Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam.
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1334

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

NGUYỄN HÙNG VƯƠNG

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc

xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Cả thế giới đã, đang và sẽ chuyển sang nền kinh tế thị trường ở những trình độ

khác nhau. Sự chuyển biến đó vừa có nét chung, vừa có những đặc điểm riêng của

mỗi nước. Ngày nay, không một ai phủ nhận vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế hàng

hóa và kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội và phát triển

lực lượng sản xuất xã hội. Không một ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế

hàng hóa trong nhiều chế độ xã hội khác nhau, và cho rằng kinh tế thị trường là sản

phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Sản

xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền

văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng” [tr.97].

Đối với nước ta, sự chuyển biến từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao

cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị

trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa được bắt đầu từ

Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986). Trải qua hơn ¼ thế kỷ, tư duy của Đảng Cộng sản

Việt Nam về lĩnh vực này có nhiều bước phát triển và ngày càng hoàn thiện. Chủ

trương: “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo

định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa” [tr.86]. Đại hội X (2006) và Đại hội XI (2011) tiếp tục làm sáng rõ những vấn

đề lý luận liên quan đến thể chế xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua là vô cùng to lớn thể hiện

đường lối đúng đắn sáng tạo của Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng

được sáng tỏ, ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhận thức về kinh tế thị

3

trường và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với

điều kiện thực tiễn Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công

bằng, văn minh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự nó chứa đựng nhiều mặc trái cần phải

khắc phục. Do vậy, tất yếu phải nhận thức đúng đắn về mô hình kinh tế này cả về mặt

lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó cần phải xác định rằng, định hướng xã hội chủ nghĩa

trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam không chỉ là định hướng trong lĩnh vực

kinh tế, mà còn phải định hướng trong các lĩnh vực khác. Những định hướng này luôn

gắn bó với nhau và phục vụ cho nhau, trong đó định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh

tế thị trường phải phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội, văn hóa và con người.

Lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hành động, phát triển

kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, bảo đảm cho tiến bộ và công bằng xã hội,

giữ gìn tôn tạo môi trường… Như vậy, những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra cho

chúng ta cần làm sáng tỏ, hoàn thiện thêm về mô hình kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa là cấp thiết. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, quá trình toàn cầu hóa

diễn ra sôi động buộc các nước phải liên kết với nhau cùng phát triển. Nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại chưa có tiền lệ, là mô hình chưa sẵn có để

nước ta học tập, kế thừa mà phải vừa sáng tạo vừa xây dựng.

Chính vì vậy, nghiên cứu nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong

triết học Mác – Lênin để xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta trở thành việc làm

quan trọng và cần thiết, khắc phục những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và bệnh kinh

nghiệm, giáo điều trong quá trình thực hiện. Qua đó, không ngừng bổ sung điều chỉnh

phát triển lý luận phù hợp với điều kiện đòi hỏi của thực tiễn nền kinh tế Việt Nam

trong thời kỳ hội nhập, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước.

Sau quá trình học tập, nghiên cứu, xuất phát từ nhận thức của yêu cầu thực tiễn

nền kinh tế nước ta, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy (cô) giáo. Chúng tôi mạnh

dạn nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc xây

4

dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Qua đó, nhìn nhận vai

trò quan trọng của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, xem đây là nguyên

tắc xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, phát triển lý luận về nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề kinh tế thị trường tế nói chung, vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên nhiều phương diện khác nhau có những cách

nhìn nhận và phân tích khác nhau. Các nhà khoa học xem xét, đánh giá vấn đề kinh tế

thị trường trên cơ sở lý luận về kinh tế khách quan, nhiều nhà khoa học đã đồng nhất

kinh tế thị trường với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh

đó nhiều bài viết đã làm rõ những đặc trưng, đặc điểm của kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Về vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có các công

trình nghiên cứu cơ bản sau đây:

Cuốn “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Nam”. Do GS. TS. Vũ Đình Bách, chủ biên (2004), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

Cuốn sách đã tổng hợp 22 bài viết của các tác giả về kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt nam. Các bài viết đã đi sâu vào phân tích các đặc điểm, đặc trưng

của nền kinh tế thị trường nước ta, yêu cầu phải xây dựng nền kinh tế thị trường trong

điều kiện một nước đang phát triển như Việt Nam. Các tác giả đã trình bày các giải

pháp cụ thể nhằm tiếp tục một nền kinh tế mở theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội

nhập kinh tế quốc tế sâu rộng tận dụng thời cơ phát triển bền vững.

