Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

nguyen ly quan ly kinh te
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
230.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1080

nguyen ly quan ly kinh te

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Câu 1: Đặc điểm của quản lý kinh tế và vai trò của nó dối với sự phát triển

kinh tế- xã hội.

Quản lý kinh tế đã trở thành một loại hoạt động ngày càng phổ biến, diễn ra ở

mọi cấp, moi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống XH. Nghĩa là ở đâu có lao động

chung, lao động tập thể thỉ ở đó phân công lao động. Tức là có quản lý.

Vậy: QLKT là sự tác động giữa chủ thể và khách thể diễn ra trong quá trình tiến

hành các hoạt động kinh tế nhằm đạt tới mục tiêu.

1/Đặc điểm của hoạt động QLKT:

1- Hoạt động QLKT là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ

thuật:

*Tính KH thể hiện:

-Hoạt động bao giờ cũng dựa trên cơ sở của hệ thống lý luận bao gồm các

nguyên lý của CN Mác- Lênin, tư tưởng HCM, quan điểm, đường lối, cơ chế chính

sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

-Các hoạt động QLKT dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật về

kinh tế. Đặc biệt là các quy luật về kinh tế thị trường: quy luật giá trị, quy luật

cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật phân phối theo lao động.

-Dựa trên những kiến thức của các môn KH khác như: triết học, toán học, điều

kiện học, kinh tế học, tâm lý học, kiến thức của lịch sử…Đặc biệt quan tâm kiến

thức về tâm lý.

-Dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, nghệ thuật quản lý nói chung và QLKT nói

riêng. Có khả năng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang

quốc gia khác, từ người này sang người khác (nói cách khác là có khả năng chuyển

giao thế hệ).

-Xuất phát từ thực tiễn. Nghĩa là các hoạt động quản lý, quyết định quản lý bao

giờ cũng phải dựa trên cơ sở lý luận, nhưng lý luận phải sát thực tế.

*Tính nghệ thuật thể hiện:

-Nói đến quản lý nói chung là nói đến xử lý quan hệ giữa người với người. Mà

con người là tổng hoà các mối quan hệ XH. Vì thế, nhà quản lý có cách xử lý khôn

khéo, linh hoạt, mềm dẻo, hay nói cách khác là phải biết dùng người. ông bà ta có

câu: dụng nhân như dụng mộc, phải khích tướng thay vì khiển tướng.

-Kết quả hay chất lượng của các quyết định quản lý kinh tế phải sau một thời

gian nhất định mới được thể hiện ra, nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh

mệnh của nhiều cá nhân, nhiều con người trong một tổ chức.

2-QLKT là một loại hoat động mang tính bắt buộc: dựa vào quyền uy của nhà

quản lý. Quyền uy của nhà quản lý được thực hiện, thể hiện:

-Quyền uy của nhà quản lý đựơc thực hiện bằng con đường tổ chức hành chính.

Nghĩa là thông qua chế độ bầu bán và bổ nhiệm. Đây là con đường phổ biến hiện

nay.

-Con đường kinh tế: chỉ được thực hiện đối với công ty cổ phần, xí nghiệp liên

doanh.

-Uy tính:

+Uy tín về quản lý

+Uy tín về đạo đức, phẩm chất.

3-QLKT là một loại hoạt động vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách

quan:

-Tính chủ quan: Kết quả chất lượng QLKT phụ thuộc vào bản thân của nhà

QLKT. Tính chủ quan: kiến thức trình độ, năng lực kinh nghiệm, nghệ thuật, vốn

liếng của từng người khác nhau thì khác nhau. Đây là yếu tố cơ bản nhất.

-Tính khách quan: Kết quả, chất lượng QLKT nằm ngoài khả năng nhà quản lý.

Đó là quy luật, cơ chế, chính sách, thiên ta, thời tiết, chiến tranh.

Cho nên có thể nói, chất lượng của quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: đó là hệ

thống quy luật, hệ thống lý luận, lý thuyết, môi trường bên ngoài (tình hình thế

giới, xu thế thời đại, chiến tranh và hoà bình, thiên tai, địch hoạ, khí hậu, thời

tiết…), môi trường bên trong (cơ chế chính sách)

2/ Vai trò của nó dối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

-QLKT tạo ra động lực cho các tập thể và đặc biệt là cá nhân người lao động

nhằm mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động kinh tế. Động lực được tạo ra

thông qua các quyết định, cơ chế, chính sách, khen thưởng, tiền lương…

-QLKT góp phần vào việc cụ thể hoá quan điểm, đường lối kinh ết của Đảng.

Mặt khác, cũng góp phần bổ sung hoàn thiện các quan điểm, đường lối kinh tế đó.

