Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Xác Định Tiêu Chuẩn Chọn Đất Trồng Rừng Keo Lai Acacia Mangium X Acacia Auriculiformis Và Đề Xuất Quy Hoạch Vùng Trồng Keo Lai Ở Huyện Mang Yang Tỉnh Gia Lai
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
3.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1520

Nghiên Cứu Xác Định Tiêu Chuẩn Chọn Đất Trồng Rừng Keo Lai Acacia Mangium X Acacia Auriculiformis Và Đề Xuất Quy Hoạch Vùng Trồng Keo Lai Ở Huyện Mang Yang Tỉnh Gia Lai

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

=====***=====

PHẠM NGỌC THÀNH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT TRỒNG

RỪNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) VÀ

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG KEO LAI Ở HUYỆN

MANG YANG TỈNH GIA LAI

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

PGS.TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ

Hà Nội - 2010

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iv

DANH MỤC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................v

DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ...................................................vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................9

1.1. Trên thế giới. ..................................................................................................9

1.2.Ở trong nước. ................................................................................................13

1.3. Một số kết quả nghiên cứu của cây Keo lai. ..............................................17

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23

2.1. Mục tiêu, đối tượng và giới hạn của đề tài. ...............................................23

2.1.1. Mục tiêu. .........................................................................................................23

2.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................23

2.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................................23

2.2.1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu, kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài

nước có liên quan đến đề tài...................................................................................23

2.2.2. Điều tra thu thập các thông tin ngoài hiện trường....................................24

2.2.3. Nội nghiệp phân tích mẫu đất và xử lý số liệu ..........................................24

2.2.4. Xây dựng bản đồ ............................................................................................24

2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất quy hoạch trồng rừng Keo lai

huyện Mang Yang - tỉnh Gia lai.............................................................................24

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................24

2.3.1. Phương pháp tổng quát.................................................................................24

2.3.2. Phương pháp cụ thể ......................................................................................25

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC

NGHIÊN CỨU.........................................................................................................29

3.1.Điều kiện tự nhiên.........................................................................................29

3.1.1.Vị trí địa lý, địa giới, diện tích........................................................................29

3.1.2. Khí hậu, thủy văn...........................................................................................29

iii

3.1.3. Địa hình, địa thế.............................................................................................30

3.1.4. Đá mẹ tạo đất và các loại đất chính.............................................................32

3.2. Hiện trạng sử dụng đất................................................................................33

3.2.2. Giao thông ......................................................................................................37

3.2.3. Hoạt động sản xuất và đời sống cộng đồng................................................37

3.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.............................................................38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................41

4.1. Sinh trưởng của Keo lai trên các lập địa khác nhau ở Mang Yang........41

b. Mô tả phẫu diện đất điển hình dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau 44

4.2. Đặc điểm lý hóa tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau....48

4.2.1. Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Keo lai khác nhau .........................48

4.2.2. Đặc điểm hoá tính đất dưới rừng trồng Keo lai khác nhau......................49

4.2.3. Nhận xét chung về đặc điểm lý, hóa tính của đất dưới rừng Keo lai khác

nhau...........................................................................................................................50

4.3. Xây dựng tương quan giữa sinh trưởng của rừng trồng Keo lai với tính

chất đất tại Mang Yang. .....................................................................................51

4.4. Đề xuất tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng

Keo lai tại Mang Yang........................................................................................54

4.5. Xây dựng bản đồ phân hạng đất trồng Keo lai huyện Mang Yang…....55

4.5.1. Xây dựng các bản đồ đơn tính......................................................................55

4.5.2. Kết quả xác định các tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng Keo

lai................................................................................................................................61

4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất quy hoạch trồng rừng Keo lai. ....65

4.6.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. ...........................................................................65

4.6.2. Đề xuất quy hoạch rừng trồng Keo lai........................................................66

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ......................................68

5.1. Kết luận.........................................................................................................68

5.2. Tồn tại. ..........................................................................................................68

5.3. Khuyến nghị. ................................................................................................69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70

PHỤ LỤC.................................................................................................................73

iv

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành theo chương trình cao học khóa 16 của

trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong qúa trình thực hiện đề tài tôi đã nhận

được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể cá nhân.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phó giáo sư – Tiến sỹ.

