Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật người tri thức trong tiểu thuyết của ma văn kháng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẲNG
------------------------------
PHẠM THIÊN LÝ
NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA
VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, 2012
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Thành
Phản biện
1:………………………………………………………………
……
Phản biện
2:………………………………………………………………
……
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân
văn, chuyên ngành Văn học Việt Nam nộp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày………. Tháng………năm……….
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
• Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
• Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà
Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma Văn Kháng xuất hiện trong văn học đương đại Việt
Nam như một nhà văn tiêu biểu. Khối lượng tác phẩm đồ sộ với
hàng chục tập truyện ngắn, gần hai chục cuốn tiểu thuyết có giá
trị đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Đặc biệt những năm 80, khi đất nước chuyển từ bao cấp
sang cơ chế thị trường, một số tiểu thuyết của ông như Mưa
mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy
giá thú... thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiên cứu,
phê bình. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận
gay gắt cần được tiếp tục phân tích, lý giải xác đáng.
Cùng với các nhà văn hiện đại, Ma Văn Kháng khẳng
định vai trò của ông trong việc góp phần vào sự đổi mới của
văn xuôi nghệ thuật nước ta. Cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ
của văn học thời đổi mới, Ma Văn Kháng đề cập đến nhiều vấn
đề của cuộc sống với những ngổn ngang, phức tạp của đời sống
cư dân lao động ven thành thị và tầng lớp công chức trí thức.
Tiểu thuyết của ông đã có sự thay đổi rõ rệt về đề tài, tư duy
nghệ thuật, đó là những tiểu thuyết hướng về đời sống của
người dân thành thị đương thời với những mặt tích cực, tiêu cực
của nó.Vì thế, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã thu hút được sự
quan tâm của giới phê bình và bạn đọc bởi sự phong phú về vốn
sống và những vấn đề sâu sắc mà ông đặt ra. Trong các tác
phẩm của mình, Ma Văn Kháng luôn xen cài vào những dòng
triết lí sâu xa về con người, về lẽ sống ở đời.
2
Để hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về Ma Văn
Kháng, chúng tôi đã chọn đề tài Hình tượng nhân vật trí thức
trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng làm đối tượng nghiên cứu,
với mong muốn có thể góp một tiếng nói, một góc nhìn trong
việc nghiên cứu, tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn.
2. Lịch sử vấn đề
Vào những năm 60, Ma Văn Kháng, một bút danh lạ,
đã gây cho người đọc sự chú ý đặc biệt. Về mảng tiểu thuyết,
Ma Văn Kháng cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công.
Ông đã đạt được một số giải thưởng danh dự. Với tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã đạt giải thưởng
văn học ASEAN năm 1998, giải thưởng Nhà nước về văn học
và đã được dựng thành phim. Và ông đã nói về tác phẩm của
mình khi nó bước vào lĩnh vực điện ảnh rằng: “Cái mừng lớn là
dù Mùa là rụng trong vườn đã qua 16 năm, nhưng các vấn đề
đề cập trong tác phẩm vẫn không phải là cũ đối với cuộc sống
hiện nay”.
Một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng tạo được
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình về khả năng xây
dựng nhân vật – một vấn đề sống còn của tiểu thuyết. Về cách
xây dựng nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Trần Đăng
Suyền nhận xét: “có những nhân vật được Ma Văn Kháng xây
dựng khá công phu”[57, tr.76]. Còn khi nói về cách xây dựng
nhân vật nói chung, thì Bảo Ninh đã nhấn mạnh: “…nhân vật
của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện
phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện
3
được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay
đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm…” [51, tr.37].
Về những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng,
tác giả Lý Hoàn Thục Trâm nhận xét rằng: “Quả thật, Ma Văn
Kháng là một trong số ít những nhà văn đương đại rất tâm đắc
với nhân vật người trí thức. khi người đọc bắt đầu có phần hoa
mắt với chân dung đặc tả của người chiến sĩ trong đời sống hậu
chiến hay người nông dân trong giai đoạn đô thị mới nông thôn
nhan nhãn trong hàng loạt tiểu thuyết; thì người trí thức của
Ma Văn Kháng tuy đôi khi chỉ mới ở mức những bức kí họa sơ
sài nhưng đã đem lại một hứng thú nhất định”.[71, tr68] Và khi
“gặp gỡ người trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, người
đọc không tránh khỏi những xúc cảm bâng khuâng nhẹ nhàng
của sự thanh lọc tâm hồn”.
Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài
miền núi, sau những năm 80, khi bước vào thời kì đổi mới, Ma
Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết đời tư - thế sự
như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985),
Đám cưới không có giấy giá thú (1989)… Với nhãn quan tinh
tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến
những cảnh sinh hoạt đời thường, những quan hệ, những cách
ứng xử phô bày sự lựa chọn theo lợi ích cá nhân của đời sống bị
chi phối bởi kinh tế thị trường.
Tóm lại, có khá nhiều ý kiến về tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình tập
trung đánh giá chuyên sâu và khái quát về nhân vật nguời trí
4
thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Luận văn của chúng
tôi sẽ cố gắng để góp một phần nhỏ vào việc khắc phục khoảng
trống này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu hình
tượng nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng. Về mặt tư liệu, chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ tiểu
thuyết Ma Văn Kháng, trong đó phân tích tập trung những tác
phẩm về nhân vật trí thức mà chúng tôi cho là tiêu biểu, có so
sánh với một số truyện ngắn của ông.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khảo sát của luận văn chủ yếu tập trung trong
những tiểu thuyết sau: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong
vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược
dòng nước lũ (1998).
4. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên
cứu, luận văn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Vận dụng thi pháp học hiện đại
5. Đóng góp của luận văn
Tập trung nghiên cứu nhân vật người trí thức trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng, luận văn nhằm:
5
- Tìm hiểu để làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng loại
nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Từ đó có
một cái nhìn toàn diện về tư tưởng và phong cách nghệ thuật
của Ma Văn Kháng
- Đánh giá những đóng góp của Ma Văn Kháng trong
quá trình phát triển, đổi mới của văn xuôi Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Ma Văn Kháng – hành trình sáng tạo và
quan niệm nghệ thuật.
Chương 2. Các kiểu người trí thức trong tiểu thuyết
Ma Văn Kháng.
Chương 3. Phương thức biểu hiện nhân vật người
trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Chương 1
MA VĂN KHÁNG – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
1.1. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng
1.1.1. Con đường đến với văn học của Ma Văn Kháng
Với một thời gian gắn bó với mảnh đất Lào Cai khá
dài, Ma Văn Kháng đã cảm nhận một cách tinh tế cuộc sống
của người dân nơi đây. Dần dần nhà văn càng khám phá ra
những vẻ đẹp riêng rất độc đáo của con người và thiên nhiên ở
miền sơn cước này. Và những trang văn đầu tiên về mảnh đất
6
mà ông xem như quê hương thứ hai của mình đã đến với độc
giả. Sự thành công của ông là kết quả của quá trình lao động
cần cù, chịu khó trong cuộc sống cũng như trong lao động
nghệ thuật. Ma Văn Kháng đã luôn muốn mình phải vận động,
vật lộn với cuộc sống để cắt nghĩa hiện tượng và tìm ra chân
lý. Những gì ông từng trải, từng thấy, từng cảm nhận, khi đi
vào trang văn cũng sôi động như chính cuộc đời thực của nó
vậy.
Năm 1976, sau khi nước nhà thống nhất, Ma Văn
Kháng rời Lào Cai để trở về Hà Nội và hoạt động như một nhà
văn chuyên nghiệp. Từ đây, sáng tác của Ma Văn Kháng nở
rộ, những gì ông nung nấu, ấp ủ bấy lâu nay được trải dài trên
những trang văn, các tác phẩm ra đời nhanh chóng như một tất
yếu của cuộc sống. Có thể nói, đây là giai đoạn chiêm nghiệm,
là sự hồi tỉnh của tiềm thức, nó thôi thúc nhà văn phải viết và
viết bằng tất cả sự trải nghiệm về cuộc đời.
Qua từng chặng đường sáng tác, chúng ta có thể thấy
rõ sự vận động của tiểu thuyết Ma Văn Kháng về quan niệm,
cảm hứng nghệ thuật và bút pháp nghệ thuật.
1.1.2. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng qua hệ đề tài
1.1.2.1. Đề tài dân tộc và miền núi
Ma Văn Kháng, đến với văn chương, ông chọn cho
mình vùng miền núi cao, cụ thể là mảnh đất Lào Cai, mảnh đất
có nhiều dân tộc anh em sinh sống làm nơi gieo mầm sáng tạo.
