Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận thức lại chân giá trị kinh điển Mác-Lênin
PREMIUM
Số trang
461
Kích thước
6.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1780

Nhận thức lại chân giá trị kinh điển Mác-Lênin

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC CẤP BỘ TRỌNG ĐIỂM 2005-2007

"CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY"

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI NHÁNH 2: NHẬN THỨC LẠI CÁC CHÂN GIÁ

TRỊ KINH ĐIỂN MÁC - LÊNIN

Chủ nhiệm đề tài: GS,TS Chu Văn Cấp

Phó chủ nhiệm đề tài: GS,TS Phạm Ngọc Quang

Thư ký đề tài: TS Nguyễn Trần Thành

7236

26/3/2009

HÀ NỘI – 2008

LỰC LƯỢNG BIÊN TẬP CHÍNH

GS.TS. Chu Văn Cấp - Viện KTCT học - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

GS.TS. Phạm Ngọc Quang: Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

PGS.TS. Nguyên Quốc Phẩm - Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

1. GS,TS Hoàng Chí Bảo - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

2. PGS.TS. Nguyễn Đức Bách - Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

3. GS.TS. Chu Văn Cấp - Viện KTCT học - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

4. Thạc sĩ Đỗ Tất Cường - Viện KTCT - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

5. PGS,TS Phạm Văn Đức - Viện khoa học xã hội Việt Nam

6. PGS.TS. Nguyễn Tĩnh Gia - Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

7. TS Nguyễn Thị Như Hà -Viện KTCT - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

8. GS,TS Nguyễn Hùng Hậu -Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

9. PGS,TS Hồ Trọng Hoài - Văn phòng - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

10. TS Nguyễn Văn Hậu - Viện KTCT - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

11. PGS.TS. Nguyễn Đình Kháng -Viện KTCT học-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

12. PGS.TS. Phan Thanh Khôi- Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

13. PGS.TS. Nguyễn Thế Kiệt - Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

14. PGS,TS Trần Ngọc Linh - Viện Kinh điển- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

15. GS,TS Nguyễn Ngọc Long - Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

16. PGS,TS Hoàng Thị Bích Loan - Viện KTCT học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

17. PGS.TS. Trần Quang Lâm - Viện KTCT học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

18. PGS,TS. Nguyễn Đức Lữ - Viện Nghiên cứu TG và TN- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

19. PGS,TS Nguyễn Thị Nga - Viện Triết học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

20. TS Nguyễn Thị Kim Ngân - Viện CNXHKH- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

21. Thạc sĩ Ngô Tuấn Nghĩa - Viện KTCT -Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

22. PGS.TS. Nguyễn Huy Oánh -Viện KTCT học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

23. PGS.TS. Nguyễn Văn Oánh - Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

24. PGS.TS. Nguyên Quốc Phẩm- Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

25. Thạc sĩ Trần Hoa Phượng - Viện KTCT Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

26. TS Nguyễn Minh Quang - Viện KTCT-Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

27. GS.TS. Phạm Ngọc Quang - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

28. PGS.TS. Trần Văn Phòng - Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

29. PGS,TS Hỗ Sĩ Quý - Viện khoa học xã hội Việt Nam

30. PGS,TS Nguyễn Khắc Thanh - Viện KTCT học - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

31. PGS.TS. Trần Thành- Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

32. TS Nguyễn Trần Thành - Viện CNXHKH- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

33. GS.TS. Trần Phúc Thăng - Viện Triết học- Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

34. GS,TS Trần Hữu Tiến - Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

35. TS Vũ Thị Thoa -Viện KTCT học-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

36. PGS,TS Nguyễn Thanh Tuấn - Viện Kinh điển, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

37. GS.TS. Trịnh Quốc Tuấn- Viện CNXHKH-Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

38. GS.TS. Đỗ Thế Tùng - Viện KTCT học - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

39. TS Pham Quốc Trung -Viện KTCT -Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh

40. PGS,TSKH Trần Nguyễn Tuyên - Viện Kinh điển, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

41. TS Đoàn Xuân Thuỷ - Viện KTCT học - Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

CNCS: Chủ nghĩa cộng sản

CNTB: Chủ nghĩa tư bản

CNDVBC: Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNDVLS: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

