Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học trung đại việt nam qua chinh phụ ngâm và cung oán ngân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhân vật chinh phụ và cung nữ trong văn học
trung đại Việt Nam qua Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngân khúc
Vũ Thị Hoài
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Chương 1: Người chinh phụ, cung nữ và số phận của họ trong lịch sử và
văn học. Chương 2: Chinh phụ và cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
khúc nhìn từ góc độ tính nữ. Chương 3: Kỹ thuật miêu tả tâm lý và tính nữ.
Keywords: Nhân vật; Văn học Việt Nam; Văn học trung đại; Thơ
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống văn học Trung Quốc và Việt Nam trung đại đều viết về nỗi niềm kiểu
nhân vật phụ nữ mà người xưa gọi chung là Khuê oán. Nhưng dòng chảy văn học không đứng
im mà vận động, phát triển. Tìm hiểu sự phát triển của hai kiểu nhân vật phụ nữ chinh phụ và
cung nữ trong văn học trung đại Việt Nam cho đến Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc
có thể giúp xác định bức tranh văn học sử trung đại Việt Nam. Trong lịch sử văn học trung
đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, các tác phẩm viết về người phụ nữ rất thưa thớt. Đến đầu
thế kỷ XVIII, kiểu nhân vật này bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, trở thành nguồn cảm hứng lớn
cho các tác giả nhà nho. Hai trong số những tác phẩm nổi bật xuất hiện đầu tiên chính là
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Hai
khúc ngâm này đã khơi mào dòng văn học của các nhà nho viết về phụ nữ, dẫn đến sự ra đời
của tác phẩm đỉnh cao văn học cổ điển – Truyện Kiều (Nguyễn Du). Cả hai được các học giả
đương thời đánh giá cao, lưu truyền rộng rãi và có ảnh hưởng lớn tới các sáng tác sau này.
Cho tới nay, hai tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ ở những góc độ như vấn đề
văn bản, tiếng nói phê phán chiến tranh, chế độ cung nữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý, thể thơ
song thất lục bát… Tuy nhiên, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu riêng về hai tác