Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngoại giao phòng ngừa: sẽ không phải là một thế kỷ của châu Á nếu thiếu vắng một thể chế liên Á
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Các vấn đề Quốc tế
3/2012 99 1 100 3/2012
NGOẠI GIAO PHÒNG NGỪA: SẼ KHÔNG
PHẢI LÀ MỘT THẾ KỶ CỦA CHÂU Á
NẾU THIẾU VẮNG MỘT THỂ CHẾ LIÊN Á
GS. Anis H. Bajrektarevic*
Tóm tắt
Có một câu nói nổi tiếng được coi là của Kissinger: “Châu Âu?
Tên anh là gì, cho tôi số điện thoại liên lạc đi” khi ông này được tổng
thống Nixon yêu cầu tường trình toàn bộ các động thái chính trị của Mỹ
cho châu Âu.
Thông qua việc đối chiếu và so sánh mối quan hệ đa phương ở
châu Âu với mối quan hệ đa phương ở châu Á cùng với việc nêu ra
những khó khăn và thách thức về vấn đề an ninh châu Á, bài viết này đề
cập đến những lý do giải thích tại sao châu Á cần phải chú trọng đặc biệt
đến sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia. Thịnh hành nhất ở châu lục
lớn nhất thế giới này là mối quan hệ song phương và thiếu tổ chức trong
khi ở châu Âu người ta rất chú trọng những mối quan hệ đa phương
đồng đều và tổ chức chặt chẽ, điều tương tự xảy ra ở cả châu Mỹ và châu
Phi. Qua đó, người viết đi đến kết luận rằng sẽ không có bất kỳ một kỷ
nguyên nào của châu Á nếu không có sự hình thành của các tổ chức liên
minh ở châu lục này.
* Trưởng khoa Luật & Chính trị Quốc tế, IMC Đại học Khoa học ứng dụng Krems, Áo.
Trong thập niên vừa qua, rất nhiều tạp chí khoa học đã đưa ra tiên
đoán rằng thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của châu Á. Tiên đoán này hoàn
toàn có căn cứ vì nó dựa trên những quan sát về sự tăng vọt của tốc độ
phát triển kinh tế, sự gia tăng về chất lượng và năng suất hàng hóa cũng
như sự bùng nổ của dự trữ ngoại tệ và xuất khẩu của những quốc gia
châu Á đông dân cư (với khoảng 1/3 dân số thế giới, sinh sống chỉ trong
hai quốc gia châu Á). Tuy nhiên, lịch sử cũng đã ghi nhận một sự thật
rằng những trung tâm kinh tế hay dân số đông với sức ảnh hưởng lớn
thường có xu hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tới những
khu vực phụ cận, nhất là trong trường hợp khu vực đó yếu kém hơn về
một trong hai phương diện kể trên (kinh tế, dân số). Điều đó cho thấy bất
cứ một sự thay đổi nào (dù tuyệt đối hay tương đối) về tiềm lực kinh tế
hay dân số của một chủ thể nào đó trong quan hệ quốc tế tất yếu sẽ ảnh
hưởng đến sự cân bằng quyền lực hiện tại và nhóm những nhân tố tạo
nên sự cân bằng ấy trong một cấu trúc nào đó (vô hình hoặc hữu hình).
Vậy cấu trúc an ninh châu Á hiện nay là gì? Khả năng hiện tại về
ngoại giao phòng ngừa như thế nào và những công cụ nào có thể đưa ra
trong trường hợp có cảnh báo sớm: việc ngăn ngừa, tìm kiếm thông tin,
các cơ chế trao đổi, vấn đề hòa giải, hay các biện pháp xây dựng lòng tin
tăng cường khả năng tại khu vực châu Á?
Điểm khác biệt rõ ràng và dễ nhận diện ngay thoạt đầu chính là sự
thiếu vắng cấu trúc an ninh đa phương/toàn châu Á. Cấu trúc an ninh phổ
biến nhất ở đây là cấu trúc song phương và hầu như là không tương
xứng. Những cấu trúc này bắt đầu từ những hiệp ước an ninh lâu đời đến
những thỏa thuận không chính thức rồi đến những thỏa thuận hợp tác
nhất thời (ad hoc) về những vấn đề cụ thể. Sự hiện diện của những cấu
trúc đa phương khu vực còn giới hạn ở một số nơi tại châu lục này, ngay
cả khi có hiện diện thì chúng rất hiếm khi được vận dụng với những vấn
, 3/2012: 99-118.