Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhà Tây Sơn 3 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhà Tây Sơn
3
Quân lính mộ thêm nhiều. Những người trước kia lo việc sản xuất, nếu tình
nguyện, đều được đưa sang làm lính. Và tất cả quân sĩ, cứ sáu tháng ở trong quân
đội, sáu tháng về các nông trại để vừa nghỉ ngơi vừa cày cuốc. Trong đám quân sĩ
có một người, khi tập đã làm cho cấp chỉ huy thán phục là Lê Văn Hưng ở Kiên
Dõng (Bình Khê). Ông này côn quyền đã tinh luyện, sức mạnh có thể nâng đá nhẹ
nhàng như xách gàu nước, bưng nồi cơm. Nhập ngũ không bao lâu được làm đội
trưởng.
Nghe tin Nguyễn Nhạc bị truy nã gắt gao vì thâm lạm công quỹ, chạy vào núi
chiêu tập bọn vong mạng định làm giặc, viên tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc
Tuyên cho quân lính đi lùng bắt. Nhưng nhiều lần quan quân đến Tây Sơn Hạ thấy
nhân dân làm ăn yên ổn, không thấy dấu vết của giặc đâu cả, Tuyên cho là tin đồn
nhảm, nên thôi đem quân càn quét vùng Tây Sơn.
Ðỡ tốn công đối phó với kẻ thù, Tây Sơn Vương lo phát triển lực lượng.
Nhận thấy người Thượng bắn ná giỏi, lại có sức mạnh và có đức tính chịu đựng
bền bỉ, Nguyễn Nhạc quyết định dùng chính sách Thượng vận để lôi kéo các sắc
tộc Xà Ðàng (Sédang), Rađê (Rhade), Giarai (Djarais) về với mình.
Vương đã được người miền núi biết đến qua chuyện được kiếm thần.
Trong dân gian Thượng cũng có chuyện được gươm thần như sau:
Truyền rằng xưa kia Vua Chiêm bắt được một thanh gươm thần. Vua Chân Lạp
bắt được vỏ gươm. Vua Chiêm xây một tháp cao để tàng trữ gươm thần. Ðêm đêm
gươm tỏa sáng xa hàng vạn trượng. Vua Chân Lạp phải đem vỏ gươm đến dâng và
hàng năm triều cống. Ánh hào quang của gươm tượng trưng cho thần lửa.
Thần lửa là vị thần mà người Thượng miền núi từ Quảng Nghĩa vào Phú Yên
tôn thờ do ảnh hưởng văn hóa Chiêm Thành. Ðạo Minh Giáo (đạo Ma Ní) mà ông