Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng chiến chống triệu (thế kỷ ii tcn), chống minh (thế kỷ xv), chống pháp (thế kỷ xix).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------
TRẦN NGỌC ANH
Nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng
chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), chống
Minh (thế kỷ XV), chống Pháp (thế kỷ XIX
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Nhìn lại con đường lịch sử đã qua, trong bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước, dân tộc ta đã phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã
chiến thắng ngoại xâm một cách oanh liệt. Đó là một nét nổi bật của lịch sử Việt
Nam, là thách thức gay go nhất nhưng cũng là niềm tự hào lớn nhất của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong lịch sử chống ngoại xâm lâu dài của dân tộc, trong cuộc
chiến đấu lâu dài vì độc lập tự do của đất nước, dân tộc ta không phải không có lần
thất bại, thậm chí có khi thất bại nặng nề, đau xót. Trong số 13 cuộc kháng chiến
bảo vệ tổ quốc mà dân tộc ta đã trải qua, có ba lần kháng chiến thất bại (cuộc
kháng chiến chống Triệu đời An Dương Vương, chống Minh đời Hồ và chống
Pháp đời Nguyễn).
Nhưng tại sao ba cuộc kháng chiến đó lại thất bại? Để rồi nước ta phải rơi
vào ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc: Triệu Đà, nhà Minh và sau này là
vào tay thực dân Pháp trong những năm nữa sau thế kỷ XIX.
Thực tế lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ tất cả. Song để làm sáng tỏ thì lại cả
một vấn đề. Đặc biệt trước sự biến động của tình hình trong nước và thế giới như
hiện nay, việc đánh giá nhìn nhận lại lịch sử dân tộc là điều vô cùng cần thiết và
rất quan trọng, nhất là lịch sử Việt Nam trong chặng đường dựng nước và giữ
nước (thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX) qua những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm để hiểu được rằng trong những lần đối đầu với kẻ thù, cha ông chúng ta đã
làm được những gì cũng như chưa làm được những gì. Từ đó chỉ ra những điểm
chung và riêng trong việc thất bại từ ba cuộc kháng chiến. Đồng thời, giúp mọi
người đánh giá đúng những mặt tích cực và hạn chế của nó khi đứng trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để nhận định. Góp phần làm sáng tỏ hơn những
vấn đề lịch sử của dân tộc trong thời kì cổ - trung đại Việt Nam. Nhất là phục vụ
cho công tác dạy học tốt hơn. Mặt khác,có thể đúc rút những bài học kinh nghiệm
cho việc đưa ra những chính sách, chủ trương, biện pháp về quân sự, chính trị,
ngoại giao… để phòng thủ đất nước, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc tạo điều
kiện để xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nguyên nhân thất bại trong
ba cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), chống Minh (thế kỷ XV), chống
Pháp (thế kỷ XIX)” làm công trình nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử Việt Nam về các giai đoạn, thời kỳ lịch sử từ trước tới
nay có nhiều công trình và sách của nhiều nhà nghiên cứu sử học. Tìm hiểu về
nguyên nhân thất bại trong ba cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN),
chống Minh (thế kỷ XV), chống Pháp (thế kỷ XIX), được rất nhiều nhà lịch sử quan
tâm. Bởi vì, trong quá trình dựng nước và giữ nước, những cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm của dân tộc ta luôn là niềm tự hào lớn nhất và cũng là một nét đặc
sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Dân tộc ta không những phải chống ngoại xâm thường xuyên mà còn chiến
đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ ác liệt với so sánh lực lượng rất chênh lệch. Hơn
nữa chiến tranh là cuộc đọ sức một mất một còn, là sự thử thách quyết liệt nhất,
toàn diện nhất sức sống của một dân tộc. Trong cuộc chiến đấu lâu dài vì độc lập
tự do của đất nước, dân tộc ta cũng đã có lần phải thất bại bởi kẻ thù của dân tộc ta
vốn là những đế chế lớn, có nhiều tiềm lực kinh tế và quân sự, có quyết tâm xâm
lược cao và ngoan cố. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì sự thất
bại của ta cũng xuất phát từ nhiều yếu tố, mà nguyên nhân thất bại từ ba cuộc
kháng chiến chống Triệu, Minh, Pháp biểu hiện rõ nét nhất.
Nhận định về vấn đề này đã có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Nhưng
dù nhìn từ góc độ nào, khía cạnh nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải thừa
nhận rằng, thất bại đó một mặt còn xuất phát từ yếu tố chủ quan của dân tộc. Cho
nên, không thể trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho hoàn cảnh.
