Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn việt nam sau 1975 (trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Việt Nam sau 1975
(Trên tư liệu truyện ngắn ba nhà văn nữ)
Hoàng Dĩ Đình
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án TS. ngành: Lý luận ngôn ngữ; Mã số: 62 22 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Đinh Văn Đức
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của ngôn ngữ trần thuật. Nghiên cứu về
người trần thuật trong truyện ngắn các nhà văn nữ. Phân tích điểm nhìn của ngôn
ngữ trần thuật trong các truyện ngắn của nhà văn nữ. Tìm hiểu thời gian của ngôn
ngữ trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ.
Keywords. Lý luận ngôn ngữ; Ngôn ngữ trần thuật; Truyện ngắn; Văn học Việt
Nam
Content
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể loại truyện ngắn trong suốt thế kỷ 20 là một dòng chảy liên tục, thời nào cũng có
nhiều thành tựu. Ðặc biệt từ sau 1975, trong sự đổi mới văn học, truyện ngắn đã đóng vai
trò quan trọng với sự đóng góp của các nhà văn thuộc nhiều thế hệ. Ðội ngũ này được bổ
sung bởi một lớp nhà văn nữ trẻ như Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Hảo, Phan Thị
Vàng Anh, Võ Thị Xuân Hà... Làng văn trở thành một văn đàn ―văn học đang mang gương
mặt nữ‖.
Xưa nay, phụ nữ vốn đa cảm đa sầu, nhạy bén với mọi biến cố trong đời sống, trong
xã hội và kết quả của những biến cố dù lớn hay nhỏ. Phụ nữ có nhu cầu cũng như năng
khiếu bày tỏ, diễn tả những tâm tư tình cảm rất tinh tế của mình. Truyện ngắn chính là một
phương tiện thuận tiện và có lợi cho việc diễn tả đó. Với một thể loại văn học được công
chúng hoan nghênh là truyện ngắn, các nhà văn nữ tập trung vào mảng nội dung tình yêu,
hôn nhân, gia đình và đời sống thường nhật của người phụ nữ trong thời đại mới để xây
dựng những nhân vật sinh động, dám ước mơ, có khát vọng.
Số lượng truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam rất phong phú, trong đó, khá
nhiều tác phẩm đề cập đến số phận của phụ nữ và những vấn đề liên quan đến phụ nữ Việt
Nam. Những nghiên cứu, phê bình về tác phẩm cũng như về vấn đề phụ nữ được phản ánh
qua tác phẩm từ khía cạnh tác giả - ý nghĩa tác phẩm dễ tìm thấy từ các trang báo. Nhưng,