Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Người phụ nữ trong chinh phụ ngâm và cung oán ngân nhìn từ quan điểm giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung
oán ngân nhìn từ quan điểm giới
Tạ Thị Thanh Huyền
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Trình bày những khái niệm chung về nam tính - nữ tính và những quan
niệm cơ bản nhất của Nho giáo về nữ tính; những nội dung cốt lõi của cách tiếp cận
“cái nhìn đàn ông” và hiện tượng “mượn giọng” trong điện ảnh và văn học. Khảo sát
về quan niệm về nữ tính và nữ tính thể hiện trong văn học nhà nho nói chung qua
các thời kì lịch sử, phân tích những yếu tố chính thống và phi chính thống trong cách
hai tác giả miêu tả nhân vật người chinh phụ và người cung nữ trong hai khúc ngâm
để thấy được sự ảnh hưởng của những quan niệm đa dạng về nữ tính của nhà nho;
đồng thời, dựa trên những sự khảo sát về những đặc trưng của người phụ nữ trong
thơ cung oán và khuê oán nói riêng của một số nhà nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề
về cái nhìn đàn ông của các tác giả đến việc miêu tả hai nhân vật nữ trong khúc
ngâm; chỉ ra sự tiến bộ trong tư tưởng và nghệ thuật của hai tác giả so với các tác giả
nhà nho thời kì trước trong việc thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật nữ: từ điểm
nhìn bên ngoài của người đàn ông sang điểm nhìn bên trong của nhân vật (đồng nhất
điểm nhìn tác giả với điểm nhìn nhân vật); lý giải nguyên nhân thúc đẩy hai nhà thơ
mượn giọng nhân vật nữ và phân tích vai trò của mặt nạ nữ giới trong việc giúp tác
giả bày tỏ những quan niệm chính trị và nhân sinh mới mẻ của mình – hay chính là
một cách “chống đối cấm kị”.
Keywords. Văn học Việt Nam; Phụ nữ; Nghiên cứu văn học
Content
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong văn học trung đại Việt Nam, người phụ nữ chỉ chiếm một vị trí hết sức khiêm
tốn. Hầu như chỉ tới giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX người ta mới bắt
đầu nghe thấy giọng nói của phái nữ cất lên, tuy không phải là quá đông đảo nhưng cũng đủ
hợp thành một khuynh hướng trong thơ ca. Và, thú vị hơn cả là hầu hết những tác phẩm đó
lại có tác quyền rõ ràng (hoặc không rõ ràng) thuộc về nam giới.
Những tác phẩm đi đầu cho xu trào này chính là hai ngâm khúc là Chinh phụ ngâm
của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều… Trong đó, nhà thơ nam giới
mượn giọng nhân vật nữ để bày tỏ những ngụ ý phê phán chính trị và những quan điểm nhân
sinh phi chính thống chuyên chú ở con người cá nhân. Với những tác phẩm viết theo khuynh
hướng này, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện một bộ phận văn chương nằm