Vì vậy, liên quan đến đề tài này có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập, trong
đó đáng chú ý có:
Cuốn “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX”, NXB khoa học - xã
hội, 1955 của Đào Duy Anh, có trích dẫn khá nhiều về nguyên nhân thất bại của
ba cuộc kháng chiến trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Cuốn “Lịch Sử cổ đại Việt Nam”, NXB văn hoá - thông tin, 1957 của Đào
Duy Anh. Tác giả đề cập việc thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng
chiến chống Triệu Đà thế kỷ II TCN.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam trước thế kỷ X”, quyển 1 – tập 1, NXB Giáo Dục,
1977 của tác giả Trương Hữu Quýnh. Tác giả cũng đề cập đến quá trình đấu tranh
chống giặc giữ nước trong thời kỳ lịch sử dân tộc từ thế kỷ II TCN.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam thế kỷ X – 1427”, quyển 1 tập 2, NXB Giáo Dục,
1977 của tác giả Trương Hữu Quýnh và Nguyễn Đức Nghinh cũng đề cập đến việc
thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh thế kỷ XV.
Cuốn “Lịch Sử Việt Nam”, NXB Trẻ, 1997 của tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân
cũng đề cập đến nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng chiến chống Triệu,
Minh, Pháp của dân tộc ta.
Cuốn “Việt Nam thế kỷ XIX (1802 – 1844)”, NXB TP Hồ Chí Minh, 2002
của GS.Nguyễn Phan Quang đã trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu sử
học Việt Nam về nguyên nhân mất nước, trong đó trách nhiệm hoàn toàn thuộc về
triều Nguyễn.
Ngoài ra, trong các cuốn: “Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn”, NXB Văn
hoá Sài Gòn, 2007; Cuốn “Lịch Sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới”, NXB Đại
học sư phạm, 2005,…Có nhiều bài viết đề cập tới vấn đề mất nước và trách nhiệm
của triều Nguyễn.
Vấn đề trên không chỉ được các nhà sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu,
mà còn là vấn đề cho các nhà nghiên cứu lịch sử nước ngoài chú ý đến. Như tác
giả Y.Tsuboi trong cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 -
1885 cũng có cách nhìn nhận của riêng mình đối với trách nhiệm để mất nước của
triều Nguyễn.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã góp phần minh hoạ một cách
cơ bản vấn đề thất bại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống giặc
ngoại xâm bảo vệ bờ cõi đât nước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nào hoặc một chuyên khảo nghiên cứu sâu về vấn đề này một cách có hệ
thống và toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Nguyên nhân thất bại trong ba
cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ
XIX)”, tôi mong muốn nhìn nhận và đánh giá những vấn đề trên được rõ hơn.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng chiến
của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ
XV), Pháp (thế kỷ XIX).
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ hơn
quá trình thất bại của các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II
TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX) của dân tộc để bảo vệ độc lập chủ
quyền. Đồng thời, qua đây nhằm rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tiễn từ
nguyên nhân thất bại trên. Để qua đó khắc phục và có cách nhìn nhận, đánh giá
khách quan và đúng đắn hơn. Mặt khác, cũng nhằm phục vụ cho thực tiễn lịch sử
trong thời kỳ hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu một cách toàn diện quá trình thất bại của các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm Triệu (thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX)
của dân tộc ta trong chặng đượng dựng nước và giữ nước. Cũng như những mặt
hạn chế của các chính sách biện pháp về chiến lược lẩn sách lược mà cha ông ta đã
sử dụng để chống kẻ thù.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu của đề tài
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi luôn đứng vững trên lập trường
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở phương
pháp nghiên cứu khoa học để trình bày, phân tích, nhận định, đánh giá các mặt tích
cực cũng như hạn chế từ nguyên nhân thất bại trong chặng đường dựng nước và
giữ nước (thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIX) qua những cuộc đấu tranh chống giặc
ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc. Từ đó, rút ra bản chất quy luật, khuynh
hướng chủ đạo của sự vận động phát triển các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đặc biệt
là trong một giai đoạn lịch sử đầy diễn biến phức tạp, nên đã tồn tại nhiều quan
điểm đánh giá nhận định khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau. Do đó, việc vận
dụng quan điểm lịch sử - cụ thể để nghiên cứu càng là yêu cầu đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp hệ
thống, so sánh, đối chiếu lịch sử. Việc nhìn nhận đối tượng trong tính hệ thống và
trong các mối quan hệ có tính so sánh sẽ góp phần làm nổi bật thực chất, đặc điểm,
những đánh giá khách quan và khoa học hơn về những đóng góp và hạn chế của
cha ông ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ
XIX.