7
Cuộc sống khốn khó của đồng bào vùng cao đi vào
tác phẩm của Ma Văn Kháng một cách rất bình dị. Ông
không hề thi vị hóa, lý tưởng hóa cuộc sống ấy. Nơi ấy, lịch sử
luôn có những biến động thăng trầm. Khát vọng sống trong
độc lập và tự do, lịch sử đấu tranh đau thương mà anh dũng,
quả cảm, đời sống thường nhật, bản sắc văn hóa, phong tục
tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc anh em trên dải
đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc đã hiện lên khá đậm
đà. Những gì ông thể hiện trong các tác phẩm của mình đã cho
chúng ta thấy ở ông có một vốn sống về miền núi sâu rộng,
cảm nhận ở ông một tấm lòng chan chứa yêu thương, thủy
chung trọn vẹn dành cho đồng bào và một tâm hồn nhạy cảm
tinh tế. Hơn thế, những tác phẩm của ông đã góp phần làm nên
cái phong phú, đa dạng của mảng văn học viết về các dân tộc
anh em.
1.1.2.2. Đề tài về đời sống của người dân thành thị sau
1975
Cùng với những biến đổi chung của văn học nước nhà,
Ma Văn Kháng cũng đã có những thay đổi lớn trong sự
nghiệp cầm bút của mình. Đó là sự chuyển hướng trong cảm
hứng hiện thực, trong bút pháp của nhà . Trên phương diện đề
tài, giai đoạn này, tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã có sự mở
rộng đáng chú ý: đề tài quản lý kinh tế xã hội và đề tài thế sự,
đạo đức xã hội. Thực sự đây là giai đoạn mà tiểu thuyết của
ông có nhiều thành tựu đóng góp cho nền văn học đổi mới.
8
Xã hội như đang mang trong mình những chấn thương
nặng nề: mọi chuẩn mực bị đảo lộn, đạo đức suy thoái, tình
người bị bóp nghẹt bởi ma lực của đồng tiền… khiến cho con
người tuyệt vọng. Nhưng Ma Văn Kháng không khiến con
người mệt mỏi với những ung nhọt đó của xã hội, ngược lại ông
đã tìm lại cho người đọc một trạng thái cân bằng khi đến với
tiểu thuyết của ông. Ma Văn Kháng đã nhìn cuộc sống trong
tính toàn vẹn của nó. Nghĩa là khi viết về cái ác, cái phi đạo
đức, Ma Văn Kháng cũng không quên đi tìm và tạo dựng nên
nhiều cái đẹp, cái tốt để cho con người đặt niềm tin vào đó.
Khi Ma Văn Kháng hướng về đề tài này, ông đã khẳng
định được bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Những tác phẩm
của ông đã tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào cuộc
đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và phi đạo đức.
1.2. Quan niệm về nghệ thuật
1.2.1. Quan niệm về văn chương
Ma Văn Kháng đã đặt văn chương trong quan hệ gắn
bó với cuộc sống, với chủ thể sáng tạo, với người đọc. Văn
chương là tấm gương phản ánh hiện thực, là nơi lưu giữ hình
bóng của cuộc đời và linh hồn văn chương phải luôn luôn là
một tình yêu lớn của nhà văn với cuộc đời. Theo Ma Văn
Kháng, nhà văn luôn tự đặt ra câu hỏi "văn học là gì?" và cố
gắng đi tìm một câu trả lời thỏa đáng. Nhìn chung câu trả lời
của Ma Văn Kháng về văn chương được làm rõ trên hai phương
diện sau: Văn chương là một nghề cao quý, một duyên phận đòi
hỏi sự tâm huyết, dấn thân hết mình của người nghệ sĩ; Tác
9
phẩm văn chương là sự kết tinh tư tưởng và tâm hồn của nghệ
sĩ.
1.2.2. Quan niệm về nhà văn, nghề văn
Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở
chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng
nói, một phong cách nghệ thuật riêng.
Văn chương là một nghề cao quý, một duyên phận đòi
hỏi sự tâm huyết, dấn thân hết mình của người nghệ sĩ. Viết văn
còn đòi hỏi tài năng của người nghệ sĩ sáng tạo ngôn từ. Với
Ma Văn Kháng văn là đời, văn là người; viết văn để giải bày
những suy nghĩ về số phận, về con người. Quan niệm đó chi
phối trong hầu hết sáng tác của nhà văn, ẩn hiện trong hầu hết
những trang văn ông viết.
1.3. Khái lược về hình tượng người trí thức trong
văn học Việt Nam
1.3.1. Người trí thức trong văn học 1930 - 1945
Trong một xã hội nhiều biến động như xã hội Việt Nam
đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, tầng lớp
trí thức mang tâm thế hoang mang, cô đơn, nhiều mâu thuẫn:
lúc vội vàng, hăng say theo đuổi lí tưởng, hoài bão; lúc thờ ơ,
chán nản, hoài nghi trước thực tại. Họ băn khoăn trong việc lựa
chọn hướng đi và dễ rơi vào tâm trạng cô đơn, buồn bã, chán
chường. Trong đó, con người thành thực với tâm hồn mình hơn.
