Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ngọa Hổ Tàng Long
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mục lục
Chương 1:Khái luận về Bát quái chưởng
I. Bát quái chưởng là gì?
II. Lịch sử của Bát quái chưởng.
III. Bát quái chưởng - Ngọc trong đá.
IV. Nội dung và quá trình luyện tập Bát quái chưởng
V. Phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng.
Chương 2: Kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng.
I. Các loại chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng:
II.Các giai đoạn luyện tập bộ pháp.
Chương 3: Âm dương Bát Bàn chưởng.
I. Quá trình luyện tập Âm dương Bát Bàn chưởng.
II. Đặc trưng của Âm dương Bát Bàn chưởng.
III. Địa bàng thức - thủ pháp.
Chương 4: Bát Quái Liên Hoàn chưởng.
☻ Khởi thức.
I. Chưởng thứ nhất
II. Chưởng thứ hai.
III. Chưởng thứ ba
IV. Chưởng thứ tư
V. Chưởng thứ năm
VI. Chưởng thứ sáu
VII. Chưởng thứ bảy
VIII. Chưởng thứ tám
IX. Tham khảo
Chương 5: Kỹ thuật chiến đấu trong Bát Quái chưởng
1. Chàng chưởng.
2. Dịch chưởng.
3. Bạch viên ban chi.
4. Khổn thân đại triền.
5. Tiệt thoái.
6. Đảo ngân bình.
7. Song hoán chưởng.
8. Hồi thân đột chàng.
9. Tả hữu tích thoái.
10. Xảo khoa hoa lam.
11. Sưu đỗ chưởng.
12. Thái công điếu ngư.
13. Hoạt bộ liêu âm pháo
14. Đảo đề kim lư.
15. Cổ tý chùy.
16. Trừu thân điểm lặc.
17. Kim câu quải hoàn.
18. Kim kê đấu linh.
19. Song bão chưởng.
21. Trích chùy lặc đả.
22. Đảo bối kim nhân.
23. Liên châu tiễn (Băng quyền tam tiến).
24. Thượng bộ tà thân song dịch chưởng.
25. Hiệp kiên sưu đỗ chưởng.
26. Hồi thân tiêu lặc chưởng
28. Phiên thân La Hán chưởng.
29. Thuận thuỷ thôi chu
30. Đảo thích tử kim quán.
31. Thượng bộ hoành xung chưởng.
32. Thuận thủ khiên dương.
33. Xà hình chưởng.
34. Triền giám thoái.
Chương 6: Bát quái chưởng trị bệnh
I. Hiệu quả trị bệnh bình thường của Bát quái chưởng.
II. Ưu điểm của Bát Quái chưởng.
III. Võ sư Lưu Vân Tiêu và Bát quái chưởng.
Chương 1:Khái luận về Bát quái chưởng
I. Bát quái chưởng là gì?
1. Lý luận và tên gọi của Bát quái chưởng.
Bát quái chưởng là một trong những môn võ Bắc phái phổ biến ở Bắc Kinh vào cuối thời nhà Thanh, môn
võ này rất phức tạp về cách luyện và cách dùng, theo lý luận về võ thuật, đây là một môn cao cấp nhất.
Hai chữ bát quái trong Bát quái chưởng là dịch lý trong triết học Dịch Kinh của Trung Quốc, người ta đặt
tên này dựa theo sự kết hợp và biến hóa của âm dương, hiện tượng thay đổi của vạn vật, sự thay đổi của
bát quái, kỹ thuật của Bát quái chưởng hầu như không dùng quyền mà dùng chưởng.
2. Bát quái có tên gọi, biểu tượng, phương vị, và hiện tượng.
Trong Dịch Kinh có thuyết “Vô cực sinh thái cực, thái cực phân âm dương mà thành lưỡng nghi, lưỡng
nghi hóa ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái lại biến hóa thành tám nhân tám bằng sáu mươi bốn
quẻ”, theo thuyết này, Bát quái chưởng cũng có thuyết “Tám chưởng biến hóa thành tám nhân tám bằng
sáu mươi bốn chưởng”.
