Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong tư tưởng hồ chí minh và vận dụng vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn đảng hiện nay.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đà Nẵng, 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẬN DỤNG VÀO CÔNG
CUỘC XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện : VÕ VĂN THƢƠNG
Lớp : 10SGC
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S CAO ĐỨC DŨNG
Lời cảm ơn
Qua quá trình tìm tòi, nỗ lực xử lý tài liệu, đề tài
tốt nghiệp khóa luận Đại học “Nguyên tắc tự phê bình
và phê bình trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng
vào công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay” đã
được hoàn thành. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, Em
đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy
giáo Cao Đức Dũng, người đã dày công dạy dỗ em trong
suốt thời gian qua và nhất là đã động viên, khuyến khích,
giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Xin gửi đến quý thầy giáo, cô giáo khoa Giáo dục
Chính trị - trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong suốt
bốn năm học vừa qua lời tri ân sâu sắc.
Trong thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn khóa
luận sẽ không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất
mong nhận được lời góp ý chân thành của quý thầy cô
và các bạn để khóa luận được hoàn thành tốt hơn. Em
xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Võ Văn Thương
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................4
5. Bố cục đề tài...........................................................................................................5
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ...............................................................................5
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................7
CHƢƠNG 1: NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH ........................................................................................7
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tự phê bình và phê bình ..................7
1.1.1. Quan điểm của Mác – Ăngghen về tự phê bình và phê bình...........................7
1.1.2. Quan điểm của Lênin về tự phê bình và phê bình. ..........................................9
1.2. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê
bình...........................................................................................................................20
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong Đảng..............................21
1.2.2. Tính chất, yêu cầu tự phê bình và phê bình trong Đảng................................27
CHƢƠNG 2: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
TRONG XÂY DỰNG CHỈNH ĐỐN ĐẢNG HIỆN............................................36
2.1. Sự cần thiết phải tăng cƣờng tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng
hiện nay ....................................................................................................................36
2.1.1. Tình hình thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng..............................36
2.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế của tự phê bình và phê bình trong xây dựng
và chỉnh đốn Đảng. ..................................................................................................42
2.1.3. Quá trình thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng. .............................46
2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong
xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay. ........................................................................52
2.2.1. Quan điểm, định hƣớng của Đảng ta về tự phê bình và phê bình trong Đảng.
..................................................................................................................................52
2.2.3. Một số kiến nghị ............................................................................................57
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................62
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ vĩ đại của
dân tộc ta, anh hùng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào Cộng sản quốc tế. Tuy
Ngƣời đã đi vào cõi vĩnh hằng nhƣng những cống hiến và hệ thống tƣ tƣởng lý
luận của Ngƣời vẫn còn nguyên giá trị. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều
kiện cụ thể nƣớc ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tƣ tƣởng của Ngƣời về xây dựng Đảng
Cộng sản đƣợc xem nhƣ sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng của Việt Nam
soi sáng con đƣờng cách mạng của dân tộc ta hôm nay và mai sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là một tất yếu khách quan của cuộc
đấu tranh cách mạng, là điều kiện tiên quyết để giai cấp công nhân Việt Nam thực
hiện sứ mệnh cao cả của mình, đó cũng là sự kiện cực kỳ trọng đại trong lịch sử
cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt cuộc khủng
hoảng sâu sắc về đƣờng lối cứu nƣớc, kéo dài từ cuối thế kỷ XIX đến những năm
20 của thế kỷ XX của dân tộc ta.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, từ khi thành lập đến nay Đảng đã thể
hiện đƣợc sứ mệnh lịch sử, vai trò tiên phong của mình đối với cách mạng Việt
Nam. Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vƣợt qua mọi khó khăn
thử thách. Theo Ngƣời: “Đảng ta là một Đảng lãnh đạo, tất cả cán bộ và đảng viên
dù ở cƣơng vị khác nhau làm công tác khác nhau cũng phải đoàn kết nhất trí để
làm tròn nhiệm vụ của Đảng giao cho"[11,154].
Đảng là đội tiên phong có tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp, chỉ có Đảng mới
có đủ phẩm chất chính trị và năng lực xứng đáng là ngƣời lãnh đạo. Lênin viết:
“Chủ nghĩa Mác giáo dục đảng công nhân là giáo dục đội tiền phong của giai cấp
2
vô sản, đội tiền phong này đủ sức nắm chính quyền và dẫn dắt toàn dân tiến lên
chủ nghĩa xã hội, đủ sức lãnh đạo và tổ chức xã hội mới, đủ sức làm thầy, làm
ngƣời dẫn đƣờng, làm lãnh tụ của tất cả những ngƣời lao động và những ngƣời bóc
lột để giúp họ tổ chức đời sống xã hội của họ, mà không cần đến giai cấp tƣ sản và
chống lại giai cấp tƣ sản”[33,33]. Nguyên tắc, Đảng cộng sản phải giữ vai trò lãnh
đạo là điều không phải nghi ngờ gì nữa. Vận dụng quan điểm của Lênin về xây
dựng Đảng kiểu mới, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và ở tất cả các thời kỳ,
Hồ Chí Minh luôn đặt sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng nƣớc ta; công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Từ ngày thành lập
Đảng đến nay, tƣ phê bình và phê bình đƣợc coi là một trong những quy luật tồn
tại và phát triển của Đảng và thực tiễn đã chứng minh, thƣờng xuyên tự phê bình
và phê bình trong sinh hoạt Đảng là cách tốt nhất để giữ gìn sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng. Làm cho Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh, là đạo đức văn minh.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, phát triển kinh tế là nhiệm
vụ trung tâm, xây dƣng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Cần phải xây dựng Đảng thực
sự trong sạch,vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng, tổ chức, cán bộ… nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Theo Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) “về một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay” khẳng định vấn đề công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt
đƣợc nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng không
ngừng đƣợc nâng cao; phƣơng thức lãnh đạo của Đảng từng bƣớc đƣợc đổi mới;
vai trò lãnh đạo của Đảng đƣợc giữ vững, niềm tin của nhân dân với Đảng đƣợc
củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bƣớc trƣởng thành và tiến
bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, đƣợc nhân dân tin tƣởng.