Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên từ 1945 đến nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
-----------------------
PHAN ĐÌNH THUẬN
NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ -
TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1945 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 4
1.Lý do chọn đề tài:........................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5
3.Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ................................................... 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu................................................... 6
5. Đóng góp của đề tài: ..................................................................................... 7
6. Cấu trúc đề tài: .............................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN ...... 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................. 8
1.2. Lịch sử hành chính của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên .................... 13
1.3. Các thành phần dân tộc và ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 16
1.3.1. Các thành phần dân tộc huyện Đồng Hỷ .......................................... 16
1.3.2. Ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. ......................... 18
Chƣơng 2 : NHÀ CỦA NGƢỜI NÙNG HUYỆN ĐỒNG HỶ-TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945.......................................................................... 25
2.1. Các loại hình nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên 25
2.2. Giới thiệu về cấu trúc nhà sàn, nhà đất của ngƣời Nùng ở huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trƣớc năm 1945. .......................................................... 26
2.2.1. Cấu trúc nhà sàn của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên trƣớc năm 1945.............................................................................. 26
2.3. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên. ........................................................................................................... 32
2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: ..................................................................... 32
2.3.2 - Chọn vật liệu.................................................................................... 33
2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. ............................................ 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.4 - Lễ phát mộc. .................................................................................... 36
2.3.5 - Ngày dựng và cách thức dựng. ........................................................ 37
2.3.6. Lễ vào nhà mới.................................................................................. 38
2.3.7. Những tín ngƣỡng khác liên quan đến ngôi nhà............................... 45
CHƢƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CẤU TRÚC NHÀ CỦA NGƢỜI
NÙNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN
NAY .................................................................................................................... 48
3.1. Loại hình nhà và cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay................................................................. 48
3.1.1. Nhà sàn:............................................................................................. 48
3.1.2. Nhà đất: ............................................................................................. 57
3.1.3. Nhà nửa sàn, nửa đất:........................................................................ 62
3.1.4. Kiến trúc công cộng: ........................................................................ 63
3.2. Quá trình xây dựng nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 68
2.3.1 Chọn đất và hƣớng nhà: ..................................................................... 68
2.3.2 - Chọn vật liệu.................................................................................... 70
2.3.3 - Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công. ............................................ 72
2.3.4- Ngày dựng và cách thức dựng. ......................................................... 74
2.3.5- Lễ vào nhà mới. ................................................................................ 75
3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi và một vài nhận xét nhà của ngƣời Nùng
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay.............................. 76
KẾT LUẬN......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngƣời xƣa có câu : "Có an cư mới lạc nghiệp", ngôi nhà có vai trò rất
quan trọng đến đời sống văn hoá của con ngƣời. Ngôi nhà không chỉ phục vụ
nhu cầu mà còn biểu hiện điều kiện sống, trình độ phát triển của một dân tộc
và nó mang ý nghĩa tâm linh trong văn hoá truyền thống tộc ngƣời.
Dân tộc nào cũng làm nhà để ở nhƣng tuỳ thuộc vào nghề nghiệp và điều
kiện tự nhiên, nhà của mỗi dân tộc khác nhau có nét khác nhau, mỗi dân tộc
có nét đặc trƣng riêng của dân tộc mình. Có các loại nhà: Nhà hầm, nửa hầm
ở phía Bắc Trung Quốc; có loại nhà đất, nhà sàn ở nƣớc ta... Có nhà hình
vuông, hình chữ nhật, hình tròn, có nhà bốn mái hoặc 2 mái... Cách xây dựng
và bố trí trong các ngôi nhà của các dân tộc ở các địa phƣơng có sự khác
nhau. Sự khác nhau đó chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
ở mỗi khu vực nhất định.
Nhà cửa truyền thống, hiện đại và nguyên nhân của sự biến đổi của đồng
bào các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là một đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
Sự biến đổi đó là một trong những biểu hiện của trình độ phát triển đất nƣớc
trong thời kỳ đổi mới.