Trong nền võ thuật Trung Quốc, có rất nhiều môn phái dựa theo tư tưởng triết học sự kết hợp và biến hóa
của âm dương, tức cái gọi là hệ thống thái cực đồ rất nhiều.
Có rất nhiều người hiểu lầm, cho rằng Bát quái chưởng là một môn võ giàu tư tưởng triết học nhất, cần
phải tuân theo một cách nghiêm khắc trình tự của bát quái, vả lại chỉ có thể biến hóa đến tám loại. Thực
ra, tư tưởng này đã bó buộc kỹ thuật của Bát quái chưởng trong cái khuôn của triết học, không chỉ là Bát
quái chưởng, còn gọi là võ thuật hay những động tác trong cuộc sống thường ngày cùng đều phải tuân
theo nguyên lý của bát quái.
Bát quái trong Bát quái chưởng ý chỉ tám phương hướng(tức là góc độ tấn công cơ bản), Bát quái chưởng
vốn là nguyên tắc cơ bản tuân theo tư tưởng âm dương, còn tám phương hướng này được cấu thành ởi kỹ
thuật chiến đấu thông qua thân pháp, chưởng pháp, bộ pháp đặc biệt.
Bát quái chưởng chỉ là một môn mang tính tiêu biểu, còn thực tế người ta dựa theo cách luyện, cách dùng
và đặc trưng riêng của từng loại hình mà phân thành: Long hình bát bàn chưởng. Bát quái chuyển chưởng,
Bát quái hoán chưởng, Bát quái liên hoán chưởng, Bát quái liên hoàn chưởng, Du thân Bát quái chưởng...
Ngoài ra âm dương bát bàn chưởng cũng được coi là cùng một loại quyền pháp.
II. Lịch sử của Bát quái chưởng.
Bát quái chưởng do ai nghĩ ra? Ở thời đại nào? Cho đến nay ngay cả các chuyên gia cũng chưa có câu trả
lời chắc chắn cho vấn đề này.
Hiện nay, có một thuyết tương đối vững chắc là do một người có tên là Đổng Hải Xuyên, sống vào thời
Càn Long, Gia Khánh ở tại Chu Gia Vụ huyện Văn An tỉnh Hà Bắc truyền tới Bắc Kinh.
Tương truyền, Đổng Hải Xuyên từ nhỏ đã yêu thích võ thuật, trong một lần đi thăm bạn ở Giang Nam, đã
lạc đường tại núi Tuyết Hoa, sau đó được một đạo sĩ cứu giúp, ông ta đã theo vị đạo sĩ này học võ, lại còn
được truyền thụ sách Hà Đồ, Lạc Thư theo nguyên lý Dịch Học.
Sau đó Đổng Hải Xuyên đến Bắc Kinh, đã làm hoạn quan trong phủ của Tiêu Thân Vương. Tiêu Thân
Vương cũng là người thích võ thuật, đã từng mời các nhà võ thuật ở các nơi đến biểu diễn, ông ta lấy việc
coi võ làm vui. Có một lần, trong cung mở hội biểu diễn võ thuật, các nhà võ thuật đều đến xem, Tiêu
Thân Vương cũng thế, ông ta bảo người dâng trà lên cho mình, lúc đó Đổng Hải Xuyên dâng trà lên,
nhưng vì người rất đông, không thể nào dâng trà đến tay Tiêu Thân Vương, không còn cách nào nữa,
Đổng Hải Xuyên chỉ còn cách đi vòng ra phía sau rồi nhảy vọt qua đám đông dâng trà cho Tiêu Thân
Vương.
Thân thủ của Đổng Hải Xuyên đã khiến cho Tiêu Thân Vương phải ngạc nhiên, vì thế cho gọi Đổng Hải
Xuyên lại hỏi han, cuối cùng sai Đổng Hải Xuyên biểu diễn môn võ mà mình đã tập.
