Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN PHƯƠNG NAM
NGUYÊN TẮC CÔNG BẰNG TRONG
PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2006
12
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu
nhập cá nhân” là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện. Đồng thời,
tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về tính trung thực
của các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2006
Tác giả
PHAN PHƯƠNG NAM
13
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ....................................................................................................2
Lời cam đoan.....................................................................................................3
Mục lục..............................................................................................................4
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................6
Lời nói đầu ........................................................................................................7
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế thu nhập cá nhân và
nguyên tắc công bằng....................................................................................11
1.1 Những vấn đề lý luận về nguyên tắc công bằng ....................................11
1.1.1 Khái niệm nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế................12
1.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc công bằng ..............................................18
1.1.3 Nội dung của nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế.............22
1.2 Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân .............................................28
1.2.1Khái niệm .....................................................................................29
1.2.2Vai trò của thuế thu nhập cá nhân ................................................38
1.3 Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc công bằng trong quá trình xây dựng pháp
luật thuế thu nhập cá nhân...............................................................................41
Chương II: Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao của Việt Nam .....................................................................42
2.1 Công bằng trong việc xác định đối tượng nộp thuế................................42
2.2 Công bằng trong cách thức xác định thu nhập chịu thuế và thuế suất của thuế
thu nhập cá nhân..............................................................................................50
2.2.1 Công bằng trong việc xác định thu nhập chịu thuế theo pháp luật thu
nhập cao ......................................................................................................50
2.2.2 Công bằng trong việc xác định thuế suất.......................................63
14
2.3 Công bằng trong cơ chế hành thu thuế....................................................68
Chương III: Vận dụng nguyên tắc công bằngtrong quá trình xây dựng pháp
luật thuế thu nhập cá nhân...........................................................................74
3.1 Sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật TNCN......................................74
3.1.1 Những thành tựu đạt được ...................................................74
3.1.2 Sự cần thiết phải ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân..............76
3.2 Yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng và ban hành pháp luật thuế TNCN.....78
3.3 Những kiến nghị........................................................................................80
3.3.1 Mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế thu vào thu nhập của các
cá nhân ......................................................................................................80
3.3.2 Điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế ...........................................88
3.3.3 Kiến nghị về việc qui định các mức thuế suất nhằm điều tiết thuế một
cách hợp lý hơn đối với các khoản thu nhập của cá nhân...............................98
3.3.4 Luật thuế TNCN cần có những qui định nhằm đảm bảo cơ chế hành thu
đạt hiệu quả cao.............................................................................................100
Kết luận .........................................................................................................105
Tài liệu tham khảo.........................................................................................107
Phụ lục...........................................................................................................112
15
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CQSDĐ : Chuyển quyền sử dụng đất.
GTGT : Giá trị gia tăng.
NSNN : Ngân sách nhà nước.
TNCN : Thu nhập cá nhân.
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp.
TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt.
XK, NK : Xuất khẩu, nhập khẩu.
16
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã làm phát sinh
sự phân hóa giàu nghèo trong tầng lớp dân cư. Bên cạnh những nhóm người có thu
nhập rất cao cũng tồn tại không ít những người có thu nhập dưới mức đói nghèo.
Trong khi đó, Đảng và nhà nước cũng xác định xây dựng đất nước để đạt được mục
tiêu là “dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”. Vậy, yếu tố
công bằng sẽ được thể hiện như thế nào để có thể góp phần vào công cuộc xây dựng
đất nước đạt được những mục tiêu trên.
Thuế là một trong những công cụ được nhà nước sử dụng để tạo nguồn thu
cho ngân sách nhà nước và góp phần thực hiện công bằng xã hội. Điều này được thể
hiện rõ nét trong các loại thuế trực thu: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân…
Ở Việt Nam, để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, huy động
một phần thu nhập của các cá nhân vào ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp
công bằng, hợp lý giữa các cá nhân có thu nhập cao, Pháp lệnh thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao đã ra đời vào năm 1991.Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung, Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã phần nào thể hiện
được vai trò của mình trong việc điều tiết thu nhập của các cá nhân có thu nhập cao
vào ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong
tình hình nguồn thu vào ngân sách nhà nước đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu
đang giảm dần do Việt Nam phải thực hiện theo các qui định của các tổ chức quốc
tế với tư cách thành viên, nhà nước đang cần mở rộng vào nguồn thu ngân sách nhà
nước từ các sắc thuế trực thu. Thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong các sắc thuế
trực thu cần phải được mở rộng đối tượng điều chỉnh để huy động thêm nguồn tài
chính cho ngân sách nhà nước.