CNĐQ: Chủ nghĩa đề quốc

CNXHKH: Chủ nghĩa xã hội khoa học

CNCSKH: Chủ nghĩa cộng sản khoa học

CMXH: Cách mạng xã hội

CMXHCN: Cách mạng xã hộ chủ nghĩa

CNH,HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CCLĐ: Công cụ lao động

ĐTLĐ: Đối tượng lao động

KHKT: Khoa học kỹ thuật

LLSX: Lực lượng sản xuất

TLSX: Tư liệu sản xuất

TCH: Toàn cầu hóa

QHSX: Quan hệ sản xuất

PTSX Ph−¬ng thøc s¶n xuÊt

NEP: Chính sách kinh tế mới

M.A: Mác-Ăngghen

M.A.L: Mác-Ăngghen-Lênin

M.A.TyT: Mác-Ăngghen tuyển tập

GCVS: Giai cấp vô sản

GCTS: Giai cấp tư sản

GTTD: Giá trị thặng dư

KH và CN: Khoa học và công nghệ

SXHH: Sản xuất hàng hóa

QLLLTT:: Quy luật lưu thông tiền tệ

WTO: Tổ chức Thương mại thế giới

HTKTXH: Hình thái kinh tế xã hội

GCCN: Giai cấp công nhân

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Nội dung đề tài 8

Giá trị kinh điển Mác-Lênin: Quan niệm và phương pháp tiếp cận 8

I. Giá trị kinh điển Mác –Lênin 8

II. Phương pháp nhận thức giá trị kinh điển Mác-Lênnin 15

Phần thứ nhất: Nhận thức giá trị kinh điển mác-Lênin về Triết học 24

I. Quan niệm duy vật về thế giới 26

II. Phép biện chứng: Linh hồn sống của chủ nghĩa Mác 37

III. Mâu thuẫn biện chứng và hình thức biểu hiện của nó trong

xã hội, vấn đề mâu thuẫn trong giai đoạn hiện nay của thời

đại và ở Việt Nam 56

IV. Thực tiễn - tiêu chuẩn của chân lý 74

V. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của

lực lượng sản xuất trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức

và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay 90

VI. Quan điểm Mác-xít về gáii cấp và đấu tranh giai cấp 101

VII. Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại, sự biểu hiện của quan

hệ đó trong giai đoạn hiện nay 116

VIII. Lý luận về cách mạng xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin: ý

nghĩa thời đại, những vấn đề đặt ra 122

IX. Vận động, phát triển và tiến bộ xã hội với tính cách là những

phạm trù triết học 135

X. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người và vấn đề

con người trong giai đoạn hiện nay của thời đại 152

XI. Vấn đề tha hóa trong di sản kinh điển Mác-Lênin, sự biểu

hiện của sự tha hóa trong xã hội hiện đại. Con đường khắc phục

164

Phần thứ hai: Nhận thức giá trị kinh điển Mác-Lênin về kinh tế chính trị 181

I. Về học thuyết giá trị - lao động 182

II. Về học thuyết giá trị thặng dư 206

III. Về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc

quyền nhà nước

233

IV. Nhận thức không đúng luận điểm của các nhà kinh điển, do

đó hành động sai phải điều chỉnh

274

Phần thứ ba: Nhận thức giá trị kinh điển Mác-Lênin về chủ

nghĩa xã hội khoa học

I. Những luận điểm có giá trị bền vững 281

II. Những luận điểm kinh điển về chủ nghĩa xã hội đã bị lịch sử

vượt qua hoặc cần nhận thức lại

332

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH do

Đại hội lần thứ VII của Đảng (năm 1991) thông qua đã khẳng định: Chủ

nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ

nam cho hành động của Đảng và của cách mạng Việt Nam. Thành tựu của

Đảng và nhân dân ta thu được trong 22 năm đổi mới đã chứng minh tính

đúng đắn của đường lối do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Chủ nghĩa Mác￾Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đảm bảo tư tưởng và lý luận cho những

thành tựu đó, cho sự phát triển của cách mạng nước ta và thành công của

công cuộc xây dựng CNXH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống lý luận

"mở", mang bản chất khoa học và cách mạng, vì thế cần được tiếp tục

nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống để phát triển và truyền bá sâu

rộng trong Đảng, xã hội nhằm nâng cao lập trưởng tư tưởng và trí tuệ khoa

học của Đảng Cộng sản cầm quyền, tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và

quan điểm lý luận trong Đảng và xã hội, đảm bảo cho sự nghiệp đổi mới

toàn diện đi đúng định hướng XHCN, độc lập dân tộc được giữ vững,

CNXH được xây dựng thành công ở nước ta.

- Sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN ở Đông Âu, CNXH lâm

vào thoái trào và khủng hoảng. Đây có thể nói là tổn thất lớn nhất mà phong

trào cộng sản gặp phải trong lịch sử. Tình hình đó đặt học thuyết Mác-Lênin

trước sự thử thách khắc nghiệt của lịch sử; có lẽ đây cũng là thử thách nặng

nề nhất, nghiêm trọng nhất. Trong bối cảnh đó, các nhà chính trị và tư tưởng

tư sản phản động hí hửng tung ra nhiều thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa

Mác lênin và rêu rao về sự thắng lợi của CNTB, sự diệt vong của CNCS, về

"chiến thắng không cần chiến tranh" (Níchxơn) về sự tận cùng của lịch sử

(Phucryama), Không chỉ những kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà cả

2

nhiều người mới hôm qua đây là người theo chủ nghĩa Mác-Lênin, người

mác-xít, cũng ra sức xuyên tạc, công kích, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trước đây chủ nghĩa Mác-Lênin được coi là nền tảng lý luận vững chắc của

cách mạng, thì giờ đây có những người lên tiếng la lớn học thuyết Mác￾Lênin đã lỗi thời, cổ hủ… Những người phủ nhận chủ nghia Mác - Lênin

thường viện dẫn những sai lầm, thiếu sót ở các nước XHCN trước đây, nhất

là ở Liên xô và những đặc điểm mới của thời đại. Họ cho rằng "kinh tế tri

thức”, “nền văn minh tin học không dung nạp chủ nghĩa xã hội", "chủ nghĩa

Mác là sản phẩm của nền văn minh cơ khí, nó chỉ thích hợp với thế kỷ XIX,

chứ không thích hợp với thời đại ngày nay", “sự sụp đổ của chế độ XHCN ở

một mảng lớn trên thế giới chứng tỏ chủ nghĩa Mác-Lênin là một sai lầm".

Sự thật đó có phải như vậy không? Những đặc điểm mới của thời đại ngày

nay, ở giai đoạn đầu thế kỷ XXI, có ý nghĩa gì trong việc kiểm chứng những

giá trị của chủ nghĩaMác-Lênin. Tình hình đó đặt ra yêu cầu bảo vệ và phát

triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin như thế nào cho phù hợp với sự phát

triển của lịch sử? Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ ra sao trong

thế kỷ XXI?

Yêu cầu bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin đòi hỏi

phải đối chiếu thực tiễn của thời đại ngày nay với những luận điểm của chủ

nghĩa Mác-Lênin, và phải rà soát lại nhận thức của chúng ta về những vấn đề

đó trước đây. Qua đó phải làm sáng tỏ:

+ Những luận điểm nào trước đây đúng, nay vẫn đúng và mãi mãi đúng.

+ Những luận điểm nào trước đây đúng nay đã bị thực tiễn vượt qua.

+ Những luận điểm nào đã không đúng, đã được các nhà kinh điểm

phê phán và tự điều chỉnh.

+ Những luận điểm vốn đã đúng nhưng người đời sau hiểu sai, làm

sai, giải thích sai lại coi là kinh điển.

Việc nhận thức cho đúng những giá trị lý luận kinh điển Mác-Lênin là

cần thiết và cô cùng quan trọng.