Chọn đề tài “Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ- tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1945 đến nay”. Chúng tôi mong muốn góp phần tìm hiểu thêm tính đa
dạng trong kiến trúc ngôi nhà của đồng bào Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên và sự khác biệt so với đồng bào các dân tộc khác định cƣ ở
những khu vực khác.
Đề tài nghiên cứu quá trình biến đổi ngôi nhà của ngƣời Nùng, tác giả hy
vọng đây sẽ là một trong những tài liệu cần thiết cho quá trình học tập, nghiên
cứu các bộ môn: Dân tộc học, Lịch sử địa phƣơng, Cơ sở văn hoá... Mặt khác,
đề tài còn là cơ sở để các cấp lãnh đạo, chính quyền và nhân dân địa phƣơng
có một cách nhìn đầy đủ hệ thống về kiến trúc địa phƣơng. Từ đó đồng bào
Nùng ở Đồng Hỷ biết giữ gìn và kế thừa nét đẹp văn hoá của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đƣợc thửa hƣởng một số kết quả
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ mang
những nét chung, đặc điểm khái quát. Có thể kể đến các tác giả:
1. “Các dân tộc ít người ở Việt Nam" ( Các tỉnh Phía Bắc) ( 1975). Tác
phẩm nêu khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội của các dân tộc ít ngƣời ở phía
Bắc nƣớc ta
2. Nguyễn Khắc Tụng ( 1978), " Nhà cửa các tộc ở trung du Bắc Bộ Việt
Nam".. Tác phẩm nêu lên khái quát đặc điểm ngôi nhà của các dân tộc ít ngƣời ở
khu vực trung du Bắc Bộ
3. Các dân tộc ở Việt Nam, Viện Dân tộc học, Hà Nội ( 1992). Tác phẩm
đề cập khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam
4. Hoàng Nam ( 1992) " Dân tộc Nùng ở Việt Nam" Tác phẩm đề cập
khái quát nguồn gốc, đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc Nùng ở Việt
Nam
Ngoài ra, chúng tôi còn đƣợc nghiên cứu các tài liệu, tạp chí Dân tộc học...
Viết về vấn đề dân tộc Nùng và kiến trúc nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
Tất cả những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đề cập đến nhà của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc
Nùng... nhƣng ở mức khái quát. Cho đến nay, chƣa có công trình khoa học
nào đi sâu nghiên cứu "Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1945 đến nay". Tuy nhiên, để hoàn thành đƣợc đề tài nghiên
cứu, những tài liệu trên đã giúp chúng tôi có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện
về vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài : " Nhà của người Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1945 đến nay" chúng tôi mong muốn góp phần bảo tồn, phát triển những
nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào Nùng ở địa phƣơng. Góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phản ánh một cách khách quan về lịch sử phát triển ngôi nhà cũng nhƣ kỹ
thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên. Từ đó
cũng thấy đƣợc bản sắc văn hoá và trình độ phát triển của ngƣời Nùng ở địa
phƣơng. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi cũng hy vọng chính quyền và
đồng bào dân tộc Nùng ở địa phƣơng có những biện pháp bảo tồn và phát huy
những yếu tố văn hoá truyền thống phục vụ cho công cuộc xây dựng đời sống
văn hoá mới ở địa phƣơng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Ngôi nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên (trƣớc
và sau năm 1945).
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ -
Tỉnh Thái Nguyên.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu:
+ Tƣ liệu thành văn bao gồm các tác phẩm nghiên cứu kiến trúc nhà ở; đời
sống văn hoá vật chất, tinh thần của dân tộc Nùng. Một số tạp chí Dân tộc học,
Lịch sử địa phƣơng... cũng là nguồn tƣ liệu để chúng tôi kế thừa và sử dụng
trong đề tài.