Quyền pháp mà Đổng Hải Xuyên biểu diễn (tức là Bát quái chưởng) có chỗ khác với những môn võ mà
trước nay Tiêu Thân Vương đã thấy, quyền pháp của ông ta liên miên không ngớt như dòng nước chảy,
như rồng lớn vùng vẫy, thay đổi vô cùng, người xem ai nấy cũng lấy làm kinh ngạc, Tiêu Thân Vương
cũng vui mừng muôn phần.
Lúc ấy một người hộ vệ tổng giám họ Sa ở trong Vương phủ thấy thế thì muốn phân cao thấp với Đổng
Hải Xuyên, kết quả là không may bại trận, Tiêu Thân Vương đã ban cho Đổng Hải Xuyên chức Hộ viện
tổng giám. Vì thế danh tiếng của Đổng Hải Xuyên và Bát quái chưởng đã truyền đi xa.
Khi Đổng Hải Xuyên còn sống, ông ta đã truyền thụ Bát quái chưởng cho Doãn Phúc, Trình Đình Hoa,
Sử Lập Khanh, Mã Duy Kỳ, Lưu Phụng Xuân, Lương Chấn Tấn, Trương Triệu Đông, Lý Tống Nghĩa,
Tống Trường Vinh, Mã Quý....
Gần đây, người học Bát quái chưởng vừa mới bắt đầu đã học các bài bản (sáo lộ), bởi vì bài bản là một bộ
phận quan trọng trong kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Bát quái chưởng, nếu không học các bài bản
trước, dù cho bỏ ra suốt cả đời để học Bát quái chưởng cũng khó hiểu được tinh túy thực sự của Bát quái
chưởng.
Tên Hướng Hiện tượng
Càn Tây Bắc Trời
Cấn Bắc Nuớc
Khảm Đông Bắc Núi
Chấn Đông Sấm sét
Tốn Đông Nam Gió
Ly Nam Lửa
Khôn Tây Nam Đất
Đoài Tây Đầm lầy
III. Bát quái chưởng - Ngọc trong đá.
Bát quái chưởng là một trong những môn võ Bắc phái cao cấp nhất, kỹ thuật chưởng pháp và bộ pháp của
nó rất đặc biệt. Gần đây tuy có nhiều người biết môn này, nhưng phần nhiều kỹ thuật của Bát quái chưởng
vẫn là bí truyền. Bởi vì kỹ thuật của người học và người truyền thụ vẫn chưa chín mùi, cho nên đã hiểu
lầm rất nhiều khái niệm. Người thực sự tinh thông Bát quái chưởng rất ít.
Bát quái chưởng là một môn võ phải luyện tập qua từng giai đoạn, như thế mới có thể phát huy được một
cách hài hòa.
Nhưng điều không may là, hầu như tất cả những người luyện tập đều bắt đầu học từ hình thức biến hóa
của Bát quái chưởng (tức là Bát quái chưởng thông thường), cho nên không thể nào thực sự phát huy
được.
Còn việc luyện tập theo từng giai đoạn ít nhất cũng phải đạt đến kỹ thuật cao độ của Bát quái chưởng, giai
đoạn đầu tiên của việc luyện Bát quái chưởng mang tính truyền thống là Bát quái trạm (tức là đứng trên
trang) và dựa theo khấu bộ và bài bộ mà hình thành việc luyện tập Bát quái bộ. Sau khi tập xong những
bộ pháp trên mới bước vào luyện tập Viên châu bộ pháp (Bộ pháp tròn).
Việc luyện tập các bài bản (sáo lộ) cũng phải có các giai đoạn, như “Sông nghi chưởng” (còn gọi là Tiểu
khai môn quyền, là một bài quyền đánh thẳng, bài quyền này có thể dùng để kiểm tra khả năng học tập
các động tác cơ bản của người luyện tập, còn Bát quái thoái càng phức tạp hơn, dùng để gia tăng lực
chân).