3

- Đối với Học viện CT-HC QG Hồ Chí Minh, nghiên cứu chủ nghĩa

Mác-Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ đề nổi bật, giữ vị trí chủ đạo, bao

trùm và xuyên suốt mọi hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo

của Học viện. Đây là phương hướng nghiên cứu cơ bản, lâu dài của các thế

hệ các nhà khoa học trong Học viện. Đây cũng là những định hướng xây

dựng đội ngũ và tiềm lực khoa học, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ lãnh

đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và đoàn thể trong hệ thống chính trị theo

chức năng, nhiệm vụ của Học viện, phục vụ trực tiếp yêu cầu cung cấp luận

cứ khoa học và thực tiễn cho việc hình thành đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước, chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng và lý luận ở

trong nước và trên thế giới; qua đó, nâng cao uy tín và vị thế của Học viện

CT-HC QG Hồ Chí Minh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, khoa học xã hội -

nhân văn.

2. Tình hình nghiên cứu

- Liên quan đến đề tài này đã có một số công trình khoa học, một số

bài báo của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến.

Ở trong nước:

(1) Chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 1991-

1995, mã số KX-10, "Chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại chúng ta và nội

dung của Bộ giáo trình chuẩn quốc gia về khoa học Mác-Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh"; do GS Nguyễn Đức Bình làm chủ nhiệm. Cơ quan chủ trì:

Ban khoa giáo Trung ương. Đề tài đã phân tích những bài học kinh nghiệm

của CNXH trong mấy chục năm qua, nhất là qua thực tiễn công cuộc cải tổ,

cải cách, đổi mới, làm sáng tỏ các luận điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại chúng ta theo quan điểm đổi mới của

Đảng Cộng sản Việt Nam. Đề tài đã chính xác hoá các luận điểm của các

nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và phát triển luận điểm ấy cho phù

hợp với thời đại hiện nay.

4

(2) GS.TS Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên, 2002): "Thời đại chúng ta và sức

sống của chủ nghĩa Mác-Lênin", NXB CTQG, HN, 2002.

Cuốn sách đã làm sáng tỏ các nội dung sau đây:

I. Thời đại chúng ta - những đặc điểm chủ yếu, những xu hướng và

những vấn đề đặt ra đối với chủ nghĩa Mác-Lênin.

II. Chủ nghĩa Mác-Lênin - những giá trị, và yêu cầu phát triển trong

thời đại chúng ta, bao gồm các phần:

1. Giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin - một học thuyết chỉnh thể và yêu

cầu phát triển hiện nay.

2. Triết học Mác-Lênin - những giá trị và yêu cầu phát triển hiện nay.

3. Kinh tế chính trị Mác-Lênin - những giá trị và yêu cầu phát triển hiện nay.

4. Chủ nghĩa xã hội khoa học - những giá trị và yêu cầu phát triển hiện nay.

III. Chủ nghĩa Mác-Lênin - ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo quá trình

xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Đề tài: "Nhận thức lại các chân giá trị kinh điển Mác-Lênin”, nay

chỉnh lại là “Nhận thức giá trị kinh điển Mác Lênin” có thể kế thừa kết quả

nghiên cứu của phần 2 cuốn sách nêu trên.

(3) Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước giai đoạn 1991-

1995, mã số KX-01: "Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và về con

đường đi lên CNXH ở nước ta", do GS, TSKH Nguyễn Duy Quý làm chủ

nhiệm và cơ quan chủ trì là Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

Những nội dung chủ yếu của đề tài:

- Quan điểm của Mác-Ăngghen và Lênin về CNXH, về thời kỳ quá độ

và khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

- Đặc điểm và nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay.

- Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại…

(4) Một số bài viết khác phê phán những luận điệu phủ nhận chủ nghĩa

Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

5

+ Ở nước ngoài

Có một số bài viết, sách báo liên quan đến đề tài. Chẳng hạn:

(1) Cuốn sách "Chủ nghĩa Mác đi về đâu? khủng hoảng toàn cầu trong

triển vọng quốc tế" của Nhà xuất bản Routledge, năm 1995. Dịch ra tiếng

Việt phần I và phần II (năm 1998), làm tài liệu tham khảo cho đề tài KHXH: 01-02.

Theo lời giới thiệu của Nhà xuất bản, cuốn sách này xem xét về số

phận của chủ nghĩa Mác, sau sự sụp đổ mang tính chất toàn cầu của CNCS.

