Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiệp vụ thanh tóan và hạch tóan nghiệp vụ thanh tóan pot
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Mở đầu:
Trong xu thế phát triển mới, nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh đòi hỏi các
doanh nghiệp phải luôn thay đổi, đề ra những chính sách, những chiến lược kinh doanh
phù hợp để có thể đứng vững trên thị trường.Và thông tin là điều hết sức quan trọng
đối với nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nhà quản trị doanh nghiệp không thể đưa ra
những chiến lược kinh doanh có hiệu quả nếu thiếu những thông tin cần thiết. Nhất là
thông tin của bộ phận kế toán, mà trong đó đặc biệt là thông tin về hạch toán các
nghiệp vụ thanh toán. Nắm rõ về tình hình thanh toán tại Công ty tức là biết được các
mối quan hệ giữa Công ty với nhà cung cấp, với người mua, với ngân hàng, cơ quan
thuế... và quan trọng hơn cả đó là biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Với lý do đó, em đã chọn đề tài “ Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công
ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng “ cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần :
Phần I : Những vấn đề lý luận về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Phần II : Tình hình thực tế về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty cơ khí
ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng
Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
tại Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng.
Mặc dù rất tích cực trong công tác tìm tòi và tra cứu , song với năng lực và thời
gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của thầy cô cùng các anh chị trong phòng kế toán để chuyên đề của em càng
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô hướng dẫn, các anh chị trong
phòng kế toán Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ để em
hoàn thành chuyên đề này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Tố Ni
Lớp 26K06.2
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP
VỤ THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP.
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
TẠI DOANH NGHIỆP
1. Sự cần thiết của việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải xác định mục
tiêu hoạt động nhất định. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào theo đuổi là lợi nhuận
và mục tiêu lợi nhuận đó hoà lẫn với các mục tiêu khác như việc tạo ra uy tín, sự tin
cậy, chiếm được vị thế thị phần trên thị trường.
Trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhưng cũng không ít doanh
nghiệp thất bại hoàn toàn. Nguyên nhân do đâu mà cùng trong một môi trường cạnh
tranh như nhau lại dẫn đến kết quả như vậy? Có thể đó là do giá cả, chất lượng của
doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Và một doanh nghiệp tồn tại lâu
dài cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó đã cung cấp cho xã hội những lợi ích với giá cả
bù đắp được chi phí bỏ ra.
Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận đòi hỏi nhà quản lý phải nắm bắt
thông tin và ra quyết định kịp thời đúng lúc. Để đạt được thành công trong kinh doanh
một trong những tác nhân quan trọng đó là đối tác kinh doanh. Và hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng luôn hiện ra trong mối liên hệ phổ biến với hoạt động của các doanh
nghiệp khác, các cơ quan quản lý nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại trong tất cả các
hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ
dụng cụ, tài sản cố định đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ hay mua bán các loại chứng khoán... Nói tóm lại quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thiếu các nghiệp vụ thanh toán. Mọi quan
hệ thanh toán đều tồn tại trong cam kết vay nợ giữa chủ nợ với con nợ về một khoản
tiền theo điều khoản đã quy định hiệu lực trong thời hạn cho vay. Chúng ta có thể đánh
giá, phản ánh tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua quá trình
thanh toán của doanh nghiệp. Các nghiệp vụ về thanh toán bao giờ cũng theo dõi và
quản lý theo các góc độ khác nhau của các khoản tiền nợ.
2. Nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
- Khi tiến hành hạch toán các nghiệp vụ thanh toán thì cần phải ghi chép, phản ánh
một cách chính xác về từng khoản nợ phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản nợ và
thời gian thanh toán từng khoản nợ cụ thể.
- Giám sát chặt chẽ tình hình công nợ của Công ty, chấp hành tốt những quy
định của pháp luật về thanh toán. Vận dụng hình thức thanh toán tiên tiến, hợp lý để
đảm bảo thanh toán kịp thời, đúng hạn, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng vốn không
hợp lý góp phần cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Ý nghĩa hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán giúp cho nhà quản trị có cách nhìn tổng quát về
tình hình Công ty từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đề ra phương hướng hoạt động
kinh doanh mới.
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán là cơ sở để cung cấp số liệu, thông tin cho
một số phần hành, cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch, các báo cáo, lập dự
toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán nhằm giúp kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi sự vận
động của các khoản phải thu, các khoản phải trả giúp cho việc quản lý và sử dụng vốn
đúng mục đích, đúng nguyên tắc.
II. NỘI DUNG CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
1. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng
Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là tiềm kiếm lợi nhuận. Bất cứ doanh nghiệp
nào sản xuất hay thương mại thì khi bước vào kinh doanh cũng đều mong muốn doanh
nghiệp mình bán được hàng và nhiều hàng.Và một trong những chính sách nhằm tăng
thị phần của doanh nghiệp trên thị trường là chính sách bán hàng tín dụng cho khách
hàng.
Nợ phải thu là phần tài sản của doanh nghiệp đang bị các doanh nghiệp, tổ chức và cá
nhân khác tạm thời sử dụng. Thông tin về công nợ phải thu trợ giúp đắc lực trong công
tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp.
1.1.Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu khách hàng
- Nợ phải thu khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu và
từng khoản nợ. Kế toán cần theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải thu và thường xuyên
kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ nần dây dưa,
nợ khó đòi...
- Trên tài khoản phải thu khách hàng không theo dõi tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại
thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng.
- Trong hạch toán chi tiết TK phải thu khách hàng, kế toán phải tiến hành phân loại các
khoản nợ trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi không có khả năng thu hồi nợ và trích
lập dự phòng nợ khó đòi.
- Đối với trường hợp doanh nghiệp bán trả góp, thì tài khoản phải thu khách hàng phản
ảnh tổng số tiền nợ phải thu khách hàng mua trả góp( số nợ gốc và số nợ phải thu)
1.2.Phương pháp hạch toán
Để theo dõi khoản phải thu khách hàng kế toán sử dụng TK 131- phải thu khách hàng
Trình tự hạch toán khoản phải thu khách hàng thể hiện qua sơ đồ sau :
2.Hạch toán các khoản phải trả người bán
Trong những năm qua công cuộc đổi mới ở nước ta đang diễn ra một cách sâu
sắc, nền kinh tế nước ta đang từng bước khẳng định vị thế của mình với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Một trong những tác nhân góp phần tạo nên vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường đó là vấn đề tạo được uy tín tốt với bạn bè, nhà cung cấp thông
qua thanh toán tình hình công nợ với nhau. Nợ phải trả người bán là phần tài sản của
các doanh nghiệp khác bị doanh nghiệp chiếm dụng.