Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên Cứu Xác Định Thành Phần Loài Và Một Số Đặc Điểm Phân Bố Của Các Loài Thuộc Họ Gừng Zingiberaceae Tại Xã Xuân Sơn Huyện Tân Sơn Tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam, đến nay khóa học 2015 – 2019 đã kết thúc. Để đánh giá kết quả học tập
của sinh viên trƣớc khi ra trƣờng, đƣợc sự nhất trí của trƣờng Đại học Lâm
Nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên rừng & môi trƣờng và thầy giáo - Ths. Phạm
Thanh Hà tôi tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu
xác định thành phần loài và một số đặc điểm phân bố của các loài thuộc họ
Gừng (Zingiberaceae) tại xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ”.
Chuyên đề đƣợc hoàn thành dƣới sự cố gắng của bản thân và trực tiếp là
sự hƣớng dẫn của thầy Phạm Thanh Hà, cùng các thầy cô giáo của trƣờng Đại
học Lâm Nghiệp, các cán bộ trong vƣờn Quốc gia, các cán bộ Kiểm lâm cùng
ngƣời địa phƣơng tại khu vực xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ và
các bạn sinh viên trong trƣờng đã giúp đỡ tôi hoàn thành bản khóa luận này. Tôi
xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả tình cảm quý báu đó.
Mặc đù đã có nhiều cố gắng nhƣng do bản thân còn những hạn chế nhất
định về mặt chuyên môn và thực tế, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Tôi rất
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên cũng
nhƣ những ai quan tâm đến vấn đề này để bản chuyên đề này của tôi đƣợc hoàn
thiện và sâu sắc hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Mai Kim Thúy
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới................. 3
1.2. Tổng quan nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) tại Việt Nam................ 5
1.3. Tổng quan nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) tại VQG Xuân Sơn –
Phú Thọ. ................................................................................................................ 7
CHƢƠNG 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................... 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 9
2.1.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 9
2.1.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 9
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 9
2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 9
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 10
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn .............................................. 10
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp........................................................... 12
2.4.3. Phƣơng pháp nội nghiệp............................................................................ 16
CHƢƠNG 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 19
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 19
3.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ...................... 19
3.1.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất................................................................. 21
iii
3.1.3. Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm..................... 23
3.1.4. Đặc điểm về cảnh quan, văn hóa và lịch sử.............................................. 25
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 27
3.2.1. Dân số, lao động và dân tộc ...................................................................... 27
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội............................................................ 28
3.2.3. Hiện trạng xã hội....................................................................................... 29
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 30
4.1. Thành phần loài họ Gừng tại xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ.
............................................................................................................................. 30
4.1.1. Kết quả điều tra các loài thực vật họ Gừng............................................... 30
4.1.2. Kết quả điều tra các loài thực vật họ Gừng tại xã Xuân Sơn.................... 31
4.1.3 Đặc điểm đặc trƣng của các loài thực vật họ Gừng ................................... 32
4.2. Phân bố của các loài thực vật họ Gừng........................................................ 46
4.2.1. Xây dựng sơ đồ phân bố các loài thực vật họ Gừng................................. 46
4.2.2 Thông tin phân bố theo trạng thái rừng và điều kiện địa hình................... 60
4.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới thực vật họ Gừng và đề xuất một số
hƣớng giải pháp quản lí – bảo tồn tại khu vực nghiên cứu................................. 65
4.3.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng tới thực vật họ Gừng tại khu vực nghiên
