Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhận dạng ảnh giả mạo dựa trên phương pháp phân lớp kết hợp biến đổi ảnh đầu vào :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Khoa học máy tính
PREMIUM
Số trang
58
Kích thước
2.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1847

Nhận dạng ảnh giả mạo dựa trên phương pháp phân lớp kết hợp biến đổi ảnh đầu vào :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Khoa học máy tính

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRUNG TRÍ

NHẬN DẠNG ẢNH GIẢ MẠO DỰA TRÊN

PHƯƠNG PHÁP PHÂN LỚP KẾT HỢP BIẾN

ĐỔI ẢNH ĐẦU VÀO

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH

Mã chuyên ngành: 8480101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: Huỳnh Khả Tú

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 02 tháng 03 năm 2022

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. PGS.TS. Huỳnh Trung Hiếu- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Lê Thành Sách - Phản biện 1

3. PGS.TS. Nguyễn Hòa - Phản biện 2

4. TS. Phạm Thị Thiết - Ủy viên

5. TS. Lê Nhật Duy - Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Trung Trí MSHV: 19000131

Ngày, tháng, năm sinh: 17/11/1987 Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Khoa học máy tính Mã chuyên ngành: 8480101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

Nhận dạng ảnh giả mạo dựa trên phương pháp phân lớp kết hợp biến đổi ảnh đầu vào

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 1032/QĐ-ĐHCN ngày

09/08/2021

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01/02/2022

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Huỳnh Khả Tú

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

Huỳnh Khả Tú

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Huỳnh Trung Hiếu

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự

động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của

các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả biết ơn sâu sắc các thầy cô giáo khoa Công nghệ thông tin, phòng Sau đại học

trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và nhất là các thầy cô giáo trực

tiếp giảng dạy các chuyên đề trong toàn khóa học đã tạo điều kiện, góp ý kiến giúp

tác giả hoàn thành quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Đặc biệt, tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Huỳnh Khả Tú –

Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng tác giả trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này.

Vì thời gian nghiên cứu là giới hạn, thêm vào đó là thời gian công tác đan xen, luận

văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý

chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Luận văn đề xuất một phương pháp để phát hiện ảnh giả mạo mà các vùng giả mạo

được chèn vào các hình ảnh khác. Mô hình của tác giả được xây dựng để phân loại

hình ảnh có giả mạo hay không trong một tập hợp hình ảnh. Việc phân loại hình ảnh

nhằm mục đích tiết kiệm thời gian khi thu thập và loại bỏ các hình ảnh giả mạo trong

một tập dữ liệu khổng lồ và bỏ qua bước tìm kiếm các khu vực giả mạo nếu không

có hình ảnh giả mạo nào. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc tìm

kiếm các khu vực giả mạo trên hình ảnh bị can thiệp. Tiền xử lý ảnh đầu vào và

Inception V3 [1] được kết hợp để cải thiện khả năng phát hiện giả mạo. Quá trình tiền

xử lý với mục đích là làm nổi bật vùng cắt của các hình ảnh được Splicing. Mô hình

đề xuất được thử nghiệm trên tập dữ liệu ảnh của Columbia [2] và tập dữ liệu tích

hợp của tác giả với độ chính xác trung bình của phát hiện ảnh Splicing lên đến 93,7%.

Với độ chính xác cao cho thấy hiệu quả của phương pháp được đề xuất và cũng là

một đóng góp mới cho lĩnh vực giám định ảnh (Image Forensics). Kết quả nghiên

cứu của Luận văn đã được viết thành bài báo khoa học, được chấp nhận đăng và báo

cáo tại Hội nghị quốc tế về Future Data and Security Engineering (FDSE) năm 2021.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!