Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật nữ trong truyện cổ tích thần kỳ người việt.
MIỄN PHÍ
Số trang
80
Kích thước
645.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1615

Nhân vật nữ trong truyện cổ tích thần kỳ người việt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

PHẠM THỊ THỦY

Nhân vật nữ trong truyện cổ tích thần kỳ

người Việt

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp

đỡ tận tình của quý thầy cô, những người thân trong

gia đình và bạn bè mà tôi đã hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp này.

Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các Thầy

Cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, Tiến sĩ Lê Đức

Luận – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá

trình thực hiện khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012

Sinh Viên

Phạm Thị Thủy

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận và chưa từng công bố trong bất cứ

công trình nào khác.

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Phạm Thị Thủy

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................4

3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................4

3.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4

5. Bố cục luận văn ...............................................................................................................5

NỘI DUNG..........................................................................................................................6

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ VÀ NHÂN

VẬT NỮ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH.......................................................................6

1.1. Khái quát về truyện cổ tích.........................................................................................6

1.1.1. Quan niệm về truyện cổ tích....................................................................................6

1.1.2. Phân loại truyện cổ tích............................................................................................8

1.2. Khái quát về truyện cổ tích thần kỳ ...........................................................................9

1.2.1. Nhận diện cổ tích thần kỳ ........................................................................................9

1.2.2. Nội dung phản ánh................................................................................................. 13

1.3. Nhân vật nữ trong truyện cổ tích............................................................................. 16

1.3.1. Vai trò của nhân vật nữ trong truyện cổ tích ...................................................... 16

1.3.2. Số phận bất hạnh của những người phụ nữ ........................................................ 18

1.3.3. Những bài học triết lý đạo đức và ước mơ, khát vọng của người phụ nữ.............. 19

CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH

THẦN KỲ......................................................................................................................... 22

2.1. Các kiểu nhân vật nữ trong truyện cổ tích thần kỳ ............................................... 22

2.1.1. Nhân vật chính diện............................................................................................... 22

2.1.1.1. Nhận vật nữ mồ côi ............................................................................................ 22

2.1.1.2. Nhân vật nữ đức hạnh, thủy chung................................................................... 26

2.1.1.3. Nhân vật nữ dị dạng, xấu xí .............................................................................. 30

2.1.2. Nhân vật phản diện................................................................................................ 34

2.1.2.1. Nhân vật người dì ghẻ........................................................................................ 34

2.1.2.2. Nhân vật người vợ phụ bạc ............................................................................... 38

2.2. Nhân vật nữ xét trên bình diện các mối quan hệ ................................................... 40

2.2.1. Nhân vật nữ trên bình diện các mối quan hệ gia đình....................................... 40

2.2.1.1. Mối quan hệ cha mẹ con cái.............................................................................. 40

2.2.1.2. Mối quan hệ chị em............................................................................................ 44

2.2.1.3. Mối quan hệ vợ chồng ....................................................................................... 46

2.2.2. Nhân vật nữ trên bình diện các mối quan hệ xã hội .......................................... 49

2.2.2.1. Mối quan hệ bạn bè ............................................................................................ 49

2.2.2.2. Mối quan hệ với các tầng lớp xã hội ................................................................ 50

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ

TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ ................................................................ 53

3.1. Đặc điểm thi pháp xây dựng nhân vật truyện cổ tích........................................... 53

3.1.1. Nhân vật cổ tích thần kỳ ....................................................................................... 53

3.1.2. Nhân vật cổ tích hoang đường ............................................................................. 55

3.1.3. Nhân vật cổ tích hóa thân ..................................................................................... 57

3.2. Thi pháp xây dựng môtip nhân vật ......................................................................... 59

3.3. Các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................ 63

3.3.1. Nghệ thuật biến hình ............................................................................................. 63

3.3.2. Nghệ thuật khái quát hóa, lý tưởng hóa, phiếm chỉ hóa ................................... 68

KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 73

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có thể nói, truyện cổ tích là thể loại có khả năng kết nối chúng ta với những di

sản văn hóa của quá khứ một cách ưu việt. Bởi lẽ, nó có khả năng lưu giữ những

tinh hoa truyền thống và bức tranh tín ngưỡng từ thời xa xưa cũng như giúp cho

chúng ta phát hiện ra những giá trị nhân văn, nhân bản của con người.