cứu. ...................................................................................................................... 65
4.3.2. Đề xuất một số hƣớng giải pháp quản lí, bảo tồn các loài thực vật họ Gừng
tại khu vực nghiên cứu dựa trên kết quả của đề tài............................................. 70
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BIỂU
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu Viết đầy đủ
VQG Vƣờn Quốc Gia
KBTTT Khu bảo tồn thiên nhiên
OTC Ô tiêu chuẩn
ODB Ô dạng bản
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách những ngƣời đƣợc phỏng vấn............................................ 11
Bảng 3. 1 Hiện trạng rừng và các loại đất đai Vƣờn quốc gia Xuân Sơn........... 21
Bảng 3. 2 Hiện trạng trữ lƣợng các loại rừng Vƣờn quốc gia Xuân Sơn ........... 22
Bảng 3.3 Thành phần Thực vật rừng Vƣờn quốc gia Xuân Sơn ........................ 25
Bảng 4.1 Danh lục các loài thực vật họ Gừng tại VQG Xuân Sơn .................... 30
Bảng 4. 2 Danh lục các loài thực vật họ Gừng xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn –
tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................ 31
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp thông tin phân bố theo trạng thái rừng....................... 61
và điều kiện địa hình ........................................................................................... 61
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.2. Sơ đồ phân bố loài Gừng gió .............................................................. 46
Hình 4.3. Sơ đồ phân bố loài Ngải tiên............................................................... 47
Hình 4.4. Sơ đồ phân bố loài Riềng tàu .............................................................. 48
Hình 4.5. Sơ đồ phân bố loài Riềng nếp ............................................................. 49
Hình 4.6. Sơ đồ phân bố loài riềng ấm ............................................................... 50
Hình 4.7. Sơ đồ phân bố Riềng dài lông mép ..................................................... 51
Hình 4.8. Sơ đồ phân bố loài Sa nhân hoa thƣa.................................................. 52
Hình 4.9. Sơ đồ phân bố loài Riềng tía ............................................................... 53
Hình 4.10. Sơ đồ phân bố loài Nghệ đen ............................................................ 54
Hình 4.11. Sơ đồ phân bố loài Sa nhân............................................................... 55
Hình 4.12. Sơ đồ phân bố loài Riềng Hải Nam .................................................. 56
Hình 4.13. Sơ đồ phân bố loài Nghệ trắng.......................................................... 57
Hình 4.14. Sơ đồ phân bố loài Lƣơng Khƣơng................................................... 58
Hình 4.15. Sơ đồ phân bố tổng thể các loài thực vật họ Gừng ........................... 59
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một trong 16 nƣớc trên thế giới có tính đa dạng nhất hiện nay Việt
Nam là quốc gia nằm dọc trên bán đảo Đông Dƣơng, kéo dài theo hƣớng bắc
nam với hơn 1.600 km trên đất liền. Sự chia cắt mạnh và nhỏ tạo ra nhiều điều
kiện thuận lợi cho các sinh vật phát triển và tạo ra sự phong phú của nhiều phức
tạp của bề mặt địa hình là nhân tố quan trọng tạo nên sự đa dạng cao trong đa
dạng sinh học ở Việt Nam, điển hình là có tới 3/4 lãnh thổ là đồi núi. Tất cả
những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu đã góp phần tạo nên nguồn tài
nguyên động – thực vật phong phú, đa dạng. Theo thống kê "Tiếp cận các nguồn
gen và chia sẻ lợi ích" (của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới - IUCN), thì
tại Việt Nam có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc hơn 2.256 chi,
305 họ; 69 loài thực vật hạt trần; 12.000 loài thực vật hạt kín; 2.200 loài nấm;
2.176 loài tảo; 481 loài rêu; 368 loài vi khuẩn lam; 691 loài dƣơng xỉ và 100 loài
khác.
Trong ngành thực vật hạt kín thì họ Gừng (Zingiberaceae) không phải là
họ lớn, chỉ có khoảng 45 chi, 1.300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới trong đó chủ
yếu là Nam Á và Đông Nam của Châu Á. Ở Việt Nam hiện biết 19 chi và 144
loài và thứ, trong đó nhiều cây có giá trị nhƣ riềng (Alpinia offcinarum Hance)
làm gia vị và làm thuốc, Nghệ (Curcuma domestica Val.) làm thuốc chữa bệnh
đau dạ dày, bệnh vàng da, Gừng (Zinggiber officinale Rosc) làm mứt, làm thuốc,
dễ tiêu,.. Nói chung họ Gừng có số lƣợng lớn các loài đƣợc sử dụng trong nhiều
lĩnh vực: y học, dƣợc phẩm, công nghệ thực phẩm. Do vậy, nghiên cứu họ gừng
có cơ sở khoa học nhằm khai thác, sử dụng và bảo tồn bền vững nguồn tài
nguyên thực vật đã và đang là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Hiện nay
chƣa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về họ gừng mà mới chỉ có các công
trình nghiên cứu về tính đa dạng hệ thực vật ở một số khu vực của VQG.
