Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiệp vụ quản trị xuất nhập khẩu và ứng dụng chức năng phân tích của quản trị ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
78
Kích thước
410.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
967

Nghiệp vụ quản trị xuất nhập khẩu và ứng dụng chức năng phân tích của quản trị ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu và phân tích hoạt Động

xuất khẩu

I. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu

1/ Khái niệm xuất khẩu hàng hoá, hiệu quả xuất khẩu và đặc điểm hoạt động kinh doanh

xuất khẩu

1.1/ Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá dịch vụ

của quốc gia này bán cho quốc gia khác.

* Xuất khẩu hàng hoá thường diễn ra dưới các hình thức sau:

+ Hàng hoá nước ta bán ra nước ngoài theo hợp đồng thương mại được ký kết của các

thành phần kinh tế của nước ta với các thành phần kinh tế ở nước ngoài không thường trú

trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Hàng hoá mà các đơn vị, dân cư nước ta bán cho nước ngoài qua các đường biên giới,

trên bộ, trên biển, ở hải đảo và trên tuyến hàng không.

+ Hàng gia công chuyển tiếp

+ Hàng gia công để xuất khẩu thông qua một cơ sở ký hợp đồng gia công trực tiếp với

nước ngoài.

+ Hàng hoá do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán cho người mua

nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam

+ Hàng hoá do các chuyên gia, người lao động, học sinh, người du lịch mang ra

khỏi nước ta.

+ Những hàng hoá là quà biếu, đồ dùng khác của dân cư thường trú nước ta gửi

cho thân nhân, các tổ chức, huặc người nước ngoài khác.

+ Những hàng hoá là viện trợ, giúp đỡ của chính phủ, các tổ chức và dân cư

thường trú nước ta gửi cho chính phủ, các tổ chức, dân cư nước ngoài.

1.2 / Hiệu quả xuất khẩu

Trong điều kiện nước ta hiện nay, kinh tế đối ngoại có vai trò ngày càng quan

trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy Đảng và nhà nước luôn coi trọng lĩnh vực này

và nhấn mạnh “nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của khoa

học kỹ thuật và công ngiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc

một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Đảm bảo không

ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền kinh

tế nói chung và cuả mỗi doanh nghiệp nói riêng.

Hiệu quả hoạt động xuất khẩu chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là phương

hướng cơ bản để xác định phương hướng hoạt động xuất khẩu. Tuy vậy hiệu quả đó là

gì? như thế nào là có hiệu quả? Không phải là vấn đề đã được thống nhất. Không thể

đánh giá được mức độ đạt được hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu khi mà bản

thân phạm trù này chưa được định rõ bản chất và những biểu hiện của nó. Vì vậy, hiểu

đúng bản chất của hiệu quả kinh tế xuất khẩu cũng như mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh

tế xuất khẩu của mỗi thời kỳ là vấn đề có ý nghĩa thiết thực không những về lý luận

thống nhất quan niệm về bản chất của hiệu quả kinh tế xuất khẩu mà còn là cơ sở để xác

định các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xuất khẩu, xác định yêu cầu đối

với việc đề ra mục tiêu và biện pháp nâng cao hiệu của kinh tế ngoại thương.

Cho đến nay còn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả kinh doanh nói

chung và hiệu quả xuất khẩu nói riêng. Quan niệm phổ biến là hiệu quả kinh tế xuất khẩu

là kết quả của quá trình sản xuất trong nước, nó được biểu hiện ở mối tương quan giữa

kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Trong thực tiễn cũng có người cho rằng hiệu quả kinh

tế xuất khẩu chính là số lợi nhuận thu được thông qua xuất khẩu. Những quan niệm trên

bộc lộ một số mặt chưa hợp lý.

Một là, đồng nhất hiệu quả và kết quả. Hai là, không phân định rõ bản chất và tiêu

chuẩn hiệu quả xuất khẩu với các chỉ tiêu biểu hiện bản chất và tiêu chuẩn đó.

Cần phân biệt rõ khái niệm “kết quả” và “hiệu quả”. Về hình thức hiệu quả kinh tế

là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái phải bỏ ra và cái thu về được.

Kết quả chỉ là yếu tố cần thiết để tính toán và phân tích hiệu quả. Tự bản thân mình, kết

quả chưa thể hiện nó tạo ra ở mức nào và với chi phí là bao nhiêu.

Mỗi hoạt động trong sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ nói riêng là phải

phấn đấu đạt được kết quả, nhưng không phải là kết quả bất kỳ mà phải là kết quả có mục

tiêu và có lợi ích cụ thể nào đó. Nhưng kết quả có được ở mức độ nào với giá nào đó

chính là vấn đề cần xem xét, vì nó là chất lượng của hoạt động tạo ra kết qủa. Vì vậy,

đánh giá hoạt động kinh tế xuất khẩu không chỉ là đánh giá kết quả mà còn là đánh giá

chất lượng của hoạt động để tạo ra kết quả đó. Vấn đề không phải chỉ là chúng ta xuất

khẩu được bao nhiêu tỷ đồng hàng hoá mà còn là với chi phí bao nhiêu để có được kim

ngạch xuất khẩu như vậy. Mục đích hay bản chất của hoạt động xuất khẩu là với chi phí

xuất khẩu nhất định có thể thu được lợi nhuận

lớn nhất. Chính mục đích đó nảy sinh vấn đề phải xem lựa chọn cách nào để đạt được kết

quả lớn nhất.

