Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGUYÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI “CHUYỂN MẠCH IP” _CHƯƠNG 3 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGUYÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
“CHUYỂN MẠCH IP”
CHƯƠNG 3
CHUYỂN MẠCH IP
Chuyển mạch IP là một cơ chế và tập các giao thức sử dụng chuyển mạch
lớp 2 để tăng tốc độ chuyển tiếp gói IP qua mạng. Hầu hết các giải pháp chuyển
mạch IP đều sử dụng chuyển mạch lớp 2 là chuyển mạch ATM tuy nhiên cũng có
thể có một số kỹ thuật chuyển mạch lớp 2 khác như Frame Relay hay Tag
Switching.
3.1 Định nghĩa và các thuật ngữ
Như đã đề cập ở trên, chuyển mạch IP sử dụng chuyển mạch lớp 2 như là
một cơ chế chuyển tiếp các gói IP xuyên qua một mạng. Ưu điểm của nó là có thời
gian chuyển mạch nhanh và băng thông lớn. Tuy nhiên, chuyển mạch IP cũng cần
có giai đoạn thực hiện xử lý lớp 3 (Lớp mạng). Do vậy, có thể nói chuyển mạch IP
là sự kết hợp giữa chuyển mạch lớp 2 và quá trình định tuyến, chuyển tiếp lớp 3 để
chuyển tiếp gói tin qua mạng.
3.1.1 Chuyển mạch IP
Chuyển mạch IP là một thiết bị hoặc hệ thống có thể chuyển tiếp gói tin IP
lớp 3 (lớp mạng) cũng như có cơ chế cho phép chuyển mạch tại lớp 2 (lớp liên kết
dữ liệu). Do vậy, chuyển mạch IP phải có khả năng phân loại gói tin thành gói tin
được chuyển tiếp tại lớp 3 hay được chuyển mạch tại lớp 2 và tái điều khiển một
bộ phận hoặc tất cả gói tin truyền qua đường chuyển mạch lớp 2 đó. Hầu hết các
bộ chuyển mạch IP sử dụng cơ cấu chuyển mạch ATM nhưng cũng có một số sử
dụng các kỹ thuật lớp 2 khác như chuyển mạch thẻ của Cisco, chuyển mạch thẻ đa
giao thức (MPLS) của IEEF.
Hình 3.1 Thiết bị chuyển mạch IP
(a) Thiết bị chuyển mạch IP, (b): thiết bị chuyển mạch IP ảo
Hiện nay người ta sử dụng 2 cơ cấu chuyển mạch IP như hình vẽ 3.1. Trong
đó điểm điều khiển giao thức định tuyến (IPCP) trong cả hai cơ chế đều chạy các
giao thức định tuyến điển hình như RIP, OSPF, BGP,... để cung cấp đường định
tuyến lớp 3 mặc định. IPCP có thể giao tiếp một cách trực tiếp (kiểu a) hoặc gián