Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
264.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1335

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự những vấn đề lý luận và thực tiễn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tố tụng dân sự - Những vấn đề lý luận và

thực tiễn

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC KIỂM SÁT VIỆC TUÂN

THEO PHÁP LUẬT TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong tố tụng dân sự

1.1. Khái niệm nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân

sự

Nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo, quy tắc cơ bản của một

hoạt động nào đó. Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật là những hoạt động thực

tiễn có tính khoa học, nên cũng phải tuân theo các nguyên tắc pháp luật nhất định. Đó

là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, xuyên suốt

toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là giám sát, kiểm tra tính hợp

pháp và tính có căn cứ đối với hành vi của các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng,

đối với văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự của chủ thể tiến hành tố

tụng và đó là hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, một trong những hoạt động

thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND. Mục đích của hoạt

động KSVTTPL trong TTDS là nhằm bảo đảm cho các hành vi xử sự của các chủ thể

tiến hành, tham gia tố tụng và văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự

được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nội dung hoạt động KSVTTPL trong

TTDS là việc VKSND sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do BLTTDS quy

định để kịp thời phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiến hành tố

tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành

nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và

lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Như vậy, có thể rút ra được định nghĩa của nguyên tắc này như sau: “Nguyên

tắc KSVTTPL trong tố tụng dân sự là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình

TTDS; là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát) do chủ thể duy nhất là VKSND thực hiện

thông qua việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do pháp luật TTDS quy

định đề ngăn ngừa, phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiến

hành tố tụng và những người tham gia tố tụng nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ

2

việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của

nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.”1

1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng

dân sự

Việc ghi nhận KSVTTPL trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản

của TTDS có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện ở các nội dung sau đây:

Một là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là sự cụ thể hóa quy định của Hiến

pháp năm 2013 về nhiệm vụ và chức năng của VKSND.

Hai là, Nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là một hình thức kiểm soát việc

thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tư pháp giải quyết các vụ việc

dân sự. Đồng thời là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát) bảo đảm cho việc giải quyết

vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi

ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hoạt động KSVTTPL

trong TTDS góp phần phát hiện và đẩy lùi sự lạm quyền, những tiêu cực, vi phạm

trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, người tiến hành tố tụng và người

tham gia tố tụng, qua đó bảo vệ tính tối thượng của pháp luật, đảm bảo cho pháp luật

được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Ba là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS thể hiện sự can thiệp của nhà nước

vào lĩnh vực TTDS trong đó có việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý của

VKSND.

Bốn là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là nền tảng, định hướng, cơ sở cho

việc xây dựng các quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn và các biện pháp mà

VKSND tiến hành KSVTTPL đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình TTDS giải quyết vụ việc dân sự.

Năm là, việc vi phạm nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS có thể là căn cứ để

huỷ bỏ phán quyết của Toà án.

2. Cơ sở của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân

sự

2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố

tụng dân sự

Việc ghi nhận nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS xuất phát từ những cơ sở lý

luận sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các cơ

1 Phạm Vũ Ngọc Quang (2013), Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ học,

Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

3

quan nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Với bất kì cơ quan nhà nước nào cũng đều tồn tại các bộ phận quản lý, kiểm tra,

giám sát cơ quan đó, chúng ta thường gọi đó là cơ chế tự kiểm tra, giám sát từ bên

trong của hệ thống. Tuy nhiên, cơ chế này luôn tồn tại những yếu tố chủ quan, khó

kiểm soát được hoạt động của chính mình dẫn đến sự lạm quyền, vi phạm pháp luật.

Để khắc phục tình trạng này, cần có một bên giám sát từ bên ngoài do một cơ quan

chuyên trách thực hiện để thể hiện được sự công bằng, phân mình trong giám sát, kiểm

tra.

Hoạt động TTDS giải quyết các vụ việc dân sự của TAND là một trong những

hoạt động tư pháp thực hiện quyền lực Nhà nước và hoạt động này có ảnh hưởng trực

tiếp đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Những sai sót, vi phạm trong hoạt động

giải quyết các vụ việc dân sự luôn có khả năng hạn chế quyền của các đương sự, gây

thiệt hại cho người khác, làm giảm niềm tin của nhân dân vào công lý. Chính vì vậy,

để hoạt động giải quyết các vụ việc dân sự có hiệu quả, nhanh chóng, kịp thời, đúng

pháp luật, thì hoạt động này cần thiết phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế

khác nhau, bao gồm cả cơ chế tự kiểm tra bên trong và cơ chế kiểm tra, giám sát từ

bên ngoài. Đặc biệt phải thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên, có

tính chuyên nghiệp cao. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, cơ chế đó chính là hoạt

động KSVTTPL trong TTDS của VKSND.

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu pháp chế và chức năng, nhiệm vụ của VKSND do

pháp luật quy định.

Ở nước ta, một trong những hình thức của cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên

ngoài đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đó là hoạt động KSVTTPL của

VKSND. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của VKSND ở nước ta gắn với quá trình xây

dựng và phát triển nhà nước Việt Nam và xuất phát từ quan điểm của Lênin về Nhà

nước và Pháp luật. Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, mặc dù chức năng

của VKS có sự điều chỉnh, song, yêu cầu kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và

trong lĩnh vực tư pháp dân sự nói riêng luôn đặt ra và được pháp luật ghi nhận.

KSVTTPL trong TTDS xuất phát từ chức năng KSVTTPL, kiểm sát các hoạt dộng tư

pháp và gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của VKSND.

Việc ghi nhận nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là xác định cơ chế kiểm soát

quyền lực tư pháp để tránh sự lạm quyền, tiêu cực của Tòa án trong quá trình giải

quyết vụ việc dân sự; bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quyền tố tụng của

đương sự; bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của đương sự, nhất là trường hợp đương sự là

người yếu thế (người mất năng lực hành vi, người có nhược điểm thể chất, tâm thần,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!