Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyễn Khuyến Nhà Thơ Làng Cảnh Dân Tình Việt Nam.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
48
Kích thước
352.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
753

Nguyễn Khuyến Nhà Thơ Làng Cảnh Dân Tình Việt Nam.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2022

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: NGUYỄN KHUYẾN

NHÀ THƠ CỦA LÀNG CẢNH

DÂN TÌNH VIỆT NAM

Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Môn học: Văn học trung đại Việt Nam III & IV

Lớp học phần: LITR145902

Năm học: 2022 - 2023

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đàm Thị Thu Hương

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG.....................................................................................2

1.1. Nhà thơ Nguyễn Khuyến.............................................................................................2

1.1.1. Bối cảnh thời đại..............................................................................................................2

1.1.2. Cuộc đời............................................................................................................................3

1.2. Sự nghiệp sáng tác.......................................................................................................4

1.3. Nhận định về Nguyễn Khuyến.....................................................................................6

1.4. Giải thích "làng cảnh - dân tình"................................................................................8

CHƯƠNG 2. NGUYỄN KHUYẾN – NHÀ THƠ CỦA LÀNG CẢNH DÂN TÌNH VIỆT.......9

2.1. Cảnh làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến....................................................................9

2.1.1. Thiên nhiên khép kín, vắng bóng cuộc sống xã hội......................................................9

2.1.2. Thiên nhiên sống động, mang không khí cuộc sống xã hội........................................13

2.2. Hình ảnh con người trong thơ Nguyễn Khuyến..........................................................17

2.3. Tình cảm tốt đẹp trong thơ Nguyễn Khuyến..............................................................20

2.3.1. Tình yêu quê hương đất nước......................................................................................20

2.3.2. Tình cảm gia đình..........................................................................................................22

2.3.3. Tình bạn bè....................................................................................................................24

CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN.......................................................27

3.1. Ngôn ngữ thơ............................................................................................................27

3.1.1. Ngôn ngữ dân gian.........................................................................................................27

3.1.1.1. Khẩu ngữ.....................................................................................................27

3.1.1.2. Vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ............................................................31

3.1.2. Ngôn ngữ trào phúng....................................................................................................34

3.2. Nghệ thuật tả cảnh....................................................................................................36

KẾT LUẬN.........................................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................42

1

MỞ ĐẦU

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc ta với các sáng tác

mang nhiều đề tài với nội dung, cảm xúc phong phú. Nổi bật trong thơ ông là

những áng văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên làng quê và sinh hoạt của con

người nông thôn. Từ nhiều bài thơ của ông hiện lên những hình ảnh làng quê

yên ả, thơ mộng, nơi mà ông tha thiết gắn bó. Thế nên, Nguyễn Khuyến được

mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh dân tình Việt Nam. Ông đã tạo nên một

phong vị quê hương làng mạc trong văn học dân tộc.

Là một nhà thơ có xuất thân từ gia đình nông thôn, đi làm quan chỉ

mấy năm rồi lại trí sĩ trở về làm bạn với cỏ cây, chim muông, núi đồi và sống

một cuộc đời chan hòa giữa lòng nhân dân. Khi trở về quê, ông dễ bắt nhịp

với cuộc sống của những người nông dân khổ cực, bởi cao xa hơn hết ông có

một tấm lòng giàu tình yêu thương và luôn trang trải với đời, với người. Thơ

của một con người gốc rễ vẫn ăn sâu ở đồng quê ấy chứa chan trong đó là

những nguyện vọng, những tâm tư tình cảm và kể cả nỗi khổ cực. Là một nhà

thơ có tâm huyết, ông đã tạo nên những bức tranh thiên nhiên làng cảnh thân

tình với sức sống mãnh liệt, lay động lòng người. Thơ Nguyễn Khuyến là nỗi

lòng đồng cảm đối với cảnh sống khó khăn khổ cực của người dân, thơ ông

thấm đượm cái vị chua mặn của mồ hôi, vị cay đắng của sự cơ cực, và cả cái

bề bộn, bức bối của công việc đồng áng quanh năm.

Bài tiểu luận này của nhóm tiếp cận thơ Nguyễn Khuyến qua hai

phương diện nội dung và nghệ thuật. Trước hết là phong cảnh đồng quê, sinh

hoạt nông thôn và hình ảnh con người thông quê cùng đó là những tình cảm

gắn bó với nhau. Sau đó là những nét đặc sắc trong thơ ông như nghệ thuật

ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh mà trong đó ẩn hiện những tâm tình của ông nói

cho chính bản thân mình và cho cả một làng quê nghèo. Qua đề tài “Nguyễn

Khuyến – nhà thơ của làng cảnh dân tình Việt Nam” hi vọng tìm kiếm được

sự thấu hiểu, đồng cảm với tấm lòng của nhà thơ.

2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. Nhà thơ Nguyễn Khuyến

1.1.1. Bối cảnh thời đại

Cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Khuyến chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi

những biến cố lịch sử giai đoạn cuối TK XIX đến đầu TK XX, đây là thời

gian lịch sử đất nước ta có nhiều biến động to lớn và hết sức rối loạn.

Đối với giai cấp địa chủ phong kiến, nội bộ đã có sự phân hóa sâu sắc.

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc đất nước rơi vào tình cảnh nước mất,

nhà tan. Triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ vô cùng nhu nhược, chấp nhận

làm tay sai cho thực dân Pháp, dần lụi tàn và gần như sụp đổ hoàn toàn. Ở

giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân

Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Năm 1885, thực dân Pháp tấn công vào kinh

thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh

vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh

và nhanh chóng được nhiều nơi hưởng ứng. Để đối phó với phong trào, thực

dân Pháp tìm cách mua chuộc hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi lúc bấy giờ, trong

đó có việc cho Vũ Văn Báu đến mời Nguyễn Khuyến làm quan hay Hoàng

Cao Khải mời Nguyễn Khuyến về nhà dạy học… Các phong trào đấu tranh

của nhân dân ta theo ý thức hệ phong kiến vì thiếu sự liên kết và hỗ trợ nên

đều lần lượt thất bại.

Như vậy, chúng ta thấy rằng các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị

thất bại. Triều đình nhà Nguyễn nhục nhã, bạc nhược ký vào hòa ước đầu

hàng. Thế nên vào những năm cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành khai

thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến

và phân hóa sâu sắc, xuất hiện hai giai cấp mới là giai cấp vô sản và giai cấp

tư sản. Việc triều đình nhà Nguyễn bước vào giai đoạn sụp đổ đã khiến giấc

mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được. Bởi ông luôn muốn

đem kiến thức và góp sức mình giúp vua và nhân dân.

Trước tình hình đất nước có nhiều biến động to lớn như thế, nhà thơ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!