Cuốn sách này cùng với cuốn "Những bóng ma của Mác" của tác giả

Jacques Derrida đã đánh giá lại Mác với tư cách là một nhà triết học, một

nhà chính trị và đặt ra những vấn đề rộng lớn hơn về hiện trạng, về mục đích xã hội

của chủ nghĩa Mác.

(2) - Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan khoa học và kim chỉ nam

hành động của giai cấp công nhân và chính đảng của nó (bài dịch - đăng

trong: Những vấn đề chính trị - xã hội, số 29 (8/2004).

(3) Chủ nghĩa Mác là một lý luận phát triển của Husheng (bản dịch,

Viện thông tin khoa học xã hội, tài liệu phục vụ nghiên cứu, số 95-40, Hà

Nội 1995).

(4) Chủ nghĩa Mác-Lênin: Tiến tới những tổng kết của thế kỷ XX của

tác giả: GS.TS khoa học triết học Rishard Côsôlanốp (Trong thông tin những

vấn đề phục vụ lãnh đạo, số 9 (5-2003).

(5) Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ XXI của Thẩm

Kỳ Như (trong Thông tin tư liệu, 11/1999).

(6) "Phải chăng các khái niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp đã lỗi

thời” của GS.TS lịch sử Vallrtin Côlômisep (Trong Thông tin những vấn đề lý luận, số 4

(2 - 2002).

(7) Hồng Vận San: "Kinh tế tri thức với sự sáng tạo lớn nhất trong lịch

sử kinh tế" (Trong Thông tin tư liệu, 10, 1999)

(8) - I.Osttria: "C.Mác - Một trong những nhà sáng tạo lớn nhất trong

lịch sử kinh tế" (Trong Thông tin những vấn đề lý luận, số (1-2003)

6

(9) Hà Thụy: “Ý tưởng của Lênin những năm cuối đời” (Thông tin

những vấn đề lý luận, số 9 (5-2001)

(10) - Lưu Quýnh Trung: "Học tập lý luận về hình thái kinh tế - xã hội

của Các Mác" ( Tạp chí "Nghiên cứu chủ nghĩa Mác" (trung Quốc, số

3/2004)

(11) Mác-Ăngghen, Lênin trong thực tiễn của chủ nghĩa Mác của

Chung Ngôn Thực. Tạp chí "Triết học" (Trung Quốc, số 11/2001). Dịch ra

tiếng Việt, đăng trong: Trong thông tin những vấn đề phục vụ lãnh đạo, số 7

(4-2002).

(12) GS.TS Lê Hữu Nghĩa: Có phải chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời?

Thông tin công tác tư tưởng lý luận, 3-2005, tr 15-22.

Còn rất nhiều các ấn phẩm khác nữa.

Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan hoặc

trực tiếp, hoặc gián tiếp với đề tài "Nhận thức giá trị kinh điển Mác-Lênin",

song rõ ràng là chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp, tổng thể, hệ

thống và chi tiết vấn đề "các giá trị kinh điển Mác-Lênin".

3. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ những giá trị của một số luận điểm kinh điển Mác-Lênin trên

các lĩnh vực: Triết học, Kinh tế chính trị và CNXH khoa học, dưới các góc độ:

(1) Những luận điểm nào đúng và còn nguyên giá trị so với thực tiễn;

(2) Những điểm nào trước đây đúng nay trở nên lạc hậu cần phải phát triển;

(3) Những luận điểm nào đã không đúng và đã được các nhà kinh điển

phê phán và tự điều chỉnh;

(4) Những luận điểm vốn là đúng, nhưng người đời sau hiểu sai, làm

sai, giải thích sai lại coi là kinh điển.

Để có được câu trả lời có tính thuyết phục cao là điều không dễ dàng.

Nó đòi hỏi thái độ khoa học, tình cảm và niềm say mê nghiên cứu… lại đòi

hỏi cả lượng tri thức lớn, vừa rộng vừa sâu của người nghiên cứu. Thời gian

công sức để làm được những điều nêu trên là không nhỏ chút nào..

