Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngôn ngữ hội thoại trong truyện ngắn của ma văn kháng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
LÊ THANH SƠN
Ngôn ngữ hội thoại trong truyện
ngắn của Ma Văn Kháng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua những bước thăng trầm cùng lịch sử, tiếng Việt đã trở thành
thứ tài sản vô giá của dân tộc ta. Trong đó, ngôn ngữ hội thoại là một yếu tố
không thể tách rời, góp phần tạo nên những phẩm chất quý báu cho tiếng
Việt. Mặt khác, rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã được ươm gieo và
nuôi dưỡng trên mảnh đất màu mỡ, tươi thắm ấy. Để rồi khi thời gian trôi
qua, tâm thức người Việt càng trở nên giàu có, đẹp đẽ và trong sáng vô ngần.
Thế mà!
Lâu nay, hầu như giới Việt ngữ học chỉ quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ
gọt giũa, văn hóa, mà ít chú trọng tới ngôn ngữ hội thoại, khiến cho nó từ chỗ
là lời ăn, tiếng nói hằng ngày lại trở nên xa lạ. Các tài liệu khoa học rất ít
quan tâm đến ngôn ngữ hội thoại, hoặc có viết cũng chỉ tản mạn, lẻ tẻ ở một
vài cuốn sách hay giáo trình. Điều đó là chưa xứng đáng so với những gì mà
ngôn ngữ hội thoại đã đem lại cho cuộc sống con người suốt mấy ngàn năm
qua. Xuất phát từ thực tế ấy, chúng tôi thực hiện đề tài “Ngôn ngữ hội thoại
trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng”, trước hết để đề xuất một cái nhìn về
ngôn ngữ truyện ngắn Ma Văn Kháng, sau đó là vun chút phù sa cho mảnh
đất vốn đang nghèo nàn, xa lạ kia. Hơn nữa, khi hoàn thành đề tài này sẽ giúp
tôi có thêm kiến thức về tiếng Việt nói riêng và kiến thức về ngôn ngữ nói
chung. Điều đó là rất bổ ích cho công việc dạy học sau này của tôi.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là một cây bút
truyện ngắn xuất sắc. Các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng như: Trữ
3
Lượng Ma Văn Kháng (Phong Lê), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu
tâm hồn (Lã Nguyên), Một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn cần mẫn
(Nguyễn Ngọc Thiện), Cảm nghĩ nhỏ nhân đọc Cỏ dại (Đỗ Quyên), Truyện
ngắn San Cha Chải, bài ca của thuyết tính thiện (Hoàng Yến), Dung lượng
đời sống trong “San Cha Chải” (Vũ Châu Quán), Một chiều dông gió, một
bài ca lao động, một niềm tin ở con người và sự sống (Đặng Hiền)…xuất hiện
nhiều trên các tạp chí văn học - ngôn ngữ. Nhưng trên thực tế, các công trình
này nghiêng hẳn về phương diện nội dung, chủ đề, tư tưởng…mà rất ít đề cập
tới phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật. Trong khi đó vấn đề ngôn ngữ hội
thoại trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thì dường như chưa có công trình nào
nghiên cứu chính thức. Một mặt, đây là khó khăn khi thực hiện đề tài bởi
nguồn tài liệu tham khảo khá nghèo nàn, nhưng mặt khác, điều đó cũng là
một thuận lợi cho người viết khỏi bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người đi
trước và có được sự tự tin, mạnh dạn khi khai thác vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng được tập trung nghiên cứu là: Từ ngữ hội
thoại và cú pháp hội thoại trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Ở đây, đối
tượng từ ngữ - cấu trúc hội thoại được xét là hai yếu tố thuộc bình diện nghiên
cứu của Phong cách học chứ không nghiên cứu theo lí thuyết cấu trúc hội
thoại của Ngữ dụng học.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 10 truyện ngắn của Ma Văn Kháng
được in trong các tập Cỏ tơ (2000), Một chiều dông gió (2010) và Văn mới 5
năm 2006 – 2010 (2010).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng những phương
pháp sau:
4
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Được sử dụng để xác định số lượng,
tần suất các đơn vị từ ngữ và cú pháp hội thoại xuất hiện trong truyện ngắn
của Ma Văn Kháng.
- Phương pháp miêu tả - phân tích: Được sử dụng để miêu tả và phân
tích cụ thể các đơn vị từ ngữ, cú pháp hội thoại xuất hiện trong truyện ngắn
của Ma Văn Kháng.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng khi đưa ra những nhận định tổng
hợp và kết luận đề tài.
5. Bố cục của khóa luận
Trong đề tài này, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, chúng tôi tập trung
làm rõ phần Nội dung bao gồm các chương:
Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương II: Khảo sát, miêu tả từ ngữ hội thoại và cú pháp hội thoại trong
truyện ngắn của Ma Văn Kháng.
Chương III: Vai trò của từ ngữ hội thoại và cú pháp hội thoại đối với
thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ hội thoại dưới ánh sáng Phong cách học
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày
Ðứng về mặt ngôn ngữ học thì việc phân loại và miêu tả các phong cách
chức năng ngôn ngữ là yêu cầu lí thuyết đặt ra cho bất kì ngôn ngữ nào đã và
đang ở thời kì phát triển – trong đó có tiếng Việt. Tất cả những nét phong phú
và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế hay những khả năng biến hoá của tiếng Việt
đều thể hiện trong và qua PCCNNN.
