Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

NGƯỜI GIỮ VẺ ĐẸP TRONG SÁNG CHO CHÈO pot
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
187.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1262

NGƯỜI GIỮ VẺ ĐẸP TRONG SÁNG CHO CHÈO pot

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGƯỜI GIỮ VẺ ĐẸP TRONG SÁNG CHO CHÈO

Nguyễn Đình Hàm sinh năm 1910, quê ở Hoài Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội), nhà nền nếp

khá giả, theo cha mẹ sinh sống tại Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã thích vẽ, lớn lên học hết trung

học, ông ghi tên vào lớp dự bị trường Mỹ thuật Đông Dương, kết thân với số văn nghệ sĩ

trẻ cùng lứa tuổi đương thời, như Thanh Châu, Vũ Bằng, Nguyễn Dân Giám, Trúc

Đường,... Do thời thế biến chuyển, ông phải bỏ dở chuyện học hành...

Bùng nổ kháng chiến toàn quốc. Ông tham gia sinh hoạt với các văn nghệ sĩ Liên khu 3.

Tại đây, ông tỏ ý thích thú môn sân khấu, đặc biệt với chèo, hàng ngày thường gần gũi

hỏi han các nghệ nhân, diễn viên bộ môn này. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội

được giải phóng cùng với nửa nước, Nguyễn Đình Hàm càng thích thú theo dõi mấy hội

nghị khai thác vốn cổ do Ban Nghiên cứu sân khấu tổ chức, được làm quen học tập nghệ

thuật chèo, thông qua các nghệ nhân nổi tiếng một thời, lại được trao đổi bàn bạc với các

cán bộ nghệ thuật, các nghệ nhân, nên ông càng nhận ra những cái hay, cái đẹp, cả những

điều hạn chế, trong đó có phần mỹ thuật, của vốn cổ. Từ đấy ông nghiên cứu kỹ tranh dân

gian Đông Hồ, học tập cách dùng nét đen viền các họa tiết hoa, lá, tượng, cột thể hiện

bằng màu, mà không sử dụng vờn khối. Ông còn sưu tầm vẽ lại những hoa văn truyền

thống chạm khắc trong các đình, chùa mà ông từng đi qua, để tham khảo những khi làm

mỹ thuật cho vở diễn...

Nguyễn Đình Hàm được phân công làm khâu mỹ thuật cho vở chèo cổ Quan

âm Thị Kính, do nghệ nhân và diễn viên Đoàn chèo Trung ương thể hiện, theo

bản trò đã chỉnh lý của Trần Huyền Trân. Cùng với cán bộ và nghệ nhân,

Nguyễn Đình Hàm, nhờ được Trần Huyền Trân cũng là người dàn trò, cho biết

trước kế hoạch tiến hành, nên chỉ ngồi nghe xem các vai đóng hát diễn, rồi suy

ngẫm tìm cách thể hiện sao cho phù hợp. Ông thấy với bản trò mang nhiều chất

thơ cả trong niêm luật lẫn cấu tứ, lại phối kết với hát múa nói điệu, thì không

thể dùng bút pháp tả thực mà phải tìm cách tả ý, có các cảnh trí khả dĩ tương

thích với lời trò và hát múa diễn kỹ.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!