Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Người lái đò sông Đà - Một thiên tùy bút có thần
Sông Đà - một trận đồ tự nhiên hùng vĩ, được xây dựng bằng hai chất liệu nước và
đá, lỏng và cứng, cuồn cuộn tuôn dài, nhấp nhô ngang dọc mà tạo hoá đã ban cho
vùng Tây Bắc nước Nam ta. Công trình tự nhiên ấy đã và đang biến đổi theo thời
gian. Còn một công trình Sông Đà nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ mà
Nguyễn Tuân đã để lại cho lịch sử văn học Việt Nam, để lại cho đời trên trang tuỳ
bút thì mãi mãi vẫn còn nguyên vẹn, vẹn nguyên.
Đọc Người lái đò Sông Đà, ta như gặp được một cây đại bút "thông tạo hoá" và
một ông đò cũng "thấu càn khôn". Cả hai đều thấu hiểu sự ảo diệu của tự nhiên,
đều nắm vững quy luật xung - hợp, sinh - khắc chế hoá lẫn nhau của vũ trụ. Trên
trang tuỳ bút, Sông Đà vừa cất giấu, vừa phô bày vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hoá -
một vẻ đẹp vừa hung hãn, như hoang dại lại như tình tứ mộng mơ. Ông đò Lai
Châu vừa là người lao động lực lưỡng, gân guốc, vừa là nghệ sĩ tài ba. Nhiều lúc
ta như thấy Nguyễn Tuân hoá thân vào ông đò Lai Châu. Tay lái của ông đò cảm
đâu là ứng đó, ứng đâu là hành đó không sớm cũng không muộn, qua bao thác
ghềnh vẫn cứ bình an. Phải chăng trời đã cho ông tuệ nhãn? Thân hình ông khoẻ
mạnh "gọn quánh như chất sừng, chất mun". Ông còn là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ
thuật vượt thác qua ghềnh. Chất nghệ sĩ trong ông là ở cánh tay chèo lái là ở đôi
chân giữ thế tạo đà cứ như là vũ điệu vừa nhịp nhàng vừa ăn ý với bản nhạc giao
hưởng của nước sông, của đá núi, của gió ngàn. Nhưng cái chính của chất nghệ sĩ
trong ông là lòng yêu đời, yêu nghề, say mê khám phá sự huyền diệu cứ bay lên
với đôi cánh lãng mạn. Miêu tả ông lái đò Lai Châu, Nguyễn Tuân muốn gửi đến
người đọc những thông điệp gì? Cuộc sống không phải lúc nào cũng như khúc
sông phẳng lặng mà có lúc, nhiều lúc thác ghềnh. Sống là phải biết chấp nhận,
phải bơi lội, chèo lái để vượt qua thác, băng qua ghềnh chứ không phải là kéo
thuyền lên bờ để ngắm nhìn để chờ đợi? Những đoạn văn Nguyễn Tuân miêu tả