Họ bắt đầu nhận thức và tự nhận thức về số phận của mình.
Thế giới tinh thần của người trí thức thật sự rất phiền
phức, nhiều thanh âm, lắm cung bậc, đa sắc màu. Nguyên nhân
10
của những đau đớn, khổ sở, dằn vặt trong tâm hồn họ chính là
những nẻo đường đi tìm và giữ gìn nhân cách. Mổ xẻ, soi sáng
những mặt xấu, mặt trái, phần CON trong CON NGƯỜI mình,
người trí thức muốn hướng đến một thế giới tinh thần đầy đủ và
một nhân cách hoàn thiện.
1.3.2. Người trí thức trong văn học 1945 – 1975
Trong văn xuôi 1945 – 1975, nhân vật trí thức không
còn đứng ở vị trí trung tâm của tác phẩm văn học, mà nhường
chỗ cho nhân vật người lính với vóc dáng sử thi và hình ảnh cả
dân tộc . Ở giai đoạn này, nhân vật trí thức được xây dựng là
nhân vật trung gian, chủ yếu để làm nền, làm nổi bật hình ảnh
chiến sĩ, quần chúng cách mạng với những phẩm chất tốt đẹp,
ngời sáng. Trong một số ít tác phẩm, trí thức là nhân vật chính,
nhưng chủ yếu được thể hiện ở phương diện tự nhận thức, tự
thức tỉnh, có những chuyển biến về tâm thế và nhận thức về
cách mạng, về quần chúng nhân dân. Nhân vật trí thức sau
những trở trăn, tự đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn đã hòa mình
vào cách mạng, thực hiện sứ mệnh “người thư kí trung thành
của thời đại” để tôn vinh chiến sĩ và quần chúng cách mạng, có
tác dụng tuyên truyền, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí đấu tranh của
quân và dân ta.
1.3.3. Người trí thức trong văn học sau 1975
Sau 1975, bước ra từ cuộc chiến, như bao người khác,
trí thức lại quay về với cuộc sống đời thường. Cái tôi, một lần
nữa, trỗi dậy mãnh liệt với ý thức cá tính sâu sắc. Họ tiếp nối
cuộc hành trình dang dở vì hoàn cảnh lịch sử, thể hiện những
11
khát vọng sáng tạo cái đẹp và cống hiến tài năng. Nhưng những
đổi thay trong quan niệm cuộc sống, đặc biệt là sự ảnh hưởng
của cơ chế kinh tế thị trường, tác động sâu sắc đến họ. Sự phân
hoá giàu nghèo, sự phân biệt địa vị, chức vụ, gia thế đã đẩy
người trí thức vào những tình huống trớ trêu, bi kịch và tình
trạng tha hoá, xói mòn nhân cách.
Chưa khi nào, nhân vật trí thức được mổ xẻ đến tận
cùng góc khuất như trong những tác phẩm viết về họ sau năm
1975. Cho nên, hình tượng nhân vật trí thức không còn đẹp đẽ
như trong nhận thức truyền thống của cộng đồng nữa. Trong họ
luôn có nhu cầu nhận thức và tự nhận thức; thường xuyên diễn
ra những xung đột, những mâu thuẫn, những cuộc đấu tranh nội
tâm gay gắt, mãnh liệt để tự ý thức, tự nhận thức bản ngã đích
thực của mình, để từ đó càng hoàn thiện mình hơn.
1.4. Tâm huyết của Ma Văn Kháng với sứ mệnh và
thân phận của trí thức
Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm đến thân phận của
tầng lớp trí thức, thấu hiểu nỗi niềm của họ, quan tâm đến họ
một cách chân thành. Ông gọi họ là “Kẻ đồng hành với cách
mạng” và trăn trở rằng “Đi cùng nhau trên một đoạn đường mà
lại cứ luôn bị chê bai, đả kích và nhất là bị dè chừng”. Bởi ông
nhìn thấy, trí thức là người có kiến thức, tài năng, nhân cách và
cá tính sáng tạo.
Nhiều nhà lý luận phê bình đồng ý rằng, Ma Văn
Kháng là nhà văn viết về bi kịch của người trí thức nước ta hay
và thấu tình đạt lý bậc nhất. Thái độ của ông là không khoan