7

4. Giới hạn nghiên cứu

Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống lý luận mở, bao gồm rất nhiều học

thuyết cụ thể, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã để lại cho

chúng ta hàng loạt các quan điểm lý luận hết sức quan trọng và vô cùng quý

giá, về chủ nghĩa duy vật biện chứng (DVBC) và chủ nghĩa duy vật lịch sử

(DVLS), một số học thuyết kinh tế chính trị, những luận điểm chủ yếu về

chủ nghĩa xã hội khoa học. Có thể khẳng định rằng các luận điểm lý luận của

chủ nghĩa Mác-Lênin cấu thành khoa học phát triển về sự phát triển của thế

giới và của xã hội loài người.

Do sự giới hạn về thời gian, khả năng nghiên cứu và kinh phí nghiên

cứu… nên đề tài tập trung vào một số luận điểm kinh điển Mác-Lênin có gắn

nhiều với thực tiễn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là,

chúng tôi trước hết là tập trung vào những luận điểm kinh điển cơ bản và

quan trọng nhất trong triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị mác-Lênin và

chủ nghĩa xã hội khoa học.

Nghiên cứu, nhận thức giá trị kinh điển Mác-Lênin, đề tài dựa vững

chắc vào "Bộ" C.Mác-Ph.Ăngghen, toàn tập và V.I.Lênin toàn tập.

8

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU

GIÁ TRỊ KINH ĐIỂN MÁC LÊNIN: QUAN NIỆM

VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

I. GIÁ TRỊ KINH ĐIỂN MÁC LÊNIN

1. Vài nét về sự hình thành chủ nghĩa Mác -Lênin

Chúng ta đều biết C.Mác là người sáng lập ra chủ nghĩa Mác và những luận

điểm lý luận, tư tưởng cơ bản đã được Ông và Ph.Ăngghen xây dựng hoàn

chỉnh từ những năm 40 đến những năm cuối của thế kỷ XIX. Học thuyết Mác

ra đời là "sự thừa kế thẳng trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc

nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội" (1)

"Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là học thuyết chính xác, nó

là học thuyết hoàn bị và chặt chẽ, nó cung cấp cho người ta một thế giới quan

hoàn chỉnh… Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất

mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị

học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp" (2). Đó là 3 nguồn gốc của chủ nghĩa Mác,

đồng thời cũng là 3 bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác.

Theo sự đánh giá của Ph.Ăngghen thì Mác có công đầu tiên sáng lập ra chủ

nghĩa Mác, thông qua các tác phẩm của mình để lạo cho nhân loại một hệ thống

lý luận về thế giới quan và phương pháp luận để nhận thức lịch sử phát triển

của nhân loại.

Vận dụng chủ nghĩa Mác và thực tiễn nước Nga ở thập kỷ đầu thế kỷ XX,

V.I.Lênin không chỉ hiện thực hoá những luận điểm lý luận tư tưởng của

C.Mác và Ph.Ăngghen, mà còn sáng tạo thêm nhiều lý luận: về cách mạng vô

=====================

(1) V.I. Lênin, toàn tập, t.23. Nxb Tiến Bộ, MTK, 1980, tr. 49-50

(2) SDd, tr. 50

9

sản, về nhà nước chuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ lên CNXH, về xây

dựng nền kinh tế và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga. Từ đây, ta thấy V.I.Lênin

không chỉ là Người nhận thức chủ nghĩa Mác, mà còn là Người hệ thống lý

luận, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen thành kim chỉ nam, thành công cụ

thực hiện thành công cách mạng XHCN và xây dựng mô hình xã hội XHCN

đầu tiên trên thế giới ở Nga. Từ đó, những người cộng sản trên thế giới và giai

cấp công nhân thừa nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp mình.

Về các giai đoạn hình thành, phát triển và khẳng định sự thắng lợi của chủ

nghĩa Mác đã được V.I.Lênin đề cấp đến trong cuốn sách "Vận mệnh lịch sử

của học thuyết của C.Mác". Lênin đã đem lịch sử thế giới sau khi chủ nghĩa

Mác ra đời, phân chia làm 3 thời kỳ và Người trình bày vận mệnh của chủ

nghĩa Mác trong từng thời kỳ ấy" .