Ngô Đình Quế đã hướng dẫn và thường xuyên động viên trong quá trình hoàn

thành luận văn, Thạc sỹ - Nguyễn Văn Thắng cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Sinh

thái và môi trường rừng đã tận tình giúp đỡ trong việc xử lý số liệu nghiên cứu..

Tôi xin chân thàn cảm ơn Ban giám hiệu và Khoa Sau đại học trường Đại

học Lâm nghiệp Việt Nam, các Thầy cô giáo đã bổ sung và cập nhật những kiến

thức khoa học.

Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đồng nghiệp tại Trung

tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, đặc biệt là phòng đất và phòng Sinh

lý, Sinh thái và tài nguyên rừng đã tạo điều kiện giúp đỡ về nhân lực và phương tiện

trong quá trình thực hiện đề tài.

Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo chi cục lâm

nghiệp tỉnh Gia lai, Chi cục thống kê cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên đã

hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu, thông tin ngoại nghiệp cần

thiết.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn

chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận

được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học và đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 8 năm 2010

Phạm Ngọc Thành

v

.

DANH MỤC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCR Đánh giá hiệu suất đầu tư

Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CIFOR Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế

FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc

FOLES Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp (Forest Land Evaluation System)

GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

JICA (Nhật Bản) Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

K Kali

Kfw (Đức) Ngân hàng tái thiết Đức

N Ni tơ

NPV Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value)

QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất

S Mức độ thích hợp

S1 Thích hợp cao

S2 Thích hợp trung bình

S3 Thích hợp kém

N Không thích hợp

USBR Cục cải tạo đất đai- Bộ Nông nghiệp Mỹ

VKHLNVN Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kích thước lá của Keo lai, Keo tai tượng và keo lá tràm ................. 18

Bảng 1.2: Lượng nốt sần tự nhiên ở rễ cây Keo lai ươm và số tế bào

vi khuẩn cố định N trong đất bầu ươm (cây ươm 3 tháng tuổi)........ 20

Bảng 1.3: Lượng nốt sần tự nhiên ở rễ cây Keo lai ươm và số tế bào

vi khuẩn cố định N trong đất ở các rừng trồng Keo lai ở Ba Vì ....... 21

Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo đơn vị hành chính. .................................... 29

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Mang Yang................................ 34

Bảng 3.3: Bảng thống kê dân số và lao động huyện Mang Yang..................... 39

Bảng 4.1: Sinh trưởng của Keo lai trên các lập địa khác nhau ở Mang Yang ... 41

Bảng 4.2: Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau ...... 48

Bảng 4.3: Đặc điểm hoá tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau.... 49

Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa sinh trưởng rừng với một số

tính chất đất.................................................................................. 53

Bảng 4.5: Tiêu chuẩn chọn đất, phân hạng đất cho trồng rừng Keo lai ở

Mang Yang................................................................................... 54

Bảng 4.6: Thống kê diện tích phân hạng theo đai cao..................................... 55

Bảng 4.7: Thống kê diện tích phân hạng theo cấp độ dốc ............................... 56

Bảng 4.8: Thống kê diện tích phân hạng theo nhóm đá mẹ, loại đất ................ 58

Bảng 4.9: Thống kê diện tích phân hạng theo cấp độ dầy tầng đất .................. 59

Bảng 4.10: Thống kê diện tích phân hạng theo lượng mưa ............................... 60

Bảng 4.11: Thống kê diện tích phân hạng theo hiện trạng thực vật ................... 61

Bảng 4.12: Thống kê diện tích phân hạng đất trồng rừng Keo lai theo xã .......... 62

Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại các điểm nghiên cứu .... 65

