Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận diện đặc điểm pháp lí cơ bản của tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
38 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2011
Ths. NguyÔn ThÞ Thu HiÒn *
rong khuôn khổ WTO, tranh chấp về
chống bán phá giá là một trong những
loại tranh chấp phổ biến và phức tạp nhất,
đòi hỏi các bên tranh chấp, đặc biệt là các
thành viên đang phát triển, trong đó có Việt
Nam,(1)
phải tìm hiểu và nắm vững pháp luật
của WTO về giải quyết tranh chấp nói chung
và những đặc thù trong lĩnh vực giải quyết
tranh chấp về chống bán phá giá nói riêng
mà trước hết, cần phải nhận diện và nắm rõ
những đặc điểm pháp lí cơ bản của loại tranh
chấp này. Đó là những đặc điểm về tính chất,
về chủ thể, về phạm vi các vấn đề tranh chấp
và pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh
chấp về chống bán phá giá tại WTO. Dưới
góc độ lí luận cũng như thực tiễn, việc nắm
vững những đặc điểm pháp lí cơ bản của các
tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn
khổ WTO sẽ giúp các bên tranh chấp hạn
chế rủi ro đồng thời tham gia tích cực, hiệu
quả hơn vào việc giải quyết các tranh chấp
về chống bán phá giá đang ngày càng gia
tăng mạnh mẽ trong thương mại quốc tế.
1. Quan niệm của WTO đối với tranh
chấp về chống bán phá giá
Theo quy định của WTO, các thành viên
của tổ chức này có thể đưa những tranh
chấp về chống bán phá giá ra giải quyết tại
WTO để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Trong khuôn khổ của tổ
chức thương mại lớn nhất toàn cầu này,
WTO sử dụng cụm từ “Anti-dumping disputes”
hoặc “Disputes in the anti-dumping area” để
chỉ các tranh chấp về chống bán phá giá.(2)
Tuy nhiên, WTO lại không hề đưa ra khái
niệm chính thức về loại tranh chấp này.(3)
Mặc dù vậy, quan niệm của WTO đối với
“tranh chấp về chống bán phá giá” vẫn có
thể được hiểu và suy luận qua cách diễn đạt
trong những hiệp định và điều khoản có liên
quan của WTO, chủ yếu là các quy định
trong Bản thoả thuận về các quy tắc và thủ
tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp
(DSU), Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT 1994) và Hiệp định về
chống bán phá giá (ADA).
Trước hết, tranh chấp về chống bán phá
giá tại WTO là tranh chấp giữa các thành
viên WTO, bởi vậy, về bản chất, nó là loại
tranh chấp quốc tế, là “sự bất đồng về một
quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó
giữa các chủ thể nhất định” trong quan hệ
quốc tế.
(4) Cụ thể, đối với tranh chấp về
chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO,
đó là sự bất đồng giữa các thành viên WTO
về chính sách hoặc pháp luật không phù hợp
của một thành viên hoặc liên quan tới quyết
T
* Giảng viên Khoa pháp luật quốc tế
Trường Đại học Luật Hà Nội