Vậy, nguyên tắc công bằng đã thể hiện trong pháp luật thuế thu nhập đối
với người có thu nhập cao như thế nào? Đứng truớc yêu cầu mới, pháp luật thuế thu
17
nhập cá nhân sẽ phải thể hiện nguyên tắc công bằng như thế nào để vừa đảm bảo
thực hiện được nguyên tắc công bằng vừa đảm bảo được yêu cầu tăng nguồn thu
cho ngân sách ...
2. Tình hình nghiên cứu:
Tính đến hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao. Tuy nhiên, trong các công trình này có công trình đi
quá bao quát và nghiên cứu dưới góc độ kinh tế như: Thuế thu nhập cá nhân trên thế
giới và định hướng vận dụng ở Việt Nam, PGS-TS Lê Văn Ái, Ths. Đỗ Đức Minh
hoặc cũng có những công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý nhưng đã khá cũ
như “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thực trạng và giải pháp”, luận
văn thạc sỹ Luật học năm 2001 của Nguyễn Trọng Hạnh, hoặc quá chuyên sâu về
một mảng của vấn đề pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao như
“ Thực trạng áp dụng pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ thực
tiễn thuế thuế đối với nghệ sỹ”, luận văn thạc sỹ Luật học năm 2006 của Nguyễn
Thị Thúy Hường...Do vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết và
hệ thống về việc vận dụng nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá
nhân.
Vì những lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu “ Nguyên tắc công
bằng trong pháp luật thuế thu nhập cao” là đề tài vừa mang tính cấp thiết, vừa mang
tính thực tiễn rất cao trong thời điểm hiện nay. Cho nên tác giả đã lựa chọn đề tài
này làm đề tài Luật văn Thạc sỹ Luật học của mình.
3. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc phân tích các yếu tố cấu thành trong pháp luật thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao, dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân, tác giả mong
muốn sẽ làm rõ những vấn đề sau:
- Dưới góc độ lý luận, nguyên tắc công bằng được hiểu như thế nào?
Công bằng có phải là cào bằng? Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc công
bằng là gì?
- Nguyên tắc công bằng được cụ thể hóa trong pháp luật thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành như thế nào? Pháp luật thuế
thu nhập đối với người có thu nhập hiện hành đã thể hiện được các yêu cầu
18
đặt ra trong nguyên tắc công bằng chưa? Những nguyên nhân nào đã chi phối
quá trình này…
- Trong việc áp dụng trên thực tiễn các qui định của pháp luật thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao đã đảm bảo tính công bằng chưa?
- Khảo cứu pháp luật của một số nước tiên tiến để thấy rõ hơn nữa
tính công bằng trong qui định về pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
- Trên cơ sở những phân tích trên, Luận văn sẽ đề ra một số kiến
nghị nhằm vận dụng nguyên tắc công bằng trong xây dựng pháp luật thuế thu
nhập cá nhân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở những văn bản pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao, dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân, tác giả tập trung nghiên cứu nhằm làm
sáng tỏ 02 nội dung: nguyên tắc công bằng và việc vận dụng nguyên tắc này trong
pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Thông qua nghiên cứu này, với mong muốn phân
tích những nội dung chưa hợp lý trong pháp luật, những hạn chế trong thực tiễn áp
dụng pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, cũng như nguyên nhân
của những điểm hạn chế, bất hợp lý này. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm
góp phần cho việc xây dựng Luật thuế thu nhập cá nhân đạt được những thành công
và đảm bảo được tính công bằng trong việc điều tiết thu nhập của các cá nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chung của Chủ
nghĩa Mác –Lênin về nhà nước và pháp luật, sử dụng các phương pháp: phương
pháp tổng hợp, so sánh, phân tích và đối chiếu để đưa ra những đánh giá một cách
hệ thống, tòan diện các qui định của pháp luật thuế thu nhập đối với người có thu
nhập cao của Việt Nam nhằm đưa ra được những kết luật mang tính khách quan và
khoa học, có cơ sở cho những kiến nghị của Luận văn.