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Sơ đồ cách tiếp cận của đề tài.............................................................25

Hình 4.1: Thông tin phẫu diện ÔTC 15 ..............................................................44

Hình 4.2: Thông tin phẫu diện ÔTC 05 ..............................................................45

Hình 4.3: Thông tin phẫu diện ÔTC 16 ..............................................................46

Hình 4.4: Thông tin phẫu diện ÔTC 07 ..............................................................47

Bản đồ 3.1 : Bản đồ hiện trạng rừng huyện Mang Yang – tỉnh Gia lai...................36

Bản đồ 4.1: Bản đồ nhóm dạng lập địa huyện Mang Yang – Tỉnh Gia lai………64

Bản đồ 4.2 : Bản đồ phân hạng đất trồng cây Keo lai huyện Mang Yang ............645

Bản đồ 4.3 : Bản đồ đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai....................................67

Đồ thị 4.1: Tìm hàm tương quan:..........................................................................51

Đồ thị 4.2: Phân tích tương quan: .........................................................................52

8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên khoảng 33,04 triệu ha, trong đó có khoảng

14,3 triệu ha rừng chiếm 43% diện tích đất tự nhiên (Năm 1943). Do nhiều nguyên

nhân khác nhau: sức ép về gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, nạn du canh du cư,

đô thị hoá,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời

gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng

235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây do bảo vệ tốt hơn nên diện tích rừng nước ta

liên tục tăng lên, đặc biệt từ khi Chính phủ có chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 cấm

khai thác rừng tự nhiên và kết hợp với các Chương trình, Dự án trồng rừng như 327;

661,...và nhiều Dự án trồng rừng do chính phủ các nước tài trợ như: Kfw (Đức); JICA

(Nhật Bản),.... thì tốc độ phục hồi rừng rất nhanh. Năm 2004, diện tích rừng toàn quốc

là 12,3 triệu ha (độ che phủ 36,7%) (Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành trồng Keo lai trên một quy mô

lớn hàng chục vạn ha và chủ yếu nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Gần đây Keo

lai là cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường nên Keo lai đã

được phát triển rất mạnh ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và

Vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, do phát triển trên diện tích lớn nên tỷ lệ thành rừng còn

chưa cao, chất lượng rừng không đều và không ổn định, vấn đề chọn và sử dụng đất

phục vụ cho trồng và kinh doanh rừng Keo lai theo hướng thâm canh vẫn còn là một

tồn tại cần được hoàn thiện trong thời gian tới.

Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của sản xuất cần thiết phải “Nghiên cứu xác

định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia

auriculiformis) và đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai ở huyện Mang Yang - tỉnh

Gia Lai”.

9

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới.

Việc phân hạng và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu ở nhiều nước

trên thế giới. Từ những năm 1950, việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất đã được nhiều

nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Đây được xem như là bước nghiên cứu

kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Ngày nay công việc này đã trở thành

một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách và

người sử dụng Tuỳ theo mục đích cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phương

pháp đánh giá đất của mình [23].

* Ở Liên Xô và các nước Đông Âu dựa vào Thuyết phát sinh đất của V.V

Docuchaev trong đó chỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp do tác động

của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, động vật, không gian và thời gian [4].

- Những năm thập niên 1960 việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện,

bao gồm ba bước sau: 1) so sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (đánh giá

lớp phủ thổ nhưỡng); 2) đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đai và 3) đánh giá kinh tế

đất (chủ yếu đánh giá tiềm năng sản xuất hiện tại của đất).

- Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự

nhiên của đối tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của

việc sử dụng đất đai.

* Ở Mỹ, 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng dụng khá rộng rãi là:

- Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và

phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì là đối tượng

chính.

- Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so

sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc so sánh với các đất

khác.

- Trong quá trình phân hạng và đánh giá đất đai ở Mỹ đã đưa ra các khái niệm:

+ Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation Land Suitability

Classification) của Cục cải tạo đất đai- Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản năm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!