VQG Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận
huyện Tân Sơn – Phú Thọ, có hệ sinh thái rừng điển hình của miền Bắc Việt Nam
với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới. Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trƣng.
2
Đƣợc chuyển từ KBTTT Xuân Sơn thành VQG theo Quyết định của Thủ tƣớng
chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17
tháng 4 năm 2002. Cách Hà Nội 140 km, cách Việt Trì 80 km. Với tổng diện tích
là 5.048 ha; đƣợc chia thành 03 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện
tích 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái với diện tích 5.737 ha và phân khu dịch
vụ hành chính có diện tích là 212 ha. Vùng đệm VQG Xuân Sơn đƣợc quy hoạch
với tổng diện tích 6.208 ha, trên địa bàn 29 thôn; 6 xã thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ, gồm 9 thôn thuộc vùng đệm trong và 20 thôn thuộc vùng đệm ngoài.
Vƣờn là khu vực đƣợc đặc trung bởi rừng kín thƣờng xanh trên núi đá và nằm
trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai, khí hậu thuận lợi cho các loài
động thực vật sinh trƣởng và phát triển tạo nên sự phong phú và đa dạng về thành
phần loài và các hệ sinh thái.
VQG Xuân Sơn còn đƣợc coi là “lá phổi xanh” là điểm du lịch hấp dẫn
nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa
khí hậu, hấp thụ cacbonic và các khí thải công nghiệp. Đây còn là nơi phòng hộ
đầu nguồn sông Bứa, nơi cung cấp nƣớc sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân sống
xung quanh khu vực.
Trong những năm gần đây, một số hoạt động điều tra, nghiên cứu về tính
đa dạng sinh học ở Vƣờn quốc gia Xuân Sơn đã đƣợc triển khai và phát hiện
đƣợc các loài mới nhƣ: Orchidantha virosa (thuộc họ Hùng lan), Thông pà cò
(Pinus kwangtungensis)...Theo số liệu điều tra, hiện nay tổng số loài thực vật đã
đƣợc phát hiện tại Vƣờn là 1263 loài thuộc 186 họ. Tuy nhiên, các công trình, đề
tài nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm, phân bố của họ Gừng
(Zingiberaceae) còn khá hạn chế, chƣa đầy đủ chƣa có sự hệ thống và thiếu tính
cập nhật. Với hi vọng tìm hiểu, phát triển bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật họ
Gừng tôi tiến hành thực hiện khóa luận với đề tài: “Nghiên cứu xác định thành
phần loài và một số đặc điểm phân bố của các loài thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) tại xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ.”
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới
Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) là Engelbert
Kaempfer, một bác sĩ ngƣời Đức, từ những mẫu vật mà Engelbert Kaempfer thu
đƣợc C. Linnaeus (1753) đã đặt tên và mô tả 2 loài là Kaempfer galanga và
Kaempfer rotunda, cũng trong thời gian này C. Linnaeus đã đặt tên và mô tả 4
chi: Amomum, Alpinia, Curcuma và Costus với 10 loài sau này đƣợc xếp trong
họ Gừng, cùng với một số chi và loài thuộc các họ khác nhau có chung đặc điểm
nhị hữu nhị và 1 vòi nhụy.
Sau C. Linnaeus, còn có một số tác giả khác mô tả về các chi và các loài
sau này đƣợc xếp vào họ Gừng. Cũng theo quan điểm trên J. G Koenig (1783)
mô tả 21 loài và 4 chi mới: Hura (Globba), languas (Alpinia), Hedychium và
Banksea (Costus).