Trải qua việc luyện tập các bài bản, người luyện tập sẽ học các hình thức biến hóa của chưởng pháp, các
hình thức biến hóa của chưởng pháp này không dễ dàng như quyền pháp, Bát quái chưởng có độ khó nhất
định của nó, vượt hơn hẳn các động tác mang tính đơn thuần.
Bát quái chưởng ngoài những bài luyện tập một mình, nó còn có những phương pháp luyện tập đối luyện
và dùng để gia tăng kình lực, song nguyên tắc của nó là luyện tập theo giai đoạn và các ứng dụng của kỹ
thuật. Dù cho có thể nắm bắt được cảm giác của võ thuật, nhưng người học vẫn thiếu kinh nghiệm.
“Bát quái chưởng giống như một câu đố, chỉ có rất ít người mới có thể hiểu được. Do đó chỉ có người tìm
cách giải được câu đố này mới có thể đạt đến một trình độ nhất định, cũng có nghĩa là tìm thấy được viên
ngọc trong đá
IV. Nội dung và quá trình luyện tập Bát quái chưởng
Bát quái chưởng có rất nhiều nội dung, việc luyện tập theo giai đoạn là phương pháp luyện tập truyền
thống, nhưng giữa các nhánh với nhau có ít nhiều khác biệt, phương pháp luyện tập cơ bản và các bài bản
(sáo lộ) thường được bí truyền.
1. Phương pháp luyện tập cơ bản.
a. Bộ pháp.
- Trạm giá (đứng tấn): đứng yên ở những tư thế như ỷ mã vấn lộ, song tràng chưởng, thưởng hạ lập trang,
sau đó đồng thời luyện tập tay, mắt, thân, chân và khí công.
- Phương hình tẩu pháp (phương pháp đi theo hình vuông): đây là bài luyện tập rất quan trọng để phát huy
ninh kình toàn thân và lực móc chân của đối phương, dùng khấu lộ và bài bộ đi theo hình vuông.
- Đường nê bộ (đi theo hình tròn): đây là bộ pháp đặc biệt của Bát quái chưởng, trước đây người luyện tập
đã mất rất nhiều thời gian để luyện tập bộ pháp này, (Trong việc luyện tập bộ pháp có cách luyện tập cửu
cung bộ, tức là luyện tập đi trên gạch).
b. Thủ pháp.
- Thủ pháp bốn chữ: tức là các thủ pháp cơ bản, cổn, toàn, tranh, lý, luyện tập một tay đến luyện tập hai
tay, luyện tập theo các hướng trước, sau, trái, phải.
- Phương pháp luyện tập chưởng pháp: thực hiện luyện tập chém chưởng về các hướng khác nhau.
- Bàn trang kỷ pháp (luyện tập chưởng pháp với Mai Hoa Trang).
- Thủ pháp bốn chữ: người ta đóng cây trụ để luyện tập kình lực của các thủ pháp cổn, toàn, tranh.
- Cách luyện đi xuyên qua đối phương: người ta đóng cây trụ để giả thành đối phương, người luyện tập đi
luồn lách giữa các cây trụ này để luyện tập thủ pháp, thân pháp, bộ pháp.
2. Cách luyện chủ yếu.
d. Các bài bản (sáo lộ) cơ bản.
- Lưỡng nghi chưởng (tiểu khai môn quyền): tức là luyện tập tám kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng
theo hai hướng trái phải, lúc mới bắt đầu thì luyện tập theo đường thẳng rồi trở về, tiếp theo là luyện tập
theo hình tròn.
- Biến hóa chưởng: là luyện tập kỹ thuật lưỡng nghi chưởng kết hợp với các loại chưởng biến hóa.
e. Bài bản (sáo lộ).
- Bát quái chưởng: là tám loại quyền pháp lấy Bát quái chưởng làm trung tâm. Vừa luyện tập theo hình
tròn vừa luyện tập sang hai bên trái phải. Tám loại chưởng pháp này sẽ khác nhau tùy theo người truyền
thụ.
