Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Xử Lí Chống Mốc Cho Mây Nguyên Liệu Sản Xuất Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Làng Nghề Phú Vinh Phú Nghĩa Chương Mỹ Hà Nội
PREMIUM
Số trang
61
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1749

Nghiên Cứu Xử Lí Chống Mốc Cho Mây Nguyên Liệu Sản Xuất Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Tại Làng Nghề Phú Vinh Phú Nghĩa Chương Mỹ Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA CHẾ BIẾN LÂM SẢN

--------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XỬ LÍ CHỐNG MỐC CHO MÂY NGUYÊN LIỆU SẢN

XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI LÀNG NGHỀ

PHÚ VINH – PHÚ NGHĨA – CHƢƠNG MỸ – HÀ NỘI

Ngành : Chế biến lâm sản

Mã số : 101

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Thị Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện : Trần Văn Vĩ

Khoá học : 2005 - 2009

HÀ NỘI - 2009

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là nước nhiệt đới nóng ẩm, mưa thuận gió hoà, chính điều này đã

tạo môi trường thuận lợi cho cây cối phát triển, trong đó các loại lâm sản ngoài

gỗ như: Song, mây, tre, trúc…phát triển mạnh.

Mây là loại nguyên liệu có giá trị sử dụng cao, màu sắc đẹp, mềm dẻo, dễ

gia công chế biến. Song mây đã được nhân dân ta sử dụng lâu đời trong cuộc

sống thường nhật, trước tiên họ dùng song mây để làm ra các sản phẩm để phục

vụ chính bản thân họ như: Rổ, rá, chõng tre, mâm tre,… sau đó họ sản xuất gia

các mặt hàng đẹp hơn có tính trao đổi buôn bán: bàn, ghế, chiếu mây, khung ảnh,

khay đựng hoa quả và nhiều sản phẩm khác. Các sản phẩm này không chỉ được

tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu ra các nước trên thế giới như: Nhật

Bản, Đức, Đài Loan, Pháp, Hoa Kỳ,… đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho

ngành chế biến lâm sản ở nước ta.

Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ mây rất dễ bị vi sinh vật phá hại, đặc biệt là

nấm mốc, làm biến màu sản phẩm, giảm chất lượng, ảnh hưởng đến tính năng sử

dụng và giá thành sản phẩm. Những nguyên nhân đó là do trong thành phần cấu

tạo của cây mây có nhiều thành phần hoá học là thức ăn thích hợp cho các loài

nấm như: các loại đường, tinh bột,… Mặt khác, do điều kiện khí hậu nước ta

nóng ẩm rất thích hợp cho nấm mốc cũng như các sinh vật khác sinh trưởng và

phát triển mạnh.

Chính vì lý do đó, mà hiện nay vấn đề xử lý chống mốc cho mây nguyên liệu

là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng và bảo đảm giá thành cho sản

phẩm làm từ mây.

Vì vậy, với mong muốn góp phần vào công tác nghiên cứu nhằm nâng cao

chất lượng cho mây, em tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu xử lí chống mốc cho mây nguyên liệu sản xuất hàng thủ

công mỹ nghệ tại làng nghề Phú Vinh- Phú Nghĩa -Chương mỹ- Hà Nội”

2

Chƣơng 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Lịch sử nghiên cứu.

Từ xa xưa con người đã biết sử dụng các phương pháp bảo quản cho lâm

sản để tránh cho lâm sản khỏi bị các sinh vật phá hoại. Lần đầu tiên người Ai

Cập đã sử dụng nhựa cây để quét lên sản phẩm gỗ nhằm bảo vệ các công trình

kiến trúc văn hoá, tăng độ bền và thời gian sử dụng gỗ.