4.2. Nguồn tư liệu.
Đề tài được hình thành trên cơ sở nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Tuy
nhiên, tư liệu thành văn đóng một vai trò quan trọng. Đó là các tác phẩm sử học,
các công trình nghiên cứu trên sách báo và tạp chí có liên quan. Ngoài ra, chúng
tôi còn sử dụng nguồn tư liệu lấy trên mạng Internet.
5. Đóng góp của đề tài.
Đề tài này góp phần hiểu thêm về một thời kỳ lịch sử dân tộc. Đó là thế kỷ
II TCN, thế kỷ XV, thế kỷ XIX. Qua đây làm sáng tỏ hơn những mặt hạn chế
trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập dân tộc là như
thế nào? Để từ đó, khắc phục rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu áp dụng
vào thực tiễn đất nước hiện nay đang đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện,
đại hoá đất nước. Hội nhập vào xu thế chung của khu vực và thế giới mà vẫn giữ
vững được nền độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia bằng cách đưa ra
những chính sách, biện pháp hợp lý về chiến lược cũng như sách lược trong lĩnh
vực quân sự, ngoại giao…Từ đây góp phần nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta
trên trường quốc tế.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo phục vụ
cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của các bạn sinh viên nói chung và sinh
viên khoa sử nói riêng.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở bài, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài gồm có hai chương:
Chương 1: Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Triệu (thế kỷ II
TCN), Minh (thế kỷ XV), Pháp (thế kỷ XIX)
Chương 2: Cuộc kháng chiến chống Triệ(thế kỷ II TCN), Minh (thế kỷ XV),
Pháp (thế kỷ XIX) và nguyên nhân thất bại của nó
KẾT LUẬN
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VIỆT NAM TRONG CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
TRIỆU (THẾ KỶ II TCN), CHỐNG MINH (THẾ KỶ XV), CHỐNG PHÁP
(THẾ KỶ XIX).
1.1. Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và cuộc xâm lược của Triệu Đà (thế
kỷ II TCN)
1.1.1. Sự ra đời và tình hình kinh tế - xã hội của nước Âu Lạc
1.1.1.1. Cơ sở của việc hình thành nước Âu Lạc
Vào cuối thế kỷ IV TCN, với sự phát triển của nông nghiệp, nghề luyện
kim đồng thau và sự ra đời của đồ sắt, các bộ lạc trên cơ sở đó cũng lớn mạnh dần.
Bấy giờ ở vùng miền núi phía Bắc của nước Văn Lang, một liên minh bộ lạc có
quan hệ gắn bó với các Vua Hùng là liên minh bộ lạc Thục hùng mạnh hẳn lên
chiếm cứ cả vùng đồng bằng Bắc Bộ, đặt quan hệ qua lại chặt chẽ hơn với các bộ
lạc khác. Dần dần, do nhu cầu tăng thêm của cải và quyền lực của bộ phận quý tộc
thị tộc, tù trưởng bộ lạc Thục - mà truyền thuyết đặt tên là Thục Phán đã đem quân
đánh Hùng Vương thứ 18 vào năm 257 TCN để tranh ngôi vua. Cuộc xung đột
đang tiếp diễn vào cuối thời Hùng Vương thì nước Văn Lang đứng trước mối đe
dọa cực kỳ nguy hiểm. Đó là cuộc xâm lược đại quy mô của đế chế Tần xuống
phía Nam. Khi mà vào năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng (hoàng đế Trung Hoa) sai
tướng là Đồ Thư sang đánh đất Bách Việt. Trong hoàn cảnh nguy cơ xâm lược đến
gần uy hiếp sự diệt vong của các liên minh bộ lạc Tây Âu cũng như Lạc Việt, cũng
là lúc thế lực của vua Hùng không đương đầu nổi lực lượng của Thục Phán nên
người Tây Âu và người Lạc Việt đã liên minh lại cùng nhau đứng lên chống quân
Tần. Theo sách Hoài Nam Tử, lúc đó “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú
không ai chịu để cho quân Tần bắt” và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm
tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” [20;30]. Sau khi thành công đuổi được quân