Trên thực tế thì việc phân chia PCNN vẫn còn nhiều khuynh hướng khác
nhau, nhưng đều dựa trên những cơ sở chung tương đối thống nhất như: chức
năng giao tiếp, hình thức thể hiện, hoặc phạm vi giao tiếp. Ở đây, chúng tôi
đưa ra cách phân loại các PCCNNN trong tiếng Việt của tác giả Hữu Đạt:
Tiếng
Việt
PC ngôn ngữ viết
PC
Hành chính
– Công vụ
PC
Văn học
nghệ thuật
(sáng tác
văn học,
kích bản
văn học)
PC
Khẩu ngữ tự nhiên
PC ngôn ngữ nói
PC
Khoa học
PC
Chính luận
PC
Báo chí
PC
Hội thảo
PC
Diễn xuất sân
khấu, điện ảnh
6
Sơ đồ 1: Phân loại các PCCNNN tiếng Việt [6, tr84].
Theo Hữu Đạt [6, tr84] thì tiếng Việt bao gồm hai PCCNNN lớn: PC
ngôn ngữ nói và phong cách ngôn ngữ viết. Mỗi PCCNNN lớn lại bao gồm
các trong nó các PCCNNN nhỏ hơn. Giữa các PCCNNN đều có mối quan hệ
nhất định, thậm chí có một số PCCNNN có thể chuyển hóa (hoặc dung hợp)
lẫn nhau. Đây chính là cơ sở về lí luận để chúng tôi thực hiện đề tài này.
1.1.1.1. Khái niệm PCCNNNSHHN
(1) Nhóm tác giả Võ Bình - Lê Anh Hiền - Cù Đình Tú - Nguyễn Thái
Hòa, đã xác định:
“Khẩu ngữ còn gọi là ngôn ngữ hồn nhiên, ngôn ngữ hội thoại, ngôn
ngữ thân mật…là thứ ngôn ngữ giao tế thông thường trong cuộc sống hằng
ngày” [17, 37].
(2) Cù Đình Tú quan niệm rằng:
“Phong cách khẩu ngữ tự nhiên còn gọi là phong cách khẩu ngữ sinh
hoạt, phong cách khẩu ngữ hằng ngày vì nó được dùng trong sinh hoạt hằng
ngày của mỗi cá nhân: một mẩu tâm sự, một câu hỏi thăm người thân (…)
một phản ứng tức thì trước tin “sốt dẻo” trong cuộc sống hằng ngày, v.v. Tất
cả đều được diễn đạt bằng phong cách khẩu ngữ tự nhiên” [18, 92-93].
(3) Tác giả Đinh Trọng Lạc định nghĩa như sau:
“Phong cách sinh hoạt hằng ngày (PCSHHN) là khuôn mẫu thích hợp
để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham
gia giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai của người
ông, người bà, vai của bố, mẹ, con (…) tất cả những ai với tư cách cá nhân
trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình đối với người khác” [10, 102 – 103].
(4) Hoàng Tất Thắng có quan niệm về PC khẩu ngữ tự nhiên gần giống
với tác giả Cù Đình Tú [đd]. Theo ông, “Phong cách khẩu ngữ tự nhiên giới
hạn ngôn ngữ được dùng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân như:
7
một lời hỏi thăm khi gặp gỡ, một điều tâm sự giữa những người thân, một lời
đàm tiếu hay một thông tin về một sự kiện chính trị, thời sự sốt dẻo…Những
“mẫu” giao tiếp ấy được thực hiện giữa người nói, người nghe trong hoàn
cảnh không chính thức, với tư cách là những cá nhân. Những mẫu giao tiếp
ấy chủ yếu bằng lời (bằng miệng) nhưng đôi khi bằng chữ viết như nhật kí,
thư riêng” [15, 81-82].
(5) Tác giả Hữu Đạt (2011) cho rằng:
“Có người gọi phong cách khẩu ngữ tự nhiên là phong cách ngôn ngữ
nói hằng ngày hay phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Phong cách
này tồn tại trong cộng đồng người Việt với tư cách là một kiểu giao tiếp mang
tính phổ thông nhất. Nó được hình thành từ tập quán, thói quen ngôn ngữ của
cộng đồng và chủ yếu là qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa các thành viên
trong gia đình, trong cộng đồng đối với nhau chứ không phải qua con đường
sách vở”[6, 86].
(6) Thầy Bùi Trọng Ngoãn có quan niệm rằng:
“PCCNNN sinhh hoạt hằng ngày còn được gọi là phong cách khẩu ngữ
tự nhiên, phong cách khẩu ngữ là PCCN giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày/
phong cách này tồn tại trong cộng đồng với tính cách là một kiểu nói năng
phổ thông, phổ biến nhất. Nó được hình thành từ thói quen ngôn ngữ của một
dân tộc thông qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa mọi người trong gia đình,
trong cộng đồng xã hội. [11, 8].
Nói tóm lại, các tác giả trên tuy có khác nhau đôi chỗ trong cách diễn
dạt, nhưng tựu chung đều thống nhất một quan niệm rằng: PCCNNNSHHN là
những “khuôn mẫu ngôn ngữ” (hoặc mô hình ngôn ngữ) dùng trong giao tiếp
sinh hoạt hằng ngày. Những “khuôn mẫu ngôn ngữ” ấy được thực hiện giữa
người nói – nghe trong hoàn cảnh giao tiếp không chính thức và với tư cách là
những cá nhân trong cộng đồng. Cuối cùng, chúng tôi chọn khái niệm