Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ việt nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGỮ NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ
MỒM, MIỆNG, RĂNG, LƯỠI TRONG CA DAO,
THÀNH NGỮ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƯƠNG THỊ DIỄM
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG THỊ DIỄM
Phản biện 1: TS. Lê Đức Luận
Phản biện 2: TS. Trương Thị Nhàn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 15 tháng 12 năm 2013.
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngôn ngữ là “thứ của cải lâu đời và vô cùng quý giá của
dân tộc” (Hồ Chí Minh). Ngôn ngữ là một trong những cầu nối quan
trọng để mọi người có thể tiếp cận với cội nguồn và bản sắc văn hóa
của dân tộc mình. Đúng như nhà văn hóa của nhân dân Đức W.
Humbold từng nói: “Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc”.
Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao, tục ngữ, thành ngữ
là những viên ngọc quý giá nhất. Quý ở chỗ trong quá trình phát triển
của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nó luôn luôn giữ vai trò quan
trọng trong việc hình thành tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt
của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý nghĩ của nhân dân
trong cuộc đấu tranh sinh tồn, đối phó với môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội của mình.
1.2. Về hình thức, ca dao, thành ngữ, tục ngữ của ta dù có
những câu bốn chữ, sáu chữ hay những câu dài hơn đều rất phong
phú về cách gieo vần, nên nó đã làm “khuôn vàng, thước ngọc” cho
nhiều thi nhân trong sáng tác. Về nội dung, so với các bộ phận khác
của kho tàng văn học nước nhà, ca dao, thành ngữ, tục ngữ là bộ
phận phản ánh nhiều hơn về tình hình sản xuất, sinh hoạt và các đặc
tính dân tộc như: tinh thần chịu đựng gian khổ, đức tính bền bỉ và
dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, yêu quê hương
đất nước, yêu con người của nhân dân Việt Nam. Ca dao, thành ngữ,
tục ngữ còn đi sâu biểu thị thái độ tình cảm, hành động, tính cách,
ngoại hình cũng như các mối quan hệ xã hội giữa người và người.
2
1.3. Qua khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy có không ít
những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ có chứa các yếu tố chỉ mồm,
miệng, răng, lưỡi. Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Đằng sau những
câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ ấy là bức tranh cuộc sống, bức tranh
văn hóa của dân tộc ta. Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ có
chứa các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi đã góp phần phản ánh lối
sống, cách tư duy, ứng xử, tính cách, các mối quan hệ xã hội của cư
dân nông nghiệp lúa nước lâu đời theo cách riêng của mình.
Vì lẽ trên, chúng tôi chọn đề tài: Ngữ nghĩa của các yếu tố
mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
làm luận văn thạc sĩ khoa học của mình. Mong muốn của chúng tôi
là góp phần tri nhận nếp tư duy độc đáo, đặc trưng văn hóa của dân
tộc Việt qua bộ phận văn học dân gian này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi
trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” không ngoài mục đích
làm rõ ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi; chỉ ra sự tác
động của nó đối với việc bộc lộ tư duy, nếp sống, văn hóa Việt qua
ca dao, thành ngữ, tục ngữ... Đồng thời, Luận văn cũng mong muốn
góp một phần nhỏ làm phong phú thêm cơ sở lý luận về ngữ nghĩa
học tiếng Việt, làm sáng tỏ thêm đặc trưng văn hóa tư duy người
Việt thông qua bộ phận văn học dân gian.
Đối với công tác giảng dạy, chúng tôi mong muốn cung cấp
một nguồn ngữ liệu khoa học, tương đối đầy đủ về các thành ngữ có
yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi,... góp phần giúp sinh viên, học sinh
và những người có quan tâm nhận rõ được dấu ấn văn hóa Việt thông
qua bộ phận văn học này.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tư liệu của đề tài được chọn lọc trong các tuyển tập ca dao,
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam như:
- Kho tàng Ca dao người Việt, tập I, II, III của Nguyễn Xuân
Kính – Phan Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thúy Loan –
Đặng Diệu Trang.
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS. Nguyễn
Lân.
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm ở một số tài liệu khác.
Sở dĩ, chúng tôi lựa chọn những tư liệu trên để khảo sát vì đây
là những công trình được đánh giá cao.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp chung
Trong luận văn này, chúng tôi đã áp dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp phân tích
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ vốn là những sáng tác dân gian
mang tính nguyên hợp. Vì vậy, khi thực hiện đề tài này, chúng tôi
không chỉ tiếp cận chúng ở góc độ ngôn ngữ mà còn vận dụng cả
phương pháp nghiên cứu liên ngành (văn học – văn hóa học – ngôn
ngữ học).
