Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Phạm Thị Hoàng Oanh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------
PHẠM THỊ HOÀNG OANH
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính, ngân hàng
Mã số: 60:31:12
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là Phạm Thị Hoàng Oanh
Sinh ngày 03 tháng 04 năm 1984 - Tại Quảng Nam
Quê quán: Tỉnh Quảng Nam.
Hiện đang công tác tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Chi nhánh Tân Bình
Là học viên cao học khóa IX của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Mã số học viên: 020109070047
Cam đoan đề tài: “Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn”.
Người hướng dẫn khoa học:PGS,TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có
tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú
thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Tác giả
Phạm Thị Hoàng Oanh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BCT : Bộ chứng từ
ĐVT : Đơn vị tính
GDV : Giao dịch viên
KDNT : Kinh doanh ngoại tệ
KDNH : Kinh doanh ngoại hối
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHQT : Ngân hàng quốc tế
NHTM : Ngân hàng thương mại
NK : Nhập khẩu
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
TMQT : Thương mại quốc tế
TTQT : Thanh toán quốc tế
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
Tiếng Anh
ACB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu
ABB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ATM : Máy rút tiền tự động
AUD : Đồng Đôla Úc
Banknetvn : Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia
CAD : Đồng Đôla Canada
CHF : Đồng Franc Thụy Sĩ
Corebanking : Hệ thống ngân hàng cốt lõi
D/A : Nhờ thu chấp nhận chứng từ
D/P : Nhờ thu kèm chứng từ
EAB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á
EU : Liên minh Châu Âu
EUR : Đồng Euro
Eximbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.
EIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.
FCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất
GBP : Đồng bảng Anh.
ISO : Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế.
JPY : Đồng Yên Nhật
L/C : Tín dụng thư
HDB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM
NAB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á
NZD : Đồng Đôla Newzeland
OCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
PNB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam
Sacombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín.
SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn.
SGD : Đồng Đôla Singapore
Smartlink : Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ Smarlink
STB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
TNB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tín Nghĩa
T/T : Điện chuyển tiền
USD : Đồng đôla Mỹ
Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 : Quy mô hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011..............30
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011 ..............31
Bảng 2.3 : Số lượng ngân hàng đại lý của một số ngân hàng năm 2011.................32
Bảng 2.4 : Tổng doanh số mua bán ngoại tệ SCB giai đoạn 2007-2011 .................35
Bảng 2.5 : Thu nhập, chi phí, lợi nhuận từ KDNT SCB giai đoạn 2007-2011........35
Bảng 2.6 : Cơ cấu huy động vốn của SCB theo loại tiền.........................................36
Bảng 2.7 : Tổng doanh số chi trả kiều hối SCB giai đoạn 2007-2011 ....................38
Bảng 2.8 : Doanh số chiết khấu bộ chứng từ XK SCB giai đoạn 2007-2011 .........41
Bảng 2.9 : Doanh số cho vay xuất nhập khẩu SCB giai đoạn 2007-2011 ...............43
Bảng 2.10: Doanh số thanh toán quốc tế SCB giai đoạn 2007-2011........................45
Bảng 2.11: Doanh số TTQT của SCB theo loại hình thanh toán..............................48
Bảng 2.12: Thu phí dịch vụ TTQT của SCB giai đoạn 2007-2011 ..........................49
Bảng 2.13: Phần mềm hệ thống các NHTM Việt Nam đang áp dụng......................62
Bảng 2.14: So sánh một số mức phí TTQT của các ngân hàng................................65
Bảng 2.15: So sánh lãi suất cho vay tài trợ XNK của các ngân hàng.......................66
Biểu đồ 2.1: Doanh số và số lượt chi trả kiều hối SCB từ năm 2007 đến 2011 .......39
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài trợ XK,NK của SCB từ năm 2007 đến 2011 ......................44
Biểu đồ 2.3: Doanh số TTQT của SCB từ năm 2007 đến năm 2011……..………..47
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các phương thức so với tổng doanh số thanh toán quốc tế....48
Biểu đồ 2.5: Phí dịch vụ TTQT so với tổng thu nhập phí dịch vụ tại SCB ..............50
Biểu đồ 2.6: Kim ngạch XK, NK hàng hoá và cán cân thương mại Việt Nam giai
đoạn 2001-2011.........................................................................................................53
Biểu đồ 2.7: Vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam tính đến cuối năm 2011.....59
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................1
1.1. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...............................................1
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................1
1.1.2. Đặc điểm hoạt động ngân hàng thương mại.................................................1
1.1.2.1. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính vô hình .......................................1
1.1.2.2. Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng không đồng nhất ......................1
1.1.2.3. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng.........................................................2
1.1.2.4. Các nghiệp vụ ngân hàng chứa đựng hàm lượng công nghệ cao..............2
1.2. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....3
1.2.1. Khái niệm.........................................................................................................3
1.2.2. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cơ bản......................................................3
1.2.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý..........................................................................3
1.2.2.2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ..................................................................4
1.2.2.3. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế.......................................................................8
1.2.2.3. Nghiệp vụ tài trợ XNK ................................................................................12
1.2.2. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHTM..................................16
1.2.3.1. Mang tính rủi ro cao, đòi hỏi chuyên môn cao .........................................16
1.2.3.2. Gắn liền với hoạt động kinh doanh quốc tế...............................................16
1.2.3.3. Hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế yêu cầu về vốn lớn để đầu tư cho
cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ .....................................................................17
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
NHTM ......................................................................................................................17
1.2.4.1. Yếu tố ngoại sinh.........................................................................................18
1.2.4.2. Yếu tố nội sinh.............................................................................................19
1.3. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN .................................................................22
Kết luận chương 1 ...................................................................................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN................................................28
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN...........................................28
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển ...............................................................28
2.1.2. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của SCB............................................................28
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối SCB.................................................29
2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011 ..................29