6. Kết cấu của luận văn:
Luận văn có kết cấu như sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật thuế thu nhập cá nhân và
nguyên tắc công bằng
19
Chương II: Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập đối với người có
thu nhập cao của Việt Nam
Chương III: Vận dụng nguyên tắc công bằngtrong quá trình xây dựng pháp luật thuế
thu nhập cá nhân
Những kết quả nghiên cứu sẽ trình Hội đồng:
Một là, mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế thu vào thu
nhập của các cá nhân. Theo đó, Luật thuế TNCN cần đưa thêm các khoản thu
nhập sau vào đối tượng chịu thuế TNCN như: thu nhập từ chuyển nhượng bất động
sản; từ quà biếu, quà tặng.
Hai là, Luật thuế TNCN cần điều chỉnh mức khởi điểm chịu thuế.
Trong đó:
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ hoạt động làm công, ăn
lương sẽ có mức khởi điểm chịu thuế sau khi đã trừ các khỏan giảm trừ.
- Thu nhập từ chuyển nhượng, chuyển đổi bất động sản cần được xác định
cách là thu nhập thực tế có được.
- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng chỉ điều tiết khi thu nhập này đạt đến một
mức cao nhất định.
Ba là, kiến nghị về việc qui định các mức thuế suất nhằm điều tiết thuế
một cách hợp lý hơn đối với các khoản thu nhập của cá nhân.
- Đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền
công sẽ được điều chỉnh chung bằng một biểu thuế suất lũy tiến từng phần.
- Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, phải có mức điều tiết
dựa vào thời gian lưu giữ tài sản nhằm phân biệt mục đích kinh doanh hay
không kinh doanh của hành vi này.
- Đối với thu nhập từ quà biếu, quà tặng, chuyển giao công nghệ, trúng
thưởng xổ số, khuyến mãi...chỉ cần điều tiết với một mức thuế suất cho phần
thu nhập vượt trên mức khởi điểm.
Bốn là, Luật thuế TNCN cần có những qui định nhằm đảm bảo cơ chế
hành thu đạt hiệu quả cao như đặt ra quyền ấn định thuế của cơ quan thuế, xác
định lại mức ngưỡng của thu nhập để khấu trừ cho phù hợp hơn.
20
21
Chương I:
Những vấn đề lý luận chung về
nguyên tắc công bằng
và pháp luật thuế thu nhập cá nhân
1.2 Những vấn đề lý luận về nguyên tắc công bằng:
Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân đang được soạn thảo và thu thập ý kiến
của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội. Theo đó, một trong những nội dung
cơ bản của Luật thuế thu nhập cá nhân là “đảm bảo tính công bằng xã hội, khuyến
khích mọi người dân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập và làm
giàu chính đáng”1
.
Mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng được thể hiện trong các văn kiện
của Đảng và nhà nước. Thậy vậy, trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII do đồng chí Đỗ Mười, Tổng Bí
thư trình bày (ngày 28 - 6 - 1996) đã từng nhấn mạnh:“ ... không chờ kinh tế phát
triển cao rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá
trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội. Công bằng xã hội không chỉ được thực hiện trong phân phối kết quả sản xuất
mà còn được thực hiện ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, ở việc tạo ra những điều
kiện cho mọi người phát huy tốt năng lực của mình”2
.
Do vậy, có thể nói rằng, công bằng xã hội đã và đang là mục tiêu mà Đảng,
nhà nước và nhân dân đang cùng nhau phấn đấu để đạt được. Bởi vì, chỉ có xây
dựng và đạt được sự công bằng xã hội mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình phát triển kinh tế xã hội, mới khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, góp
phần chống làm giàu phi pháp; chỉ có xây dựng và đạt được sự công bằng xã hội
mới có thể góp phần chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về
1 Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trương Chí trên http://www.vibonline.com.vn/viVN/Home/ArticleDetail.aspx?ArticleID=211
2 Theo http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT2660661002.