(Cung Ngọc Điền truyền cho Lưu Vân Tiêu).
1) Đơn hoán chưởng.
2) Song hoán chưởng.
3) Triển thân chưởng.
4) Phiên thân chưởng.
5) Tam xuyên chưởng.
6) Bối thân chưởng.
7) Song tràng chưởng.
8) Dao thân chưởng.
(Trình Hữu Long truyền cho Tôn Tích Phương)
1) Đơn hoán chưởng.
2) Song hoán chưởng.
3) Thuận thức chưởng.
4) Song thân chưởng.
5) Phiên thân chưởng.
6) Ma thân chưởng.
7) Tam xuyên chưởng.
8) Hồi thân chưởng.
(Trình Đình Hoa truyền cho Tôn Lộc Đường) ở nhánh này, Đơn hoán chưởng và Song hoán
chưởng sẽ luyện tập khác.
1) Càn khôn quái sư hình chưởng.
2) Khôn quái lân hình chưởng.
3) Khảm quái xà hình chưởng.
4) Ly quái dao hình chưởng.
5) Chấn quái long hình chưởng.
6) Cấn quái hùng hình chưởng.
7) Tốn quái phụng hình chưởng.
8) Đoài quái hầu hình chưởng.
- Nhị liên hoàn chưởng: kỹ thuật của tổ hợp bát chưởng trở thành sáu mươi bốn chưởng hoặc tám mươi
mốt chưởng, thực hiện luyện tập theo hình số tám nằm ngang.
- Các bài bản bổ trợ: (Các bài bản bổ trợ được coi là dùng để ứng dụng hoặc luyện tập các kỹ thuật
khác, gồm có Bát quái thoái quyền, Thập nhị chuyển trửu, Hậu thiên thập lục tứ thức, Thất thập nhị ám
cước, Thất thập nhị tiệt thoái, Bát quái ngạnh thủ quyền..., nhưng ở mỗi nhánh có sự khác nhau). Đối
luyện (đối luyện chính là luyện tập để phát huy năng lực ứng dụng khi chiến đấu, cũng là việc thực dụng
hóa các kỹ thuật được học trong các bài bản, đối luyện cũng đơn thuần như trong Thái cực quyền, người
ta dùng các động tác của Bát quái chưởng để luyện tập với nhau, sau đó lại tiến hành tấn công và phòng
thủ tự do, cũng coi trọng thính kình như trong Thái cực quyền).
V. Phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng.
1. Thuận hạng đề đỉnh, lưu đồn thâu khang.
Cái gọi là thuận cảnh chính là cổ và ót (tức là phần sau của đầu) phải vươn thẳng tự nhiên. Khi luyện tập,
đầu không ngửa ra sau hoặc cúi xuống hay nghiêng qua trái, qua phải.
Cái gọi là đề cảnh chính là cằm dưới kéo vào trong, đầu thẳng.
Cái gọi là lưu đồn chính là hạ mông xuống rồi thu vào trong, khi luyện tập mà mông nhấc lên thì không
ổn.
Cái gọi là thâu khang chính là cơ ở vùng hậu môn phải thu vào chứ không thể thả lỏng.
2. Tung kiên trầm trửu, thực phúc thưởng hung.
Cái gọi là tung kiên chính là hai vai phải buông xuống, khi luyện tập vai không được nhô lên. Trầm trửu
là khuỷu tay phải giữ trạng thái trầm xuống. Khi luyện tập phải cong như hình bán nguyệt.
Bụng là nơi chứa khí, cái gọi là thực phúc chính là khi luyện tập phải hít sâu hơi vào trong bụng, khi bụng
đầy khí thì sẽ có trạng thái khí trầm đơn điền, nội thả cổ thưowng.
Ngực căng ra do sự ảnh hưởng của khí trầm đơn điền, mà ngực thâu vào là do sự ảnh hưởng của buồng
tim, nó cũng ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Do đó thư hung tức là căng ngực ra.