Từ cách nhìn nhận trên ta thấy các chỉ tiêu lượng hàng hoá xuất khẩu, tổng trị giá

hàng hoá xuất khẩu chỉ là những chỉ tiêu thể hiện kết quả của hoạt động xuất khẩu chứ

không thể coi là hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu được, nó chưa thể hiện kết quả

đó được tạo ra với chi phí nào.

Nếu chỉ dừng lại ở đó thì còn rất trìu tượng và chưa chính xác. Điều cốt lõi là chi phí cái

gì, bao nhiêu và kết quả được thể hiện như thế nào. trong hoạt động xuất khẩu, kết quả

đầu ra thể hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu đem lại và chi phí đầu vào là toàn

bộ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu bao gồm

chi phí mua huặc chi phí sản xuất gia công hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển, bốc dỡ,

bảo quản, chi phí sơ chế, tái chế hàng xuất khẩu và những chi phí trực tiếp huặc gián tiếp

khác gắn với hợp đồng xuất khẩu. Từ những nhận xét trên ta có công thức tính hiệu quả

xuất khẩu như sau:

2/ Các phương thức kinh doanh xuất khẩu

* Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt

động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp giao

nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu trực tiếp trên

cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn

phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn

khổ chính sách quản lý xuất khẩu của nhà nước.

* Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác

Xuất khẩu uỷ thác là phương thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị tham gia hoạt

động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải

nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình.

Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt động xuất

khẩu:

+ Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): bên uỷ thác là bên có đủ điều kiện bán

hàng xuất khẩu.

+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): bên nhận uỷ thác xuất khẩu là

bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài. Hợp đồng này

được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh

trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò

là một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương.

Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của luật kinh

doanh trong nước, luật kinh doanh của bên đối tác và luật buôn bán quốc tế.

Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ thác giữ

vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại giữ vai trò là người

cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên ký trong hợp đồng uỷ

thác.

* Xuất khẩu theo hiệp định:

Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu theo hiệp định của nhà nước ký kết với

nước ngoài. Các doanh nghiệp thay mặt nhà nước ký các hợp đồng cụ thể và thực hiện

các hợp đồng đó với nước bạn.

*Xuất khẩu ngoài hiệp định:

Bộ phận hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu không nằm trong hiệp định của nhà nước

phân bổ cho doanh nghiệp.

3/ Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có các đặc điểm sau:

Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu:

Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao giờ cũng dài

hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh nội địa do khoảng

cách địa lý cũng như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá. Do đó, để xác định kết

quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định khi hàng hoá đã luân chuyển

được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương vụ ngoại thương.

Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu:

Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu chủ yếu những

mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như: rau quả tươi, hàng mây tre đan, hàng thủ công

mỹ nghệ …

Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán:

Thời điểm xuất khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng nhau mà có

khoảng cách dài.

Phương thức thanh toán:

Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng được tuy

nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh toán bằng thư

tín dụng. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu.

Tập quán, pháp luật:

Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh doanh khác

nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh doanh của từng nước

và luật thương mại quốc tế.

II. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế

1/ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ Công Nghiệp Hoá đất nước.

Đất nước ta đang từng bước tiến tới Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước.

Đây là một nhiệm vụ cần thiết đáp ứng yêu cầu của Đảng ta là đưa đất nước thoát khỏi

nghèo nàn, lạc hậu từng bước phát triển nền kinh tế ngày một bền vững ổn định, xoá dần

khoảng cách về kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới.

Nhìn chung các ngành sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu

của quá trình hiện đaị hoá chính vì vậy mà chúng ta cần thiết phải nhập khẩu một số trang

thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam. Nguồn vốn ngoại tệ để

nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài

+ Kinh doanh dịch vụ thu ngoại tệ

+ Vay nợ, nhận viện trợ

+ Xuất khẩu hàng hoá

Các nguồn vốn ngoại tệ như: đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ, kinh doanh dịch

vụ thu ngoại tệ không đóng góp nhiều lắm vào việc tăng thu ngoại tệ, chỉ có xuất khẩu

hàng hoá là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, nguồn thu này dùng để nhập khẩu các

trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác

cho quá trình này, xuất khẩu không những nâng cao được uy tín xuất khẩu của các doanh

nghiệp trong nước mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của chính nước đó.

Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ

của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay

thấy được khả năng xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực. Điều

này càng nói lên vai trò vô cùng quan trọng của xuất khẩu.

2/ Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ.

Đó chính là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong quá trình Công Nghiệp Hoá phù hợp với xu hướng phát triển của

kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất

khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Một là: Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá tiêu

dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế nước ta còn quá lạc hậu và chậm phát triển

như nước ta, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng. Nếu chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra”

của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, sản xuất và sự

thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!