Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhân giống cây sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vũ Xuân Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 133(03)/1: 83 - 88
83
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH SEM TRONG KIỂM ĐỊNH
MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN
Vũ Xuân Nam1
*, An Thị Xuân Vân2
, Nguyễn Tiến Mạnh1
, Đàm Thị Phương Thảo1
1
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên
2
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao động là một nhu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn mong muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ
kinh nghiệm để khuyến khích, động viên người lao động sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình.
Một số công trình trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã
chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nếu mang các kết quả
kể trên áp dụng trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy trình làm việc chưa thực sự tốt
và trình độ người lao động chưa cao như tại Việt Nam thì không thực sự phù hợp. Bài báo này ứng
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để nghiên cứu yếu tố nào tác động đến Ý định chia sẻ kinh
nghiệm làm việc, thông qua điều tra bằng phiếu khảo sát được trả lời trực tiếp trên Internet của
người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên. Kết quả của mô hình nghiên
cứu được đánh giá bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có giá trị P = 0,000 (Chi-square =
417,339) và Chi-square/df = 1,400 < 3; RMSEA = 0,064 < 0,08; TLI = 0,914; CFI = 0,927; GFI =
0,780. Có thể kết luận mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Từ khóa: Cấu trúc tuyến tính, chia sẻ kinh nghiệm, lý thuyết hành vi hoạch định TPB, văn hóa
doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc
ĐẶT VẤN ĐỀ
*
Để nâng cao sự phát triển của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư vào cơ
sở vật chất hiện đại, còn phụ thuộc rất nhiều
vào kinh nghiệm của đội ngũ lao động trong
doanh nghiệp. Do đó, có thể nói việc quản lý
những kinh nghiệm đó là một trong những
vấn đề có tính chất quyết định về sự phát triển
của doanh nghiệp. Một nội dung quan trọng
đó là phải quản lý như thế nào để việc chia sẻ
kinh nghiệm có thể tạo ra những lợi ích gia
tăng cho doanh nghiệp, biến kinh nghiệm cá
nhân thành kinh nghiệm tổ chức. Tuy nhiên,
việc chia sẻ kinh nghiệm không phải dễ dàng
thực hiện khi mà kinh nghiệm đó có giá trị và
quan trọng và là tài sản của một cá nhân nào đó.
Thách thức lớn nhất trong việc quản lý là làm
thế nào để các cá nhân có thể chia sẻ kinh
nghiệm cho nhau. Đề tài này sẽ tập trung
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
chia sẻ kinh nghiệm làm việc của người lao
động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.
*
Tel: 0943 299688, Email: [email protected]
Thái Nguyên, để giúp họ giải quyết bài toán
quản lý trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU
Từ mô hình hành vi hoạch định TPB (Theory
of planned behavior) [3] và mô hình văn hóa
tổ chức dựa trên công việc của Gupta và
Govindarajan [2], nhóm nghiên cứu đề xuất
mô hình kiểm định mức độ sẵn sàng chia sẻ
kinh nghiệm làm việc của người lao động
trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố
Thái Nguyên.
Theo đó, để dẫn đến hành vi chia sẻ kinh
nghiệm của người lao động thì trước tiên họ
phải có ý định chia sẻ kinh nghiệm, nó là mức
độ mà người lao động tin rằng họ sẽ tham gia
vào việc chia sẻ kinh nghiệm [8].
Ý định chia sẻ kinh nghiệm làm việc gồm 4
biến: Có kế hoạch cho việc chia sẻ kinh
nghiệm (IN1), Cố gắng chia sẻ kinh nghiệm
(IN2), Tạo ra hiệu quả trong chia sẻ kinh
nghiệm (IN3), Sẽ chia sẻ kinh nghiệm nếu
được hỏi (IN4). Nó được đo lường bởi 5 nhân
tố: Thái độ đối với chia sẻ kinh nghiệm (AT),