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ...................................................................31
2.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý..........................................................................31
2.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối..................................................................32
2.2.3. Hoạt động tài trợ XNK .................................................................................39
2.2.4. Hoạt động thanh toán quốc tế......................................................................44
2.3. PHÂN TÍCH SWOT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN......................50
Cơ hội........................................................................................................................56
Thách thức................................................................................................................56
Điểm mạnh ...............................................................................................................58
Điểm yếu ...................................................................................................................58
Kết luận chương 2 ...................................................................................................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC
TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN.............................................................68
3.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
ĐẾN NĂM 2015.......................................................................................................68
3.1.1. Chiến lược kinh doanh chung ......................................................................68
3.1.2. Chiến lược đối với hoạt động ngân hàng quốc tế .......................................69
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN ...........................................................................69
3.2.1. Nhóm giải pháp chung..................................................................................70
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng tài sản có ..................................................................70
3.2.1.2. Tăng cường khả năng thanh khoản...........................................................72
3.2.1.3. Tăng vốn điều lệ ..........................................................................................72
3.2.1.4. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng...........................................................73
3.2.1.5. Cơ cấu lại tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành ......................74
3.2.1.6. Xây dựng chu trình kinh doanh nghiệp vụ NHQT khép kín....................76
3.2.1.7. Tăng cường hoạt động Marketing cho các dịch vụ NHQT ......................77
3.2.1.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................................78
3.2.1.9. Mở rộng mạng lưới hoạt động....................................................................80
3.2.1.10. Chính sách giá cả......................................................................................82
3.2.2. Nhóm giải pháp riêng đối với từng hoạt động NHQT...............................82
3.2.2.1 Đối với hoạt động ngân hàng đại lý ............................................................82
3.2.2.2 Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ.......................................................83
3.2.2.3 Đối với hoạt động huy động ngoại tệ, kiều hối, phát hành và thanh toán
thẻ quốc tế.................................................................................................................84
3.2.2.4 Đối với hoạt động tài trợ XNK.....................................................................86
3.2.2.4 Đối với hoạt động TTQT..............................................................................87
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.....................................................................................90
3.3.1. Đối với Chính phủ .........................................................................................90
3.3.2. Đối với NHNN................................................................................................90
3.3.2. Đối với Khách hàng.......................................................................................91
Kết luận chương 3 ...................................................................................................93
KẾT LUẬN..............................................................................................................94
Danh mục tài liệu tham khảo
Các phụ lục
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt
Nam đang từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngày 11/07/2007
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế
giới( WTO). Đây là một sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như thách thức
cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế
giới, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và họat động thương mại, đầu tư
nói riêng của nước ta với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và
phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí và vai trò của
người Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Việc mở ra các quan hệ ngoại thương và
đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ
thanh toán, tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Các NHTM đóng vai trò
như là cầu nối các quan hệ kinh tế nói trên.
Với các rào cản gia nhập thị trường tài chính Việt Nam ngày càng được nới
lỏng theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, cho phép các ngân hàng nước ngoài
được thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, điều này đặt ra
cho các NHTM Việt Nam một nguy cơ, thách thức lớn về cạnh tranh không những
giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn cả với những ngân hàng nước
ngoài vốn mạnh hơn rất nhiều về vốn, công nghệ và bề dày kinh nghiệm. Nghiệp
vụ ngân hàng quốc tề không những mang lại cho mỗi ngân hàng doanh thu, lợi
nhuận, gia tăng uy tín trong nền tài chính khu vực và quốc tế, tiến đến xây dựng
một ngân hàng theo hướng đa năng, hiện đại mà còn giúp cho các NHTM trong
nước đối phó với áp lực cạnh tranh này. Đây là lý do mà hầu hết các NHTM hiện
nay đều coi việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một chiến lược kinh
doanh quan trọng, một xu thế tất yếu và SCB cũng không phải là một ngoại lệ.
Tuy nhiên, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại SCB hiện tại còn khá kém phát
triển và cách biệt một khoảng khá xa so với các đối thủ, vì vậy làm thế nào để đưa
ra các giải pháp phát triển hoạt động này tại SCB nhằm gia tăng thu nhập cho ngân
hàng, tăng khả năng cạnh tranh trong nước cũng như đối đầu với những thách thức
từ hội nhập ở hiện tại và tương lai là thực sự cần thiết, đòi hỏi phải có sự phân tích
và nhìn nhận vấn đề một cách thực tiễn.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, học viên đã chọn đề tài “ NGHIỆP VỤ
NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN” làm đề tài khóa
luận của mình
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế, sau khi nghiên cứu thực trạng hoạt động nghiệp vụ ngân
hàng quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn, luận văn đề xuất những giải pháp để
phát triển mảng nghiệp vụ này tại ngân hàng.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý thuyết nghiệp vụ
ngân hàng quốc tế và thực trạng hoạt động ngân hàng quốc tế tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn bao gồm hoạt động ngân hàng đại lý, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
hối, tài trợ ngoại thương.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động ngân hàng quốc tế tại SCB
trong thời kỳ năm 2007 đến năm 2011. Tuy nhiên, trong giai đoạn nghiên cứu luận
văn thì ngân hàng SCB tiến hành hợp nhất vào cuối năm 2011 theo chủ trương và
lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của NHNN, vì vậy toàn bộ số liệu trong luận
văn tác giả xin được giới hạn trong phạm vi của ngân hàng SCB ở giai đoạn trước
hợp nhất.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng
hợp. Đồng thời minh họa bằng các bảng, biểu, sơ đồ thu thập trong quá trình
nghiên cứu về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài
Gòn