Trong dòng chảy của văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích được xem là

thể loại khá phức tạp và được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các soạn giả. Đối

với một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng phức tạp

về nội dung và có một lịch sử phát triển dài lâu như truyện cổ tích thì việc nhận

thức không hề đơn giản. Truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và phong phú với

nhiều tiểu loại khác nhau, trong số đó truyện cổ tích thần kỳ được xem là “tiểu loại

có số lượng nhiều nhất, có giá trị nghệ thuật cao nhất trong bộ phận truyện dân gian

của mọi dân tộc.” [4, tr. 78]. Đã từ lâu, những câu chuyện về Sự tích trầu cau, Tấm

Cám, Cây tre trăm đốt, chuyện nàng Tô Thị hóa đá chờ chồng, chuyện anh chồng

tội nghiệp trong Ai mua hành tôi... đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dân

Việt. Mang trong mình những giá trị tinh thần, những thông điệp về cuộc sống to

lớn, truyện cổ tích thần kỳ đã gửi gắm những giá trị ấy qua những triết lý sâu sắc

cũng như qua những hình tượng nhân vật trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì

điều này đã mang lại sức hấp dẫn và độc đáo của cổ tích thần kỳ.

Tính chất độc đáo của truyện cổ tích thần kỳ được thể hiện ở nhiều phương

diện, trong đó phải kể đến ở thành phần nhân vật. Số lượng và thành phần nhân vật

trong truyện cổ tích thần kỳ khá đông đảo, đa dạng và vô cùng phức tạp. Việc tìm

hiểu đề tài nhân vật nữ trong truyện cổ tích thần kỳ góp phần làm nổi bật bức tranh

chung về nhân vật, một bộ phận hết sức quan trọng trong việc phát triển cốt truyện

cũng như thể hiện chủ đề của truyện cổ tích.

Do đó, trên cơ sở nghiên cứu tài liệu của những người nghiên cứu đi trước,

chúng tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu rõ thêm về đề tài Nhân vật nữ trong truyện

2

cổ tích thần kỳ người Việt để có thêm một hướng tiếp cận mới, một cái nhìn sâu

sắc hơn về vấn đề. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này cho khóa luận nghiên cứu

của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, ở nước ta, truyện kể dân

gian đã được nhìn nhận như một thể loại chuyên biệt và càng được coi trọng. Quá

trình nghiên cứu sưu tầm truyện kể dân gian đã có những kết quả khả quan với một

loạt công trình có tầm cỡ đánh dấu một bước phát triển lớn. Đáng chú ý nhất là

công trình tuyển chọn, sưu tầm truyện kể mang tính chất khởi đầu và khái quát như

công trình: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ( 5 tập) do Nguyễn Đổng Chi sưu tầm,

biên soạn. Có thể kể đến những công trình chuyên khảo tiêu biểu như: Nghiên cứu

truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích Việt Nam, Nhận định tổng quát về kho

tàng truyện cổ tích Việt Nam trong công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

(1958 – 1982) của Nguyễn Đổng Chi.

Chuyên luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm

Cám của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là công trình nghiên cứu có tính chất

toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện cổ tích Tấm Cám. Trong

chuyên luận Truyện cổ tích dưới các mắt nhà khoa học, Giáo sư Chu Xuân Diên đã

tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả. Đây được xem là một

công trình tổng kết các trào lưu nghiên cứu truyện cổ tích của các nhà Folklore thế

giới và Việt Nam nhằm khẳng định và hướng tới một cái nhìn toàn diện về lịch sử

nghiên cứu và phân loại thể loại này. Các vấn đề về truyện cổ tích cũng đã được

khái quát trong chuyên luận. Các công trình nghiên cứu này bước đầu ít nhiều đã đề

cập đến truyện cổ tích với những kiểu nhân vật, kiểu mô típ, chủ đề, thể loại...

Việc nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam trên thực

tế đã được xúc tiến thông qua việc xây dựng những bộ giáo trình về văn học dân

gian. Một số giáo trình đại học và một số công trình nghiên cứu về truyện cổ tích

nói chung và truyện cổ tích thần kỳ nói riêng của các tác giả: Đinh Gia Khánh, Cao

Huy Đỉnh, Đỗ Bình Trị, Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân Diên, Lê Chí

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!