Thời kỳ thứ nhất, từ cách mạng năm 1848 đến công xã Pải (1871). Đánh

giá về thời kỳ này, V.I.Lênin nhận định: "Đầu thời kỳ thứ nhất, học thuyết của

Mác không hề chiếm được địa vị thống trị. Nó chỉ là một trong rất nhiều phái

hay trào lưu của CNXH. Những hình thức CNXH chiếm địa vị thống trị là

những hình thức về cơ bản giống chủ nghĩa dân tuý ở nước ta, "Cách mạng

năm 1848 giáng một đòn chí mạng vào tất cả những hình thức ầm ĩ, sặc sỡ và

ồn ào đó của CNXH trước Mác". Đến cuối thời kỳ này, "CNXH trước Mác

không còn nữa" (3).

Thời kỳ thứ hai, từ Công xã Pari đến cách mạng Nga (1905). Trong phong

trào công nhân Tây Âu ở thời kỳ này "Học thuyết Mác đã thu được một thắng

lợi hoàn toàn và đáng phát triển về bề rộng". "Thắng lợi của chủ nghĩa Mác về

mặt lý luận buộc kẻ thù của nó phải hoá trang thành những người Marxít - biện

chứng của lịch sử là như thế. Chủ nghĩa tự do bên trong đã thối nát, tìm một

cách sống lại dưới hình thức chủ nghĩa cơ hội XHCN"(4).

=====================

(3) V.I. Lênin, toàn tập, t.23. Nxb Tiến Bộ, MTK, 1980, tr. 2

(4) SDd, tr. 3

10

Thời kỳ thứ ba, từ cách mạng Nga năm 1905 đến khi Lênin viết tác phẩm

"Vận mệnh lịch sử của học thuyết Mác" (1913), hoặc có thể kéo dài đến Cách

mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Chủ nghĩa Mác được truyền bá vào nước

Nga và kết hợp với phong trào công nhân nước Nga, đã sản sinh ra Đảng công

nhân dân chủ xã hội Nga.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua ba cuộc cách mạng: Cách mạng năm

1905, cách mạng tháng Ha năm 1917 và Cách mạng tháng Mười Nga, đã xây

dựng lên chính quyền của giai cấp công nhân đầu tiên trên thế giới. Chủ nghĩa

Mác thắng lợi ở nước Nga.

Trong thời kỳ này, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm về cách mạng vô sản,

chuyên chính vô sản và thời kỳ quá độ lên CNXH. Những tác phẩm này là sự

tiếp tục sáng tạo chủ nghĩa Mác không chỉ về mặt lý luận, mà còn là kim chỉ

nam cho hoạt động cách mạng và hiện thực hoá chủ nghĩa Mác trong thực tiễn.

Từ đó chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời.

2. Quan niệm về giá trị kinh điển của Mác-Lênin

Học thuyết Mác-Lênin là một hệ thống lý luận - tư tưởng bác học, sâu sắc,

chặt chẽ và hoàn chỉnh chứ không phải là kho tư liệu chồng chất bởi những

mệnh đề vô can, có thể bỏ tuỳ ý.

Chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ là một khoa học, mà còn là hệ thống lý

luận, tư tưởng hoàn chỉnh. Nó không phải là tập hợp một số cộng giản đơn

những quan điểm cụ thể hay trừu tượng, mà vốn là một tập hợp, nhiều tầng nấc,

là hệ thống những khái quát lý luận về tiến trình vốn có của thế giới loài người.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã để lại cho chúng ta một loạt

các nguyên lý, lý luận hết sức quan trọng và quý giá về chủ nghĩa duy vật biện

chứng và duy vật lịch sử, một số nguyên lý của khoa học kinh tế chính trị,

những luận điểm chủ yếu về vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, về

chuyên chính vô sản, về đảng cộng sản, về sách lược đấu tranh của giai cấp

công nhân, về con đường quá độ lên chủ nghĩa cộng sản, về vấn đề dân tộc, tôn

giáo… Có thể khẳng định rằng: các nguyên lý lý luận của các nhà kinh điển

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!