Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Nguồn chứng cứ điện tử trong Tố tụng Hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN XUÂN TÂN
NGUỒN CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGHÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUỒN CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
- LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số cn: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Hoàng Thị Minh Sơn
Học viên: Phan Xuân Tân
Lớp: Cao học Luật, khóa 19
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chúng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHAN XUÂN TÂN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
GDĐT: Giao dịch điện tử
TTHS: Tố tụng hình sự
NCCĐT: Nguồn chứng cứ điện tử
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN CHỨNG CỨ ĐIỆN
TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ........................................................................6
1.1. Khái niệm chứng cứ điện tử và nguồn chứng cứ điện tử................. 6
1.2. Các loại nguồn chứng cứ điện tử...................................................... 11
1.3. Đặc điểm của nguồn chứng cứ điện tử ............................................ 17
1.4. Nguồn chứng cứ điện tử và nguồn chứng cứ truyền thống ........... 26
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN CHỨNG CỨ
ĐIỆN TỬ................................................................................................................30
2.1. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về nguồn chứng cứ điện tử.. 30
2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng cứ điện tử
................................................................................................................ 30
2.1.2. Đánh giá quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng
cứ điện tử................................................................................................ 34
2.2. Thực trạng thực hiện quy định về nguồn chứng cứ điện tử trong tố
tụng hình sự Việt Nam ............................................................................. 35
2.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới
về nguồn chứng cứ điện tử và kinh nghiệm đối với Việt Nam ............. 38
2.2.1. Nguồn chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ ............... 38
2.2.2. Nguồn chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Thụy Sĩ................ 56
2.2.3. Kinh nghiệm đối với Việt Nam ..................................................... 62
2.4. Giải pháp bảo đảm áp dụng đúng quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về nguồn chứng cứ điện tử......................................................... 64
2.4.1. Tăng cường triển khai các biện pháp thi hành quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015 về nguồn chứng cứ điện tử .................... 64
2.4.2. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về nguồn chứng cứ
điện tử ..................................................................................................... 65
2.4.2. Giải pháp khác ............................................................................. 66
KẾT LUẬN............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong TTHS, chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội. Chứng cứ có ý nghĩa trong việc làm rõ những vấn đề
cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, đồng thời cũng là một trong những vấn đề
lý luận có tính phức tạp nhất, nhưng hiện nay nó chưa được đề cập đến nhiều và
cũng ít có công trình nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là NCCĐT.
Qua tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành, đã khẳng định vai trò quan trọng của
BLTTHS năm 2003 trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của
nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế,
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các quy định
của BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật,
hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của
người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,
người bào chữa, bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong TTHS. Các vụ án cơ
bản được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do BLTTHS quy định. Tuy
nhiên, quy định về chứng cứ chưa phù hợp với diễn biến tình hình tội phạm, chưa
thể hiện được yêu cầu tranh tụng đã trở thành nguyên tắc hiến định và chưa theo kịp
sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, chủ yếu vẫn chỉ ghi nhận những
nguồn chứng cứ truyền thống là tài liệu, đồ vật; các dữ liệu điện tử được thu thập từ
mạng Internet, từ các thiết bị điện tử chưa được công nhận là chứng cứ.
1
Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thể hiện qua Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư
pháp trong thời gian tới; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị,
trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự năm 2015 đã điều
chỉnh các hành vi nguy hiểm liên quan đến công nghệ thông tin, truyền thông; các
luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử đã đề cập
đến giá trị của “thông điệp dữ liệu” như Điều 14 Luật Giao dịch điện tử quy định
“Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ” và một số văn bản quy phạm pháp luật
1 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003.
2
khác cũng đã ra đời góp phần điều chỉnh các mặt khác nhau trong lĩnh vực công
nghệ thông tin, truyền thông.
Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, tháo gỡ những vướng mắc đặt ra
trong thực tiễn, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại và yêu
cầu hội nhập quốc tế, BLTTHS 2015 đã đáp ứng được những thay đổi của tình hình
thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm về công nghệ cao khi quy định dữ liệu điện
tử là một trong những nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, trước những thay đổi nhanh
chóng của khoa học, công nghệ, tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội
với cách thức, thủ đoạn, công cụ và phương tiện ngày càng tinh vi thì những quy
định về phương pháp phát hiện, thu thập, phục hồi, đánh giá và sử dụng chứng cứ
đối với các nguồn chứng cứ truyền thống đã không còn hoàn toàn phù hợp, gây ra
những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu tranh đối với loại tội phạm này.
Hơn nữa, NCCĐT lại là một quy định mới, phức tạp không dễ áp dụng. Do đó, tác
giả luận văn chọn đề tài: “Nguồn chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự Việt Nam -
lý luận và thực tiễn” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, NCCĐT trong TTHS là đề tài được một số tác giả quan
tâm nghiên cứu trên những mức độ, khía cạnh khác nhau có thể kể đến như:
- Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2011 về “Tội sử dụng mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
sản theo Pháp luật Hình sự hiện hành” của Lê Thị Huyền Trang, Trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn này, tác giả mặc dù có đề xuất thay
đổi quy định của BLTTHS về chứng cứ, tuy nhiên tác giả vẫn chưa đi sâu, hệ thống
hóa các loại NCCĐT, các nguyên tắc cũng như thẩm quyền thu thập, cách thức sử
dụng NCCĐT.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2011 về “Thu thập chứng cứ trong tố tụng
hình sự Việt Nam” của Phạm Kim Hằng, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Trong luận văn này, tác giả có đề cập việc thừa nhận hay không thừa nhận
giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; bổ sung, mở rộng NCCĐT vào khái niệm
chứng cứ; đề xuất bổ sung khái niệm, thủ tục, quyền hạn thu thập loại chứng cứ
điện tử. Tuy nhiên, đây là luận văn về vấn đề thu thập chứng cứ, tác giả chỉ trình
bày rải rác, chưa hệ thống hóa, chưa đi sâu vào các khía cạnh khác nhau xung quanh
NCCĐT như: chứng cứ điện tử biểu hiện trên thực tế là những loại nào; cách thức,
quyền hạn thu thập v.v…