3. Cổn toan tranh lý, kỳ chính tương sinh
Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của kình lực khi luyện tập, cái gọi là cổn tức là động tác xoáy rút về của
cổ tay, toàn tức là cổ tay rút về thật nhanh, khi đó tay từ phía trước mặt được rút xoáy về theo hình trôn
ốc. Tranh tức là cổ tay mở ra ngoài, lý tức là cổ tay ôm vào trong, mục đích của bốn động tác này là
mượn sự rút về để sinh ra lực.
Ví như lấy động tác cổn có hình tròn mà nói, nếu xỉa về phía trước thôi thì không có lực, kình lực của cổn
chỉ có thể giữ được lực lớn nhất khi kình lực ở phía trước và phía sau nẩy sinh ra mâu thuẫn. Vì vậy khi
luyện tập cổn phải mang theo toàn, động tác xoay chuyển theo hình tròn phải là động tác theo hình trôn
ốc, tranh và lý cũng như thế.
Chỉ có hai cổ tay và hai khuỷu tay ôm nhau cũng không đủ, ta cần phải sử dụng kình lý, nhưng kình lý là
kình thu vào trong, không có kình thu ra ngoài, giả sử trong kình lý mà mang theo kình tranh, sẽ có sự đối
kháng giữa rút vào và mở ra, lúc đó cái gọi là mâu thuẫn giữa kình lực với nhau sẽ nảy sinh.
Hai chữ kỳ chính nói lên sự mâu thuẫn giữa hai sự vật khác tính chất. Kỳ chính tương sinh có thể nói
thành “nảy sinh mâu thuẫn”.
Tất cả kình lực của Bát quái chưởng đều được phát huy do bốn loại lực cổn, toàn, tranh, lý đối kháng
nhau (chú thích: mỗi nhà danh sư đều có giải thích khác nhau về bốn loại kinh lực này).
4. Long hình hầu tướng, khổ tọa ưng phiên.
Ở đây muốn nói đến sự thay đổi của thân hình, thân pháp và bộ pháp khi luyện tập, một trong những đặc
điểm của động tác Bát quái chưởng là tẩu (đi), bộ hình theo hình tròn này phải được đi tự nhiên như du
long. Một trong những đặc điểm là thị (nhìn), trong Bát quái chưởng, khi di chuyển bộ pháp, khi thay đổi
tay, hoặc khi xoay người cần phải chú ý nhìn hai tay. Có câu thủ nhãn tương tùy (tay đến đâu thì mắt đến
đó), nhân ở đây chính là nhìn, nó thể hiện sự vận động của tinh thần. Tinh thần ở đây cần phải cảnh giác
giống như loài khỉ đang ôm vật mà sợ người ta giật, sự nhìn ở đây được thể hiện qua đôi mắt.
Đặc điểm thứ ba của Bát quái chưởng là tọa (ngồi), khi xoay người, hai chân phải như ngồi xuống, tuyệt
đối không nên đứng thẳng, khi xoay người hoặc đổi chưởng cũng thường có động tác tọa trang (ngồi trên
trang), động tác ngồi xổm này và thoái pháp cũng phải mạnh mẽ có lực như hổ ngồi.
Đặc điểm thứ tư trong Bát quái chưởng là phiên, cái gọi là phiên tức là động tác xoay người. Khi xoay
người cần phải lanh lẹ giống như chim ưng đang chao liệng trên không trung.
5. Ninh toàn tẩu chuyển, đăng cước ma kinh.
Cái gọi là ninh toàn tẩu chuyển chính là khi di chuyển cần phải vặn eo, vặn khuỷu tay, vặn tay, vặn cổ để
sinh ra lực vặn.
Đăng cước ma kinh tức là khi tiến về phía trước chân đi phía trước phải bước nhẹ, còn chân đi phía sau
thì phải đạp mạnh theo chân phía trước. Chân phía trước không nên bước quá sớm hoặc bước quá lớn.