Đến năm 1807, William Roscoe đã mô tả 66 loài gừng, phần lớn là đƣợc
trồng ở Liverpool (Anh).
Năm 1815, W. Roxburgh đã mô tả 8 chi với 47 loài thuộc họ Gừng ở Ấn
Độ, trong đó hầu hết đƣợc minh họa bằng hình vẽ.
C. L. Blume (1823) nghiên cứu hệ thực vật ở Borgor (Indonesia) đã mô tả
8 chi và 20 loài, đến năm 1827 ông đã công bố 12 chi với 57 loài.
Lindley (1835) đã đặt tên cho họ Gừng là Zingiberaceae đƣợc lấy tên từ
tên chi Zingiber làm chi chuẩn. Kể từ khi công trình của Lindley đƣợc công bố,
họ Gừng chính thức đƣợc coi là một taxon bậc họ riêng biệt, làm cơ sở cho các
nhà thực vật nghiên cứu và sắp xếp các taxon vào họ Gừng.
Năm 1883, G. Bentham &J. D. Hooker đã nâng số chi của họ Gừng lên 21
chi với đặc điểm: Nhị hữu thụ 1, vòi nhụy 1. J. G. Baker (1894) dựa vào hệ
thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1883) khi nghiên cứu họ Gừng ở Ấn Độ
đã mô tả 19 chi với 219 loài.
4
J. K. Mangaly & M. Sabu (1993) đã nghiên cứu chi Nghệ (Curcuma) ở
miền Nam Ấn Độ, giới thiệu 17 loài Nghệ có hình vẽ minh họa kèm theo.
K. Schumann (1904), dựa vào cách sắp xếp của lá thành xếp xoắn, bẹ lá
mở 1 bên hay hình ống, vào các cơ quan nhƣ: đài, tràng, nhị hoa, bầu hoa đã
công bố 38 chi, xếp trong 2 phân họ là Zingiberoideae và Costoideae.
R. E. Holttum (1950), nghiên cứu họ Gừng ở Malesia đã mô tả và công bố
22 chi với 156 loài.
Đến năm 1959, J. Hutchinson đã xây dựng hệ thống phân loại họ Gừng
gồm có 45 chi, đƣợc xếp trong 4 tông là: Costeaa, Hedychieae, Globbeae và
Zingiberea với đặc điểm chính là nhị lép phát triển thành dạng cánh tràng, dính
hay không dính với cánh môi và số lƣợng ô trong bầu.
H. Melchior (1964) đã công bố 49 chi đƣợc xếp trong 2 phân họ là phân
họ Zingiberoideae với 3 tông là Hedychieae, Globbeae và Zingiberea và phân
họ Costoideae chỉ với 1 tông là Costeae.
C. A. Backer (1968) nghiên cứu hệ thực vật Java đã mô tả 13 chi với 55
loài Gừng ở Java, viết dƣới dạng khóa định loại.
B. L. Burt và R. M. Smith (1972) đã công bố 48 chi đƣợc xếp vào 2 phân
họ. Trong đó, phân họ Zingiberoideae gồm 4 tông: Hedychieae, Globbeae,
Alpiniaea và Zingibereae, và phân họ Costoideae chỉ có 1 tông Costeae.
R. M. Smith (1985, 1986, 1987) nghiên cứu họ Gừng ở Borneo đã mô tả
15 chi với 123 loài.
T. L. Wu & S. J. Chen (1981) khi nghiên cứu họ Gừng ở Trung Quốc đã
mô tả 19 chi với 144 loài Gừng, đã sử dụng hệ thống phân loại của K.
Schumann (1904).
J. C. Wang & al.(2000) nghiên cứu ở Đài Loan đã mô tả 5 chi với 18 loài.
HU Qi-ming & Wu De-lin (2011) trong công trình “Flora of Hong Kong”
khi nghiên cứu hệ thực vật ở Hồng Kông đã xây dựng khóa định loại và mô tả 4
chi với 29 loài thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).