Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu đang bị lỗi
File tài liệu này hiện đang bị hỏng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục.
Nguyên tác và quy trình cài đặt các ứng dụng trong windows p5 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Các hãng viết các chương trình dịch (Assembler)
được sử dụng phổ biến từ trước tới nay đều không tích hợp
một trình có chức năng soạn thảo với Assembler. Để soạn
thảo chương trình nguồn chúng ta tự chọn cho mình một
chương trình soạn thảo văn bản, thí dụ SideKick, Turbo
Pascal, Turbol C, ... Yêu cầu đối với chương trình soạn
thảo văn bản là nó không sử dụng các mã ASCII mở rộng,
hoặc các ký tự điều khiển. (Tất nhiên trong chương trình
nguồn có thể có một số ký tự điều khiển như: về đầu dòng
- CR, xuống dòng - LF, tụt vào - TAB, hết file - EOF...)
Sử dụng chức năng soạn thảo của Turbo Pascal để
soạn thảo rất tiện lợi, quen thuộc đối với các bạn sinh viên,
dễ trình bày chương trình nguồn đẹp.
Sử dụng SideKick cũng rất tiện lợi, các thao tác soạn
thảo khá giống Turbo Pascal. Nếu phải làm việc trên đĩa
mềm thì sử dụng SideKick tốt hơn vì nó là chương trình
thương trú nhỏ, chỉ cần nạp từ đĩa vào bộ nhớ một lần, sau
đó khi cần gọi ra để làm viêc chỉ cần kích hoạt nó trong bộ
nhớ (ấn CTRL_ALT), khi thoát soạn thảo chỉ cần ấn ESC.
Nên đặt tên mở rộng của file chương trình nguồn là
‘.asm’ vì khi sử dụng Assembler để hợp dịch chương trình
nguồn, nếu ta không chỉ ra tên mở rộng thì nó luôn ngầm
hiểu là file có tên mở rộng như vậy (‘.asm’).
Ví dụ chúng ta soạn thảo môt chương trình nguồn và
ghi lên đĩa với tên file là VIDU1.ASM.