6. Khúc khoái thượng nê, túc tâm hàm không.
Cái gọi là khúc thoái có nghĩa là khi bước đi hai chân phải ở trạng thái cong thích hợp, lực của thân người
dồn vào hai chân, thượng ni tức là khi hai chân bước về phía trước không nên giơ quá cao, phải giống như
lê bước trong bùn.
Túc tâm hàm không có nghĩa là khi bước đi mũi chân và gót chân đồng thời hạ xuống đất, năm ngón chân
phải như bấu xuống đất, như thế lòng bàn chân sẽ có trạng thái rỗng
7. Khởi bình lạc khấu, liên hoàn tung hoành.
Cái gọi là khởi bình chính là chân dù cho bước cao cũng phải túc lâm hàm không, tức là mặt bàn chân
phải nằm ngang. Còn khi hạ bước xuống thì ngón chân phải bấu xuống đất.
Liên hoàn là liên miên không dứt, ý thức không dứt, kình lực không tuyệt, động tác không ngừng.
8. Yêu như trụ lập, thủ dĩ luân hành.
Khi rèn luyện Bát quái chưởng cần phải lấy eo làm trụ, khi động tay trước tiên phải động thân, khi động
thân trước tiên phải động eo, eo dẫn dắt tất cả mọi hành động, khi thay chưởng thì cổ tay phải hoạt động
như hình tròn, bởi vì động tác của hình tròn tương đối nhanh nhẹn, ngoài ra cũng cố tác dụng giữ cho
động tác được liền mạch.
9. Chỉ phân chưởng ao, bài lặc bình kiên.
Cái gọi là chỉ phân chính là năm ngón tay mở ra, không khép vào với nhau, ao chưởng chính là lòng bàn
tay phải khum lại thành hình lõm. Bài lặc có nghĩa là khi di chuyển, hai cổ tay phải hoạt động theo hình
tròn, không được đẩy về phía trước, còn bình kiên có nghĩa là hai vai chuyển ngang hoặc khi xoay người
đổi chưởng thì phải giữ cho thăng bằng, không được bên cao hoặc bên thấp.
10. Trang như sơn nhạc, bộ tự thủy trung.
Cái gọi là trang chính là động tác mang tính ngừng, trang bộ trong Bát quái chưởng phải vững như núi,
không thể có động tác mạnh như đẩy núi, bộ là ý muốn nói động tác mang tính động, đường ni bộ trong
Bát quái chưởng là một loại bộ pháp trong nặng có nhẹ.
Phương pháp luyện tập Bát quái chưởng không nặng nề cũng không nhẹ nhàng.
11. Hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hạ khinh.
Trong thuyết Âm dương ngũ hành, hỏa thuộc tâm, thủy thuộc thận, tâm hỏa thận thủy. Ở phía trước có
nói đến thực phúc thưởng hung chính là tâm phải trống rỗng, mà phúc thì phải đầy đặn.
12. Ý như phiêu kỳ, hựu tự điểm đăng.
Vào thời cổ, khi luyện binh, để ra lệnh cho binh lính thay đổi trận pháp người ta dùng cờ và lửa. Còn
trong vận động của Bát quái chưởng cũng do ý thức dẫn dắt cho động tác.
13. Phúc nải khí căng, khí tự vân hành.
Như phía trước đã nói, bụng là nơi chứa khí, khi rèn luyện trước tiên phải hít sâu khí vào bụng.
Nhưng hít mạnh hay hít nhẹ? Trong Bát quái chưởng, khí tự vận hành có nghĩa là hít nhẹ như mây bay
trên bầu trời chứ không phải hít mạnh.
14. Ý động sinh tuệ, khí hành bách khổng.
Ý động sinh tuệ có nghĩa là động tác của Bát quái chưởng cũng giống như “ý như phiêu kỳ hựu tự điểm
đăng” mà phía trước đã nói, động tác có ý thức sẽ rèn luyện được sự nhanh nhạy.