Trong “Lý luận các hình thái biểu hiện giá trị thặng dư và vấn đề tiếp tục hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” của TS. Bùi Ngọc Quỳnh

5

(2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách tập trung phân tích, giới thiệu

những vấn đề lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin về các hình thái biểu

hiện của giá trị thặng dư được C. Mác và Ph. Ăngghen trình bày trong cuốn III bộ “Tư

bản”, từ đó giúp người đọc có suy ngẫm, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo trong xây

dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Trong “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam” của GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn(2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Cuốn sách được hình thành trên cơ sở Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước .

Cuốn sách góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề sở hữu trong

mô hình kinh tế thị trường, vận dụng chúng để làm rõ vấn đề sở hữu trong mô hình

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cung cấp luận chứng khoa

học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và

cơ chế, chính sách của nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Trong cuốn “Quan điểm kinh tế trong một số tác phẩm kinh điểm Mác – Lênin về

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, của TS. Ngô Văn Lương, TS. Phạm Ngọc Dũng

(2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu quan điểm kinh tế trong

một số tác phẩm kinh điển Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sau

cùng là một số tác phẩm chủ yếu của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về quá độ lên

chủ nghĩa xã hội. Tác giả đi vào phân tích các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin

về con đường đi lên chủ ngĩa xã hội, trong đó vấn đề xây dựng nền kinh tế xã hội chủ

nghĩa cũng được đề cập.

Trong cuốn sách Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam do Vũ Hồng Tiến làm chủ biên (2005), tập thể tác giả đã tập

trung làm rõ những quan điểm về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, trên cơ sở đa dạng hóa hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, thực hiện

thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, giải quyết tốt mối quan hệ giữa

6

tăng trưởng kinh tế với phát triển dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo

tiến bộ và công bằng xã hội.

Với cuốn sách Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả

Nguyễn Cúc (1995) đã đề cập đến những vấn đề mới trong quá trình chuyển sang nền

kinh tế thị trường ở nước ta như xu hướng phát triển, các nhân tố định hướng, các giải

pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát

huy tiềm năng con người.

Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,

công bằng xã hội ở Việt Nam” (2010), của GS. TS. Hoàng Đức Thân và TS. Đinh

Quang Ty .“Vì sao kinh tế thị trường là phương tiện, kinh tế nhà nước là chủ đạo?”,

(2008), của Nguyễn Văn Thanh. “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam” (2008), của tập thể tác giả, do GS.TS. Vũ Đình Bách chủ biên. “Hoàn

thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (2008), do tập thể các

tác giả Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (TS. Đinh Văn Ân làm chủ biên).

Nhìn chung đã có những công trình nghiên cứu vấn đề kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện dưới nhiều khía cạnh nhất định, một số các

nhà nghiên cứu xem vấn đề kinh tế thị trường là vấn đề lý luận chung của lý luận về

kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không những đứng

trên nền tảng của lý luận kinh tế mà còn đứng trên nền tảng của lý luận chủ nghĩa xã

hội, là điểm đặc sắc của mô hình kinh tế mới. Trên cơ sở những công trình đã nghiên

cứu, tôi vận dụng vào phát triển nghiên cứu kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

nước ta, cụ thể hơn trên quan điểm vận dụng lý luận kinh tế của Đảng phù hợp với

thực tiễn Việt Nam, và xem đó là nguồn tư liệu quý giá để thực hiện thành công đề tài

này.

3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.

- Cơ sở lí luận.

7

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lí luận là những quan điểm của chủ nghĩa duy

vật biện chứng là: Quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển,

quan điểm lịch sử cụ thể và nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết

học Mác – Lênin, xem xét trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ ngĩa ở Việt Nam. Trong đó nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

là nguyên tắc chủ đạo cùng với quan điểm toàn diện để thực hiện đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu.

Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các phương pháp như hệ thống hóa, thống kê, tổng

hợp, phân tích, trừu tượng hóa, so sánh, đánh giá, hỏi ý kiến chuyên gia... để làm rõ

nội dung của đề tài.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, từ thực trạng xây

dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Khóa

luận hướng đến xây dựng các giải pháp phù hợp, nhằm phát huy những yếu tố tích cực

và hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Nhiệm vụ nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong triết học Mác –

Lênin và vai trò của nguyên tắc trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn.

- Phân tích những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết

thống nhất mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong xây dựng nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa.

8

- Xây dựng một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục xây dựng và phát trển nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam dưới góc độ lý luận. Sự vận dụng lý luận trong quá trình xây dựng

kinh tế thị trường phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Những bài học rút ra sau 25 năm

đổi mới làm tiền đề lý luận cho xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đất nước cho

những năm tiếp theo.

6. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài.