Việc sử dụng các chất hoá học để bảo quản cho gỗ và lâm sản mới ra đời

cách đây hơn 300 năm. Giữa thế kỷ XIX nhiều hoá chất đã được nghiên cứu

và tìm ra dùng để bảo quản cho lâm sản. Nhưng 60 năm trở lại đây các hoá

chất dùng để bảo quản cho lâm sản mới phát triển và ngày càng hoàn thiện

hơn. Để kéo dài tuổi thọ của lâm sản, chống lại các tác nhân gây hại, đã có

nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã được triển khai như: Điều tra phân

loại sinh vật hại gỗ, nghiên cứu đặc tính sinh học của sinh vật hại gỗ, khả

năng thấm thuốc của các loại gỗ,…

Trên thế giới, hầu hết các công trình nghiên cứu về bảo quản lâm sản ngoài

gỗ được thực hiện ở các nước đang phát triển, các nước nhiệt đới. Đây là khu

vực có nguồn lâm sản ngoài gỗ phong phú nhất, đa dạng về chủng loại. Ví dụ:

Satish kumar, ks shukla, indradev, pb dodriyal (techniques: arview bamboo

presser vation 1994).

Ở Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực

mây như: Nguyễn Thị Thu Hoài (1994) “Bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về

nấm mốc và một số loại nấm mốc hại mây nguyên liệu”. Trường ĐHLN, Hà

Tây.[4]

Trần Ngọc Oanh (1994) “Nghiên cứu, tìm hiểu bệnh mốc và nấm mốc hại

mây nguyên liệu trong mùa xuân”. Trường ĐHLN, Hà Tây.[3]

3

Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu hoàn thiện và đầy đủ các khía cạnh về bảo

quản song mây là rất cần thiết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

Lựu chọn được chế độ xử lý chống mốc phù hợp cho mây nguyên liệu sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại làng nghề Phú vinh - Phú Nghĩa- Chương mỹ￾Hà Nội.

1.3. Phạm vi nghiên cứu.

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

Mây nước (Deamonorps pierreanus Becc.) ở dạng nan chẻ được khai thác

từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.

Để thuận tiện cho việc tính toán cũng như phụ hợp với thực tế sản xuất em

chọn kích thước làm thí nghiệm như sau:

Chiều dài l = 100 (mm)

Chiều dầy t = 1,3 (mm)

Chiều rộng b = 6,5 (mm)

1.3.2. Hoá chất

Hoá chất được sử dụng trong đề tài này gồm có:

Hydro peoxit (H2O2)

Natri Hydro (NaOH)

Natrisilicat (Na2SiO3)

Căn cứ vào đề tài: “Nghiên cứu xử lí chống mốc cho mây nguyên liệu sản

xuất hàng thủ công mỹ nghệ” của Nguyễn Đức Thành, em muốn mở rộng

thêm về tỷ lệ giữa các chất hoá học trong dung dịch. Với tỷ lệ như sau:

H2O2 : NaOH : Na2SiO3 = 6 : 1 : 1

Với 3 cấp nồng độ như sau: 5% ; 10% ; 15%

4

1.3.3. Phƣơng pháp xử lý

Sử dụng phương pháp ngâm thường

Với thời gian ngâm: 3h , 4h, 5h

1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá

Đề tài đánh giá trên 2 khía cạnh: Hiệu lực trống mốc và hiệu quả tẩy

trắng.

Để đánh giá hiệu lực chống mốc ta sử dụng tiêu chuẩn TGL 14140 của

Đức:

Trong đó:

X: Là phần trăm diện tích bị mốc trên bề mặt (%)

BMDC: Bình quân diện tích vùng bị mốc ở mẫu đối chứng (mm2

)

BMTT: Bình quân diện tích vùng bị mốc ở mẫu tẩm thuốc (mm2

)

Hiệu quả tẩy trắng: Hiện nay ở nước ta chưa có một chỉ tiêu cụ thể nào để

đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả của các chế độ tẩy trắng. Vì vậy để

đánh giá hiệu quả tẩy trắng của các chế độ, em dùng ngoại quan để đánh giá.

1.4. Nội dung nghiên cứu

+ Điều tra, khảo sát về nguyên liệu

+ Lựa chọn thuốc, loại thuốc, tỷ lệ dung dịch, nồng độ phần trăm và

phương pháp xử lý bảo quản cho mây nguyên liệu.

+ Thực nghiệm

+ Kiểm tra sự thay đổi mầu sắc và đánh giá chất lượng của mây sau khi

xử lý.

+ Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm.

+ Kết luận và đề nghị

5

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

+ Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu về mây nguyên

liệu và công nghệ xử lý.

+ Phương pháp thực nghiệm: Bố trí thực nghiệm đơn yếu tố.

־ Để thực hiện đề tài này em kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và

phương pháp thực nghiệm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!