+ Tƣ liệu điền đã:
Qua các đợt điền đã đến huyện đồng Hỷ - chúng tôi đƣợc quan sát kiến
trúc nhà cửa của ngƣời Nùng ở địa phƣơng và đƣợc tiếp xúc với các nhân mối
lịch sử để khai thác nguồn tƣ liệu.
- Phương pháp nghiên cứu :
Để hoàn thành đề tài, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp khai thác tƣ liệu
thành văn với phƣơng pháp điền dã dân tộc học. Mặt khác, khi nghiên cứu về
nhà cửa của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ, chúng tôi đặt đối tƣợng nghiên
cứu trong quan hệ chung của kiến thức cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt
Nam, để tiến hành so sánh đối chiếu, Từ đó thấy đƣợc nét tƣơng đồng, giao
thoa và các yếu tố văn hoá mang đặc thù của địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5. Đóng góp của đề tài:
- Dựa trên những nguồn tƣ liệu đã khai thác, đề tài bƣớc đầu khôi phục hình
ảnh ngôi nhà, kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên.
- Mặt khác, đề tài góp phần chỉ ra những đặc điểm riêng trong cấu trúc
và kỹ thuật làm nhà của ngƣời Nùng ở địa phƣơng so với các địa phƣơng
khác.
- Đề tài là nguồn tƣ liệu tham khảo bổ ích cho quá trình học tập các bộ
môn Lịch sử địa phƣơng, Dân tộc học, Cơ sở văn hoá…Ngoài ra đề tài còn là
cơ sở để các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng có những biện pháp giữ
gìn phát huy nét đẹp văn hoá dân tộc.
6. Cấu trúc đề tài:
Đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần mở đầu : Gồm...
Phần nội dung : Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Khái quát huyện Đồng Hỷ- Tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 2: Nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên trƣớc
năm 1945
Chƣơng 3: Những biến đổi cấu trúc nhà của ngƣời Nùng ở huyện Đồng
Hỷ- tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến nay.
Phần kết luận:
Ngoài ra đề tài còn bao gồm phần mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Đồng Hỷ là một huyện miền núi cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
3km về phía Tây Bắc.. Toàn huyện có 7 xã và 03 thị trấn, trong đó huyện lị
đƣợc đặt tại thị trấn Chùa Hang. Phía Bắc giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh
Bắc Kạn; phía Nam giáp với huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên; phía
Đông giáp với tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp với huyện Phú Lƣơng và thành
phố Thái Nguyên.
Địa hình Đồng Hỷ chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hƣớng Bắc – Nam,
thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những
dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn.
Địa hình đồi núi của địa phƣơng chiếm ƣu thế, vì vậy tính phân bậc của
địa hình đƣợc thể hiện khá rõ nét hơn những vùng khác. Địa hình thƣờng
đuợc phân theo các bậc địa hình sau:
Bậc 1 (<15m): là bậc địa hình thấp nhất trong huyện, thƣờng kéo dài
thành dải hẹp, rộng 1- 2km( Huống Thƣợng, Đồng Bẩm…)
Bậc 2 ( 15 – 25m): phân bố rộng rãi dọc theo thung lũng sông Cầu
Bậc 3 (25 -75m) chiếm phần lớn diện tích khu vực Đông Bắc tiếp giáp
thành phố Thái Nguyên.
Bậc 4( 75 – 200m) chiếm phần lớn diện tích ở các xã phía Bắc và Tây
Bắc.
Bậc 5 (600 – 1.000m) chiếm diện tích nhỏ hơn tập trung ở Đông Bắc và
phía Bắc huyện.
Bậc 7 (1.000 – 1.500m) phân bố thành các cụm nhỏ thuộc dãy Tam Đảo.
Dựa trên đặc điểm hình thái, đặc biệt là dựa trên cơ sở phân tích hình
thái trắc lƣợng, mà trƣớc hết là các số liệu chia cắt sâu của địa hình có thể
chia ra 03 nhóm hình thái địa hình: đồng bằng, đồi và núi.