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
288.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1586

Nhận xét diễn biến sinh vật gây hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ pps

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nhận xét diễn biến sinh vật gay hại cây trồng, khuyến cáo và biện pháp phòng trừ: -

(21/01/2009)

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt

1.Nhận xét diễn biến: - Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ

thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn (< 30 ngày & > 30 NST), nguyên

nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng phát dục của

sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và

cải thảo...

1.Nhận xét diễn biến:

- Họ thập tự: Mật độ sâu tơ trên cây trồng họ thập tự giảm nhẹ trên cả 2 giai đoạn (<

30 ngày & > 30 NST), nguyên nhân do Nhiệt độ xuống thấp đã ảnh hưởng đến khả năng

phát dục của sâu tơ, tại địa bàn Phường 7 xuất hiện rệp gây hại trên cây bắp cải và cải

thảo. Bệnh cháy lá tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, bệnh sưng rễ giảm nhẹ, bệnh thối gốc ổn định

trên cây sú nhưng nhiễm nặng trên cây cải thảo gần thu hoạch.

- Trên cây khoai tây: Bệnh mốc sương tỷ lệ nhiễm giảm mạnh, nguyên nhân do thời

tiết khô ráo nên các biện pháp phòng trừ của bà con nông dân đã mang lại hiệu quả cao,

tuy nhiên một số vùng bị ảnh hưởng của nhiệt độ lạnh và gió mùa Đông Bắc nên bệnh

đốm lá do Alternaria Sp phát triển khá mạnh. Mật độ ruồi đục lá tỷ lệ nhiễm tăng nhanh

trên diện tích khoai tây > 60 NST, bệnh héo xanh do vi khuẩn ổn định.

- Trên cây cà rốt: Tỷ lệ nhiễm bệnh cháy lá chân trên cà rốt tăng nhanh so với kỳ

trước, bệnh tập trung chủ yếu ở diện tích cà rốt > 50 NST.

- Trên cây hoa cúc: Tỷ lệ nhiễm bệnh rỉ sắt tăng nhẹ, bệnh tập trung chủ yêu trên diện

tích cây tuổi lớn.

- Trên cây rau các loại: Tỷ lệ nhiễm ruồi hại lá trên cây rau các loại giảm nhẹ, nguyên

nhân do thời tiết khô ráo nên các biện pháp phòng trừ của bà con nông dân đạt hiệu quả

cao.

- Trên cây cà phê: Các loại sâu bệnh trên cây cà phê đều ổn định, riêng mật số ve sầu

có xu hướng tăng.

- Tình hình khác: Tại địa bàn xã Xuân Thọ và Phường 11, hiện bệnh héo vàng do

Fusarium đang gây hại nặng trên hoa Glayơn. Rải rác tại các khu vực điều tra, một số

chân ruộng do ẩm độ đất không bảo đảm nên dịch hại các loại như bọ nhảy, ruồi dòi đục

lá tăng nhẹ trên cây họ thập tự.

2.Khuyến cáo:

- Do nhiệt dộ thời tiết xuống thấp nên cây con các loại sinh trưởng và phát triển kém,

cây hoa các loại chậm trổ hoa, bà con cần tăng phun xịt các loại phân bón lá giàu kali kết

hợp các chế phẩm phát triển bộ rễ như Comcat, Yangkingsu và kích thích hoa trổ sớm

bằng biện pháp tưới nhẹ nước vào buổi trưa khi thời tiết nắng.

- Đối với rệp gây hại trên cây bắp cải và cải thảo, đề nghị bà con sử dụng các loại

thuốc như Baythroid 50SL, thuốc thảo mộc HCD 25BTN, hoặc một số loại thuốc thuộc

Cypermethrin, sau khi thu hoạch, bà con cần vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

- Đối với bệnh héo vàng trên hoa Glayơn, đề nghị bà con xử lý đất bằng 2kg CuSO4,

2 - 3kg nấm Trichoderma và bón 300kg vôi / 1.000m2

, sau trồng phun xịt trên lá các loại

thuốc gốc đồng.

- Đề nghị bà con chú ý biện pháp giử ẩm thích hợp đối với diện tích cây con mới

trồng. Trước và sau trồng nên chú ý biện pháp vệ sinh đồng ruộng, bón vôi đầy đu, cân

đối trên từng loại cây, sử dụng biện pháp sử lý đất để phòng trừ một số đối tượng như bọ

nhảy và ấu trùng bọ nhảy, sâu đất, sùng đất, có thể sử dụng các loại thuốc như Regent

0.3G, Nokarph 10H

Phòng trừ sâu bệnh hại cây dưa chuột

Nhiều bà con nông dân ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình đề nghị chúng tôi cho

biết cây dưa chuột bị các loại sâu bệnh nào phá hại?

Trên ruộng nhiều lá bị đốm vàng, khô rụng, cây bị cằn cỗi, có khi chết lụi... chưa

rõ phải đối phó ra sao?

Chúng tôi thấy có rất nhiều loại sâu bệnh hại dưa chuột nhưng triệu chứng để

nhận biết, cũng như mức độ gây hại, thời gian xuất hiện và cách phòng trừ rất

khác nhau tùy theo loài sâu bệnh, giống cây và mùa vụ trồng. Những sâu bệnh

chính thường gặp ở các vùng trồng dưa chuột có thể như sau:

1. Bệnh sương mai giả do nấm gây ra, gây hại chính ở thân lá, lá đốm vàng sau

3-4 ngày đốm chết mầu nâu đen, lá úa vàng, khô rụng, thân khối khô, cây trụi lá

và khô chết. Bệnh xuất hiện nhiều khi nhiệt độ trung bình thấp 18-20oC trời âm

u, có sương mù, mưa nhỏ ẩm độ cao trên 80%.

2. Bệnh phấn trắng do nấm gây ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàng

khô rụng sớm.

3. Bệnh khảm lá do virut gây ra. Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc, lá

biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút

như rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới.

4. Ruồi đục lá: Là một loài sâu hại sâu non ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bì lá, để

lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gây hại từ

đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thời kỳ có

quả. ở Vĩnh Phúc thường hại nặng vào tháng 3-5 và tháng 10-11.

5. Sâu ăn lá: Chúng hại búp, lá non. Gây hại nhiều ở vụ xuân hè và vụ thu đông

ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh sau trồng 20-30 ngày.

6. Bộ trĩ: Xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã lớn. Bọ trĩ chích hút

dịch cây ở lá, thân non làm cho lá bị xoăn, thô dòn, cây cằn cỗi.

7. Rệp: Xuất hiện nhiều trong điều kiện khô hanh, hạn hán. Chích hút dịch cây

làm lá biến dạng, thô dòn.Cây cằn cỗi.

Ngoài ra, còn thấy một số sâu khác gây hại như sâu khoang, ruồi đục quả, và

nhện đỏ.

Trước mắt, để đối phó phòng trừ các sâu bệnh hại dưa chuột (nhất là đối với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!