Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân nhanh in vitro cây hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco) Benth. qua giai đoạn mô sẹo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Thanh Sắc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 125 - 129
125
NHÂN NHANH IN VITRO CÂY HOẮC HƯƠNG
(Pogostemon cablin (Blanco) Benth. QUA GIAI ĐOẠN MÔ SẸO
Vũ Thanh Sắc
*
, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Huyền
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các mẫu lá và chồi hoắc hương in vitro làm vật liệu tạo mô
sẹo. Mẫu được cấy trên môi trường MS cơ bản bổ sung các chất kích thích sinh trưởng (KTST)
thuộc nhóm auxin là 2,4 D, NAA, IBA và than hoạt tính. Mô sẹo hình thành được nhân sinh khối
trên môi trường MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4D, 0,5 g/l than hoạt tính và BAP, kinetin với nồng độ
khác nhau. Mô sẹo được tái sinh trên môi trường cơ bản MS bổ sung BAP và kinetin. Kết quả thu
được như sau: 1) Môi trường phù hợp nhất cho tạo mô sẹo từ lá và thân cây hoắc hương là môi
trường MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D; 2) Nồng độ than hoạt tính thích hợp nhất cho tạo mô sẹo từ lá
hoắc hương in vitro là 0,5 g/l; 3) Nhân sinh khối mô sẹo hoắc hương trên môi trường MS bổ sung
0,5 g/l than hoạt tính, 1,5 mg/l 2,4-D, 1,0 BAP cho kết quả tốt nhất; 4) Môi trường tái sinh chồi từ
mô sẹo cây hoắc hương tốt nhất là MS bổ sung 0,5 mg/l than hoạt tính, 1 mg/l kinetin.
Từ khóa: Hoắc hương, mô sẹo, nhân nhanh, tái sinh, thoạt tính
MỞ ĐẦU
*
Cây hoắc hương có tên khoa học là
Pogostemon cablin (Blanco) Benth. có nguồn
gốc từ Philippin [1], [4]. Hiện nay chúng
được trồng ở các vùng nhiệt đới như Châu Á
và Châu Phi với qui mô lớn để lấy tinh dầu.
Tinh dầu hoắc hương là một trong những
nguyên liệu tự nhiên quan trọng nhất được sử
dụng làm nước hoa và nhiều sản phẩm khác
[2], [4]. Trong y học dân gian hoắc hương
được sử dụng trong điều trị bệnh tiêu chảy,
đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau đầu, trị viêm
mũi, viêm xoang, chàm lở, chống viêm,
chống nhiễm trùng, chống nấm… [3].
Nhìn chung, điều kiện nước ta phù hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển của hoắc hương và cho
chất lượng tinh dầu cao hơn so với các nước
đang sản xuất tinh dầu hoắc hương trên thế
giới [5]. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc
nghiên cứu, trồng và sử dụng hoắc hương còn
rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải cung
cấp đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng cả về số
lượng và chất lượng cho việc sản xuất các sản
phẩm từ hoắc hương. Trong bài báo chúng tôi
trình bày các kết quả nghiên cứu nhân nhanh
cây hoắc hương in vitro qua giai đoạn mô sẹo
nhằm tạo nguồn nguyên liêu sạch bệnh, đồng
đều cho sản xuất hoắc hương trên quy mô lớn.
*
Tel: 0987 864318, Email: [email protected]
Đồng thời từ nguyên liệu mô sẹo còn có thể
nghiên cứu chiết xuất tinh dầu hay các sản
phẩm thứ cấp khác từ hoắc hương.
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu
Cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco)
Benth. do Viện Dược liệu cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được tiến
hành trên môi trường MS (Murashige –
Skoog) có cải tiến bổ sung 20 g/l đường, 10
g/l thạch, các chất kích thích sinh trưởng, than
hoạt tính với các nồng độ khác nhau. Mẫu
nuôi cấy in vitro được duy trì ở nhiệt độ 25 ±
2
oC, cường độ chiếu sáng 2000 – 3000 lux,
thời gian chiếu sáng 10 giờ/ ngày.
Tạo mô sẹo: Lá hoắc hương in vitro được cắt
thành các lát nhỏ, thân được cắt thành từng
đoạn dài 1-1,5 cm rồi cấy lên môi trường MS
bổ sung các auxin là 2,4 D, NAA, IBA với
nồng độ tăng dần từ 0,5 – 3,0 mg/l, các bình
nuôi cấy được đặt trong tối và theo dõi.
Nhân sinh khối mô sẹo: Mô sẹo được cắt
thành các khối nhỏ rồi cấy lên các môi trường
MS bổ sung 1,5 mg/l 2,4D kết hợp riêng rẽ với
BAP, kinetin nồng độ tăng từ 0,5 – 2,0 mg/l,
bình nuôi cấy được đặt trong tối và theo dõi.