Còn khí hành bách khổng có nghĩa là việc hô hấp sâu trong Bát quái chưởng sẽ giúp cho khí đi đến các bộ
phận cần thiết.
15. Triển phóng thu khẩn, động tĩnh viên tranh.
Cái gọi là “Triển phóng thu khẩn" là ý muốn nói đến sự khai hợp của tư thế. Tư thế khai là phải mở ra
một cách tự nhiên, còn tư thế hợp là phải thu vào chắc chắc. Còn “Động tĩnh viên tranh” có nghĩa là trong
động phải có tĩnh, trong tĩnh phải có động. Cực điểm của động là phát nguyên của tĩnh, cực điểm của tĩnh
là phát nguyên của động. Như thế động và tĩnh mới có thể tuần hoàn.
16. Thần khí ý lực, hợp nhất tập trung.
Tinh thần, khí công, ý thức, lực là phía trước đã nói không phải được tập luyện tách rời với nhau mà phải
hợp nhất tập trung, nếu không thể hợp nhất tập trung thì các động tác sẽ không nhất quán với nhau, không
thể hợp nhất tay chân thì không thể nào hành động được.
Cái gọi là hợp nhất chính là “tay chân tương hợp, vai mông tương hợp, khuỷu gối tương hợp, thần khí
tương hợp, khí lực tương hợp, trong ngoài tương hợp”.
Còn tập trung tức là lục hợp phải thống nhất, điều hòa, tạo thành một thể hoàn chỉnh.
17. Bát chưởng chân lý, cụ tại thử trung.
Nếu có thể hoàn toàn nắm được phương pháp rèn luyện Bát quái chưởng như đã nói ở phía trước và vận
dụng phương pháp này, như thế đã có thể nắm bắt được kỹ thuật của Bát quái chưởng.
Những yếu lĩnh đã trình bày ở phía trên được dùng chung cho tất cả các động tác, cần phải hiểu và ứng
dụng trong khi luyện tập các động tác.
Chương 2: Kỹ thuật cơ bản của Bát quái chưởng.
I. Các loại chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng:
Ở đây chúng tôi đặc biệt muốn giới thiệu thêm Thôi hoành chưởng trong quyển “Phương pháp luyện tập
Bát quái chưởng” của võ sư Lưu Vân Tiêu.
Chưởng hình cơ bản của Bát quái chưởng là năm ngón tay mở ra, lòng bàn tay lõm xuống như nắm một
trái cầu, loại chưởng hình này được gọi là Long hình chưởng, người kế thừa của lưu phái Trình Đình Hoa
đã sử dụng loại chưởng hình này.
Ngược lại, người kế thừa của môn phái Doãn Phúc có thuyết Ngưu thiệt chưởng, năm ngón tay khép lại là
điều cơ bản của chưởng này, Doãn Phúc đã truyền cho Cung Bảo Điền, Cung Bảo Điền lại truyền cho
Lưu Vân Tiêu, theo ý kiến cùa Lưu Vân Tiêu thì “Chưởng hình tự nhiên, nhưng không cố định, hình dạng
sẽ thay đổi theo ứng dụng". Lưu Vân Tiêu cho rằng chưởng pháp chủ yếu của Bát quái chưởng là ngưỡng
chưởng, phủ chưởng, thụ chưởng, bao chưởng, tích chưởng, liêu chưởng, khiêu chưởng, la toàn chưởng,
nhưng khi ứng dụng thì sẽ thay đổi tùy theo động tác.
1. Ngưỡng chưởng (thác chưởng): Lòng bàn tay ngửa lên lõm xuống, mặt bàn tay như chống lên
(H.1)
2. Phủ chưởng: Mặt bàn tay hướng xuống, như động tác đè từ trên xuống (H.2)
3. Thụ chưởng (lập chưởng): Lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón cái và ngón trỏ mở thành
hình chữ bát hướng lên (H.3).