-QLKT có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-Góp phần hình thành đội ngũ những nhà QLKT giỏi, quản lý nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN. Đồng thời đóng góp vào kho tàng lý luận và kinh

nghiệm thực tiễn về quản lý nói chung và quản lý kinh tế nói riêng.

Tóm lại, quản lý và QLKT quyết định sự tồn tại và phát triển của một nền kinh

tế nói riêng và đất nước nói chung

Câu 2: Các chức năng QLKT :

Chức năng QLKT là những hoạt động QLKT mang tính tất yếu mà chủ thể

QLKT tiến hành nhằm phát triển nền kinh tế để đạt tới mục tiêu.

Các chức năng QLKT:

1/Chức năng dự báo (dự đoán):

Dự báo (dự đoán) là phán đoán trước những gì có thể xảy ra trong quá trình tiến

hành các hoạt động QLKT.

*Vai trò: Dự báo, dự đoán là chức năng đầu tiên trong số các chức năng QLKT.

Nó giúp các nhà khoa học chuẩn bị các điều kiện cần và đủ trong việc xây dựng kế

hoạch. Nếu dự đoán, dự báo đúng sẽ giúp cho các nhà hoạch định kế hoạch đưa ra

các quyết định quản lý có luận cứ khoa học. Từ đó mà có cơ hội đạt được chất

lượng và hiệu quả cao trong công tác kế hoạch. Đây còn gọi là công tác tiền kế

hoạch.

*Nội dung:

-Dự báo tác động của môi trường bên ngoài đối với trong nước mà có thể là đối

với nền kinh tế.

+Môi trường bên ngoài như:

. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới tác động đến quá trình

hoạch định chính sách, kế hoạch.

. Xu thế phát triển trên phạm vi toàn cầu.

. Sự phát triển của KH và công nghệ, cụ thể là: Nhà nước phải đi trước một bước

trong việc nắm bắt sự phát triển KH-CN trên thế giới để giúp cho các nhà kinh

doanh trong nước ứng dụng. Thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu. Ví dụ: nên đầu

tư vào công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm. Muốn vậy, nhà nước phải đi đầu

về thông tin KH-CN.

-Dự báo về thực trạng KT-XH của đất nước, dự báo những gì đang diễn ra bao

gồm:

+Dự báo về phát triển các nguồn lực: nguồn lực lao động, nguồn lưc tài nguyên

thiên nhiên, nguồn lực vốn, nguồn lực về KH và CN.

+Dự báo về nhu cầu đối với sản phẩm có lợi thế của Việt Nam, kể cả sản phẩm

phần mềm.

+Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu.

2/Chức năng kế hoạch:

Kế hoạch là những dự kiến cho tương lai về những việc phải làm để phát triển

một tổ chức.

*Yêu cầu đặt ra đối với chức năng KH:

-Kế hoạch sản xuất phải xuất phát từ thị trường (nhu cầu XH). Hay nói cách

khác: sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, giá cả ra sao, bán ở đâu, bán cho ai…đều

do thị trường quyết định.

-Phải khắc phục sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh

bằng mệnh lệnh hành chính. Điều đó có nghĩa là phải phân định chức năng quản lý

của nhà nước và quản lý của các đơn vị kinh tế cơ sở. Xác định chức năng quản lý

của NN là tạo môi trường và hành lang cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động,

còn các đơn vị kinh tế cơ sở thì chức năng của nó là tiến hành các hoạt động sản

xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu XH khác.

-Nhà nứơc thực hiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo hướng

đảm bảo tính năng động, sáng tạo của các tổ chức kinh tế. Mặt khác, góp phần vào

việc ổn định nền kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ riêng có của mình. Đó là

pháp luật, chính sách kinh tế, chiến lược phát triển và các công cụ khác.

-Phải đưa vào KH của nhà nước và của các tổ chức kinh tế lớn, nhất là tổ chức

kinh tế của NN các nội dung về hội nhập kinh tế quôc tế.

-Nâng cao chất lượng các bản KH của nhà nước thông qua đội ngũ những người

làm KH giỏi và kiện toàn bộ máy KH của các cấp.

3/ Chức năng tổ chức:

Là thiết lập bộ máy quản lý trong đó gồm nhiều bộ phận được chuyên môn hoá,

có liên hệ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý vì một mục tiêu chung. Như

vậy, tổ chức hành chính là công việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý các cấp, các

ngành trong nền KT.

Việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

-Phải căn cứ mục tiêu và nhiệm vụ phát triển KT mà KH đã đề ra, bao gồm cả

mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

-Phải kết hợp cả hai yếu tố ổn định và biến đổi trong quá trình xây dựng và vận

hành cơ cấu tổ chức quản lý KT. Nghĩa là bộ máy quản lý cần duy trì một số lượng

cần thiết các bộ phận chuyên môn hoá theo chức năng trong một thời gian nhất

định. Tuy nhiên, phải từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt

động.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!