4
4.2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Sưu tầm, tập hợp các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi
trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
- Bước 2: Trên cơ sở cứ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành
thống kê, khảo sát, phân loại, tính tỉ lệ từng loại. Sau khi đã phân
loại, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra giá trị ngữ nghĩa mà các
yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ biểu
hiện.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của Luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Khảo sát các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong
ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Chương 3: Giá trị ngữ nghĩa của các yếu tố mồm, miệng, răng,
lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu về ngữ nghĩa trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ là
một đề tài khá hấp dẫn. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy có hơn 30
công trình nghiên cứu ngữ nghĩa của từ trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ dưới những góc độ và phương diện khác nhau. Chúng tôi tạm
thời chia các công trình này thành hai nhóm sau:
- Nhóm các công trình sưu tầm, giải thích ca dao, thành ngữ,
tục ngữ.
Thuộc nhóm này gồm: “Kho tàng ca dao người Việt” (Nguyễn
Xuân Kính); “Kho tàng tục ngữ người Việt” (Nguyễn Xuân Kính); “Tục
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan); “Từ điển thành ngữ – tục
5
ngữ Việt Nam” (Vũ Quang Hào, Vũ Thúy Anh, Vũ Dung); “Từ điển
thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Nguyễn Lân); “Ca dao, tục ngữ Việt
Nam” (Phương Thu); “Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” (Nguyễn
Như Ý); “Tục ngữ Việt Nam” (Ngọc Lan); “Ca dao Việt Nam” (Bích
Hằng); “Tuyển tập Văn học Dân gian Việt Nam”, tập IV, quyển 1 (Tục
ngữ – ca dao) (Trần Thị An và Nguyễn Thị Huế); “Giáo trình Văn học
Dân gian Việt Nam” (Nguyễn Bích Hà); “Bình giảng ca dao” (Hoàng
Tiến Tựu); “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt” (Lê Đức Luận); “Tìm
hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam” (Phan Thị Đào); “Đi tìm điển tích thành
ngữ” (Tiêu Hà Minh)… Đây là những công trình nghiên cứu công phu,
phản ánh được sự đồ sộ về khối lượng của kho tàng ca dao, thành ngữ, tục
ngữ, giải thích ý nghĩa của chúng khi tham gia giao tiếp. Các vấn đề được
đào sâu nghiên cứu về ca dao, thành ngữ, tục ngữ của các công trình trên
chủ yếu là những vấn đề về mặt xã hội, đóng góp vào việc bảo tồn, phát
huy và làm giàu thêm kho tàng văn hóa, văn học dân gian của dân tộc.
- Nhóm các công trình nghiên cứu về các phương diện có liên
quan đến các yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi.
Về phía các công trình luận văn có: “Đối sánh thành ngữ có
yếu tố chỉ một số bộ phận cơ thể trong tiếng Hán và tiếng Việt” (Liêu
Thị Thanh Nhàn); “Phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ
phận cơ thể” (Nguyễn Thị Thảo). Ngoài ra, còn có những bài viết
đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, Ngôn ngữ và đời sống như: “Nghiên cứu
thêm về tổ hợp kiểu cái răng, cái tóc, cái chân,…” (Trần Đại Nghĩa);
“Hiện tượng nhiều nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tiếng Việt” (Phạm Thị Hòa); “Đi tìm nghĩa biểu trưng của tục ngữ
cái răng, cái tóc là gì?” (Nguyễn Văn Nở); “Hình ảnh biểu trưng của
từ chỉ cái miệng trong thành ngữ Việt” (Hà Quang Năng),… Nhìn
chung, các bài viết nêu trên chỉ đi vào tìm hiểu một khía cạnh, góc
6
độ của một số bộ phận trên cơ thể người chứ chưa có một công trình
nào thực sự phân tích một cách đầy đủ giá trị ngữ nghĩa của các yếu
tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam. Các công trình nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ dưới góc độ
ngôn ngữ học cũng chưa nhiều lắm vì vậy cũng chưa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này. Trên cơ sở tham
khảo và kế thừa những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước
về ca dao, thành ngữ, tục ngữ với tư cách là các công trình mang tính
gợi mở, công trình này của chúng tôi hi vọng sẽ có những đóng góp
nhất định khi đi sâu nghiên cứu “Ngữ nghĩa của các yếu tố mồm,
miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ Việt Nam”.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa là bình diện nội dung của những biểu hiện ngôn
ngữ. Ngôn ngữ có thể biểu hiện, bộc lộ trên nhiều hình thức khác
nhau; nó có thể là nội dung của từ, của các ngữ (cố định) như thành
ngữ, tục ngữ; nó có thể thể hiện ở trong câu, trong văn bản. Nói trừu
tượng hơn, ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học hiện đại có thể thể hiện
trong cách dùng, trong hoạt động (người ta đưa vào sử dụng) và mặt
tổng hợp khái quát hơn - ngữ nghĩa được thể hiện trong hệ thống cấu
tạo của nó. Ngữ nghĩa trong phạm vi nghĩa từ vựng gọi là ngữ nghĩa
từ vựng. Nghĩa trong phạm vi ngữ pháp tức là trong hình thái học, cú
pháp học người ta gọi là nghĩa ngữ pháp. Trong ngữ pháp, người ta
có thể chú ý nghiên cứu nghĩa của câu thì gọi là nghĩa cú pháp.