- Đề tài góp phần làm rõ thêm nội dung của lý luận mácxít về nguyên tắc thống

nhất giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời làm rõ cơ sở lý luận của nền kinh tế thị

trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Đề tài cũng giúp người đọc, người quản lý kinh tế có những cái nhìn đúng đắn

về thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta, có thái độ tích cực ủng hộ, đóng góp

công sức cùng với Đảng, nhà nước, nhân dân xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, học tập các

môn học Lý luận chính trị.

7. Cấu trúc của đề tài.

Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02

chương, 06 tiết.

Chương 1: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

Chương 2:Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong xây

dựng nền kinh tế thị trường định XHCN ở Việt Nam.

9

NỘI DUNG

Chương I: NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Phạm trù lý luận và thực tiễn có một vị trí quan trọng trong các học thuyết triết

học. Trong lịch sử triết học Phương Tây trước Mác đã có nhiều tác gia tiêu biểu

nghiên cứu các phạm trù này như: Đêmôcrít, Platôn, Cantơ, Hêghen… Mác –

Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong triết học bằng cách đưa

phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức và tìm ra nguyên tắc thống nhất giữa lý luận

và thực tiễn, trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác.

1.1. Lý luận và thực tiễn – Các luận điểm xuất phát

1.1.1. Phạm trù thực tiễn

* Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là một phạm trù quan trọng trong lý luận nhận thức của triết học Mác

– Lênin. Quan điểm về thực tiễn đã được nghiên cứu và luận giải khá sớm trong lịch

sử triết học.

Các nhà duy vật trước Mác đã có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật,

chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy nhiên, các trào lưu

triết học trước Mác, ngay cả triết học của Phoiơbắc cũng đã xem xét vấn đề nhận thức

tách rời hoạt động thực tiễn của con người, không thấy được vai trò của thực tiễn đối

với nhận thức. Lútvích Phoiơbắc cho rằng, lý luận mới là hoạt động đích thực, còn

thực tiễn chỉ là con buôn bẩn thiểu mà thôi. C. Mác đã chỉ ra nhược điểm cơ bản này

của chủ nghĩa duy vật cũ, qua đó ông gọi chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là chủ nghĩa

duy vật trực quan. C. Mác khẳng định: “Khuyết điểm của toàn bộ của chủ nghĩa duy

vật từ trước đến nay, kể cả chủ nghĩa duy vật L. Phoiơbắc – là sự vật, hiện thực, cái

cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể, hay hình thức trực quan,

10

chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn.” [3,

tr.9].

Chủ nghĩa duy tâm cũng đã từng đề cập đến vấn đề thực tiễn, đã cảm thấy được

vai trò tích cực sáng tạo của con người nhưng lại chỉ giới hạn tính tích cực sáng tạo đó

trong lĩnh vực hoạt động tinh thần. Hêghen trong lý luận nhận thức của mình, tuy đã

có đề cập đến thực tiễn, nhưng ông lại không coi thực tiễn là hoạt động vật chất mà đó

là “hoạt động có ý chí của tư tưởng” là “suy lý lôgic ”. Những nhà duy tâm chủ quan

thì lại cho rằng, hoạt động thực tiễn bị quy định bởi ý chí, bản năng hoặc những nhân

tố tiềm thức. Đơgiêmxê coi thực tiễn chỉ là những kinh nghiệm tôn giáo, tức là những

hoạt động tinh thần đặc biệt.

Một số đại biểu của chủ nghĩa xét lại lại coi thực tiễn là những hoạt động tự ý

thức của con người, khả năng tự sinh ra hay tự nhận biết của chính bản thân con người

trong đầu óc, trong suy nghĩ mà không phải xuất phát từ chính hoạt động của con

người.

Như vậy, sai lầm căn bản của chủ nghĩa duy tâm về thực tiễn là ở chỗ đã đi đến tuyệt

đối hóa những hoạt động tinh thần, tư tưởng, từ đó đi đến việc hiểu thực tiễn như là

hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận, các nhà duy tâm đã đi đến gạt bỏ vai trò của

thực tiễn, đề cao vai trò của lý luận, tinh thần.

Kế thừa những hạt nhân hợp lý và thực tiễn nghiên cứu của các nhà triết học

trước mình. Mác – Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong triết

học bằng cách đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức. Theo C. Mác, quan hệ

đầu tiên của con người đối với thế giới xung quanh là quan hệ thực tiễn, “con người

hoàn toàn không bắt đầu từ chỗ ở trong quan hệ lý luận đối với những vật của thế giới

bên ngoài…mà tích cực hoạt động” [9, tr.538]. Con người đã không ngừng tác động

vào thế giới xung quanh, mọi hoạt động của con người xét đến cùng đều dựa trên cơ

sở của sự trao đổi chất và năng lượng với tự nhiên. Chỉ có sự khác biệt cơ bản giữa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!