Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nguyễn Huệ lịch sử ... 3 ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Huệ lịch sử ...
3
Tôi đoán rằng Nguyễn Khắc Phê đọc SCML trong tâm trạng của một người đọc
sách danh nhân lịch sử, loại sách viết ra nhằm tuyên truyền giáo dục lòng yêu
nước. Nhưng SCML là tiểu thuyết. Và Nguyễn Huệ được sử dụng để tạo ra một
nhân vật hoàn toàn thuộc về lãnh vực hư cấu mà ta chỉ có thể phê phán nó như là
sản phẩm của hư cấụ Nguyễn Khắc Phê cố tìm ra một Nguyễn Huệ của riêng ông
trong SCML, một Nguyễn Huệ đã được đúc khuôn từ một ý niệm tiền chế. Với
một tinh thần như thế thì thật không cách gì ông có thể đọc "Gió lửa" chứ nói gì
đến "Phẩm Tiết" hay "Mùa mưa gai sắc".
Khác với cái nhìn hạn chế đó, Phan Cự Đệ, trong bài viết nói trên, cho rằng SCML
nghiêng về tiểu thuyết hơn là lịch sử. Ông không quan niệm lịch sử chỉ là những
câu chuyện của các ông hoàng bà chúa, của các tướng lĩnh, là sử biên niên của các
trận đánh. Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, là "thế sự", là chất "văn
xuôi" (caractère prosaique), là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và
thiên nhiên" 8. Theo ông, Nguyễn Mộng Giác "có cái nhìn dân chủ hóa (Phan Cự
Đệ nhấn mạnh) đối với các vĩ nhân lịch sử như Nguyễn Huê.. Nguyễn Huệ cũng
có "những tình cảm vui buồn, nói năng hành xử theo tâm lý bình thường như
chúng ta". Riêng về ý kiến này, tôi xin được ngạc nhiên: Ô hay, vậy Nguyễn Huệ
chẳng phải là con người hay sao, hơn thế nữa lại là một người "áo vải, chân đất"!
Nếu ông không vui buồn như chúng ta thì chẳng lẽ ông là gỗ đá? Nếu ông không
nói năng như chúng ta thì ông nói năng kiểu gì nàỏ Tôi cho rằng trong thực tế, có
lẽ ông nói năng còn "bình dân" hơn chúng ta nữa kìa, vì ông là một người xuất
thân từ nông thôn và học hành đâu có bằng chúng ta ngày nay 9. Vả lại, ngôn ngữ