1.1.2. Khái niệm ngữ nghĩa học
Có thể nêu một cách khái quát những cách hiểu chủ yếu sau
đây về “nghĩa học”:
- Nghĩa học có thể được hiểu như là một thuật ngữ của lí
thuyết chung về tín hiệu
- Nghĩa học theo cách hiểu của triết học ngôn ngữ
- Nghĩa học được hiểu là một bộ môn của ngôn ngữ học (gọi là
“nghĩa học ngôn ngữ học” hoặc ngắn gọn hơn: “ngữ nghĩa học”)
Ngoài ra, ngữ nghĩa học còn nghiên cứu các mối quan hệ giữa
các nghĩa của từ, tức là giữa nghĩa cơ bản (hoặc nghĩa gốc) của nó với
các nghĩa phái sinh hoặc nghĩa cụ thể được sử dụng trong phát ngôn.
8
1.2. VÀI NÉT VỀ CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
1.2.1. Khái niệm về ca dao, thành ngữ, tục ngữ
a) Khái niệm ca dao
Ca dao là những thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và
nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Ca dao là lời thơ của
dân ca, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng. Khái niệm ca
dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao.
b) Khái niệm thành ngữ
Thành ngữ là những cụm từ có sẵn, có chức năng định danh
một cách hình tượng, có kết cấu cố định, bền vững, có ý nghĩa hoàn
chỉnh, bóng bẩy và được sử dụng tương đương như từ.
c) Khái niệm tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của
nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. Tục
ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, do nhân dân trực tiếp
sáng tác và được vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp của
nhân dân.
1.2.2. Phân biệt ca dao với tục ngữ, thành ngữ
a) Phân biệt tục ngữ với ca dao
Các công trình sưu tập trước đây thường gộp chung dưới tên
gọi “tục ngữ phong dao”, “tục ngữ ca dao”. Tác giả Đinh Gia Khánh,
Chu Xuân Diên trong cuốn “Lịch sử văn học Việt Nam” quan niệm:
tục ngữ thiên về lý trí, còn ca dao thiên về tình cảm. Tác giả Nguyễn
Thái Hòa trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” lại
cho rằng, tục ngữ hình thành trong lời thoại hàng ngày, ca dao là
những văn bản nghệ thuật thực sự. Xét về nội dung, tục ngữ thường
là những nhận xét thuộc phạm vi lý trí trong khi ca dao là tiếng nói
9
của tình cảm. Để phân biệt hai khái niệm này, ta có thể dựa vào các
tiêu chí như: tiêu chí số lượng, tiêu chí nội dung, tiêu chí môi trường
sử dụng…
b) Phân biệt tục ngữ với thành ngữ
Tục ngữ tự nó phải có một câu, thể hiện phán đoán, có ý nghĩa
trọn vẹn và có chức năng thông báo. Thành ngữ là cụm từ cố định, có
chức năng định danh hoặc thể hiện khái niệm.
1.2.3. Vai trò của ca dao, thành ngữ, tục ngữ
Ca dao, thành ngữ, tục ngữ là một bộ phận không thể thiếu
trong dòng văn học dân gian. Về phương diện ngôn ngữ, ba thể loại
này đóng một vai trò quan trọng trong vốn ngôn ngữ dân tộc. Sử
dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ không những là cách nói hàm súc,
giàu hình ảnh, mà còn là cách để con người thể hiện bản thân mình
và sâu xa hơn là yêu thêm dân tộc mình.
1.3. TIỂU KẾT
Qua việc tìm hiểu, khái quát về ngữ nghĩa và ngữ nghĩa học,
chúng tôi nắm bắt được những vấn đề lý thuyết ngôn ngữ căn bản
liên quan đến đề tài. Cùng với đó, việc hệ thống lại những vấn đề lí
luận về ca dao, thành ngữ, tục ngữ giúp chúng tôi hiểu về đối tượng
để từ đó có để đi vào phân tích miêu tả giá trị ngữ nghĩa của các yếu
tố mồm, miệng, răng, lưỡi trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ.
10
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ MỒM, MIỆNG, RĂNG, LƯỠI
TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VIỆT NAM
2.1. YẾU TỐ MỒM TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC
NGỮ VIỆT NAM
2.1.1. Tần số xuất hiện của yếu tố mồm
Bảng 2.1: Bảng khảo sát yếu tố mồm trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ
Thể loại
tổng
số
tư
liệu
Tư
liệu
cụ
thể
Đạt
%
Ví dụ
Ca dao 329 35 43,75 - Một trăm ông chú không
lo
Lo về một nỗi mụ o nỏ mồm
-Vô duyên lưng đã đi còm
Trục mũi đã sứt, cái mồm lại
sưng
Thành ngữ 131 30 37,5 -Bịt mồm, bịt miệng
- Bóp mồm bóp miệng
Tục ngữ 116 15 18,75 - Có mồm thì cắp, có nắp thì
đậy
- Mồm miệng đỡ chân tay
Trong tổng số 576 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ có chứa các
yếu tố mồm miệng, răng, lưỡi có 80 câu có chứa yếu tố mồm, trong
Số
lượng
11
đó ca dao có 35 câu - chiếm tỉ lệ 43,75 %, thành ngữ có 30 câu –
chiếm tỉ lệ 37,5 %, tục ngữ có 15 câu – chiếm tỉ lệ 18,75%.
2.1.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố mồm trong ca dao, thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam
a) Nghĩa gốc
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Mồm là một từ thông
tục. Mồm hay còn gọi là “miệng của con người” – đó là một bộ phận
hình lỗ trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật, dùng để
ăn, mồm thường được coi là biểu tượng cho việc nói năng không hay,
không đúng lúc. [ TĐTV tr. 825].
b)Nghĩa chuyển
Ở nghĩa vị gốc, mồm bao gồm các nghĩa tố sau:
1. Bộ phận hình lỗ trên mặt người hay ở phần trước của đầu
động vật.
2. Có chức năng ăn uống.
3. Thực hiện chức năng nói.
4. Biểu tượng của việc ăn uống hay nói năng của con người.
Khi đi vào các ngữ cảnh trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ, yếu
tố mồm mang nhiều nghĩa khác nhau.
2.2. YẾU TỐ MIỆNG TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC
NGỮ VIỆT NAM
2.2.1. Tần số xuất hiện của yếu tố miệng
12
Bảng 2.2: Bảng khảo sát yếu tố miệng trong ca dao, thành ngữ,
tục ngữ
Thể loại
Tổng
số tư
liệu
Tư
liệu
cụ
thể
Đạt % Ví dụ
Ca dao 329 53 51.3 - Ai uốn câu cho vừa miệng
cá
Tôi nghĩ như chàng chẳng
khá hơn ai
- Bưng được miệng chĩnh,
miệng vò
Nào ai bưng được miệng o,
miệng dì.
Thành ngữ 131 76 25.6 - Bán trôn nuôi miệng
- Thương miệng, thương môi
Tục ngữ 116 69 23.1 - Ăn lỗ miệng, tháo lỗ trôn
- Chửa đặt trôn đã đặt miệng
Trong tổng số 576 câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ có chứa các
yếu tố mồm, miệng, răng, lưỡi có 298 câu có chứa yếu tố miệng,
trong đó ca dao có 153 câu – chiếm tỉ lệ 51,3 %, thành ngữ có 76 câu
– chiếm tỉ lệ 25,6%, tục ngữ có 69 câu – chiếm tỉ lệ 21,3 %.
2.2.2. Khảo sát nghĩa của yếu tố miệng trong ca dao, thành
ngữ, tục ngữ Việt Nam
a) Nghĩa gốc
Số
lượng
13
Nghĩa gốc của yếu tố miệng là một đơn vị đồng nghĩa với từ
mồm trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là một từ dùng để chỉ một bộ
phận hình lỗ trên mặt người hay ở phía trước của đầu động vật, dùng
để ăn, thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống hay nói năng
của con người [48, tr. 814].
b) Nghĩa chuyển
Cũng như yếu tố mồm, khi đi vào ca dao, thành ngữ, tục ngữ,
yếu tố miệng mang nhiều nghĩa khác nhau. Xuất phát từ nghĩa vị
gốc, trong mỗi ngữ cảnh khác nhau, qua hai phương thức chuyển
nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ, yếu tố miệng mang những nét
nghĩa khác nhau.
2.3. YẾU TỐ RĂNG TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, TỤC
NGỮ VIỆT NAM
2.3.1. Tần số xuất hiện của yếu tố răng
Bảng 2.3: Bảng khảo sát yếu tố răng trong ca dao, thành ngữ, tục
ngữ
Số lượng
Thể loại
Tổng
số
tư
liệu
Tư
liệu
cụ
thể
Đạt
%
Ví dụ
Ca dao 329 121 77,08 - Một ngày hai bữa cơm
đèn
Còn gì má phấn răng đen
hỡi chàng
- Hỡi cô yếm thắm răng